Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Tây ấn tượng với dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam

Không có dịp nào trong năm ở Việt Nam hoành tráng và đáng nhớ hơn Tết. Trong ngày đặc biệt này, cả nước là một bản giao hưởng tuyệt đẹp được tạo nên từ sự rực rỡ của đèn lồng đỏ và hoa mai vàng, hòa quyện với nét tinh tế của tà áo dài được người dân mọi tầng lớp mặc.
Báo Tây ấn tượng với dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam
Ngoài bánh, mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng có những biến thể tương tự đầy hấp dẫn trong dịp Tết. (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi các khu vực khác ở Đông Á, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc, ăn mừng Tết Nguyên đán thì Tết Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc hơn việc chỉ là một lễ mừng năm mới.

Tết là sự chuyển giao thiêng liêng từ cái cũ sang cái mới, là khoảnh khắc đoàn tụ và hòa giải mọi hiểu lầm của gia đình. Đây cũng là dịp mọi người kết nối nhiều hơn với thiên nhiên, di sản và bản thể tốt đẹp hơn của chúng ta - con người mà chúng ta muốn trở thành trong năm mới.

Tin liên quan
Đại sứ Thái Lan: Giá trị gia đình - ‘hồn cốt’ của Tết Việt Đại sứ Thái Lan: Giá trị gia đình - ‘hồn cốt’ của Tết Việt

Mặc dù là một tập tục văn hóa của người Việt nhưng có không ít người nước ngoài cũng hứng thú với sự kiện đặc biệt này. Houston Chronicle, một trong những tờ báo lớn nhất nước Mỹ, được thành lập vào năm 1901, đã đăng tải một bài viết về chuyện mứt Tết của người Việt.

Theo cây viết của Chronicle, sự đa dạng, đầy màu sắc của trái cây sấy khô, các loại hạt và các loại bánh kẹo trong hộp mứt làm cho Tết trở nên phong phú hơn rất nhiều.

Bài viết chia sẻ: "Mứt tết có lẽ là món ăn Tết phổ biến nhất trong các gia đình Việt Nam. Các loại bánh kẹo, đặc biệt phổ biến với trẻ em, thường được ăn như một món ăn nhẹ trong khi uống trà.

Khi gia đình và bạn bè đi từ nhà này sang nhà khác để chúc Tết, họ sẽ trao cho nhau những hộp mứt tết có màu đỏ và vàng đi kèm với những phong bao lì xì màu đỏ may mắn và những lời chúc tốt lành".

Báo Tây ấn tượng với dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam
Tết là sự chuyển giao thiêng liêng từ cái cũ sang cái mới, là khoảnh khắc đoàn tụ và hòa giải mọi hiểu lầm của gia đình. (Nguồn: VTV)

Trong khi đó, nhà văn/blogger người Nam Phi, Bridget Langer của chuyên trang du lịch Travel Dudes, lại vô cùng ấn tượng trước muôn vàn sắc thái cây hoa đón Tết của người Việt.

Nhà văn chia sẻ: "Ngoài 'thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ', ngày Tết trong mỗi gia đình Việt, không thể thiếu đi những cây quất vàng rực rỡ, hoa đào cũng như hoa mai vàng như biểu tượng cho sự may mắn trong năm mới sắp tới", bài viết chia sẻ.

Dù là người nước ngoài nhưng nhà văn Nam Phi cũng cảm nhận rõ khi hòa cùng không khí vui tươi, đào, mai, quất khoe vẻ đẹp với sắc màu nổi bật cho ngày Tết cổ truyền. Người Việt trang trí nhà cửa và văn phòng bằng những loại cây cảnh này trong dịp Tết như biểu tượng của sự ấm áp, giàu có và may mắn cho ngày lễ lớn nhất của đất nước.

Những biên tập viên của chuyên trang ẩm thực Slurrp thì lại ấn tượng với loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam là: bánh tét.

"Được làm từ gạo nếp, đậu xanh và những miếng thịt lợn tươi ngon, món bánh truyền thống này của người Việt có ý nghĩa văn hóa sâu sắc", mở đầu bài viết của Slurrp.

Bài viết còn đề cập tới nguồn gốc và ý nghĩa văn hóa của bánh tét. Qua nhiều thế kỷ, truyền thống làm bánh tét ngày càng phát triển, trở thành một phần không thể tách rời trong phong tục ngày Tết của người Việt.

Hình trụ của bánh tượng trưng cho sự liên tục và thống nhất, phản ánh niềm hy vọng về một tương lai thịnh vượng và không gián đoạn. Ngày nay, bánh tét vẫn là một phần không thể thiếu trong các dịp đoàn tụ gia đình, thờ cúng tổ tiên và bảo tồn văn hóa, nuôi dưỡng ý thức sâu sắc về bản sắc và di sản của người dân Việt Nam.

Theo Slurrp, ngoài bánh tét thì mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng có những biến thể tương tự đầy hấp dẫn.

Nếu như ở miền Bắc, bánh có hình vuông lớn và được gói bằng lá chuối xanh. Nhân thường bao gồm đậu xanh, thịt lợn và đôi khi là hạt tiêu đen để tăng thêm hương vị. Thì miền Nam, bánh nhỏ hơn, gói trong lá dừa, có vị ngọt hơn. Nhân bánh bao gồm đậu xanh, nhưng cũng có thể kết hợp các nguyên liệu ngọt như dừa, mía và thậm chí cả sầu riêng.

Trong khi đó, miền Trung có một phiên bản độc đáo gọi là bánh chưng, tương tự như bánh tét nhưng có hình vuông. Nhân bánh thường bao gồm đậu xanh, thịt lợn và các nguyên liệu khác của vùng như tôm hoặc nấm xào.

Bánh Tết của vùng núi Tây Nguyên thì có nhân làm từ thịt rừng hoặc các loại thảo mộc địa phương, mang lại hương vị đặc trưng của đất. Bánh cũng có thể được gói bằng nhiều loại lá bản địa khác nhau.

Truyền hình VTV: Loạt chương trình đặc sắc đón Giao thừa Tết Giáp Thìn 2024

Truyền hình VTV: Loạt chương trình đặc sắc đón Giao thừa Tết Giáp Thìn 2024

Một điểm nhấn Tết này là loạt chương trình phát sóng đêm Giao thừa (tức ngày 9/2) như Gặp nhau cuối năm, Tự hào Thể ...

Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt tại Lào mỗi dịp Tết cổ truyền

Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt tại Lào mỗi dịp Tết cổ truyền

Ngay sau thời khắc chuyển giao năm cũ và chào đón năm mới với những người Việt đang sống ở xa quê, việc đi lễ ...

Văn hóa ăn canh Tteokguk dịp Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc

Văn hóa ăn canh Tteokguk dịp Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc

Truyền thống ăn canh Tteokguk vào ngày đầu năm mới có từ rất xa xưa và dường như đã gắn với tiềm thức của người ...

Cây nêu ngày Tết: Phong tục cổ truyền của người Việt

Cây nêu ngày Tết: Phong tục cổ truyền của người Việt

Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt với ý nghĩa biểu tượng bảo vệ, mang đến ...

Nghĩ về bản sắc Việt: Mang Tết đi, rồi trở về với Tết

Nghĩ về bản sắc Việt: Mang Tết đi, rồi trở về với Tết

Thế là đã tròn một năm trôi qua kể từ ngày tôi trở lại quê hương. Kỷ niệm ba năm công tác tại Đại sứ ...

(theo Vietnamnet)