Bảo tồn di sản văn hóa Huế trong bối cảnh phát triển đô thị hiện đại

Thùy Dương
Sáng 25/6, Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh mở rộng TP. Huế từ 70km2 lên 265,99km2, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tại Hội nghị, Ban tổ chức đã công bố, bàn giao và triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.

Bảo tồn di sản văn hóa Huế trong bối cảnh phát triển đô thị hiện đại
Các đại biểu tham dự buổi lễ. (Ảnh: Nguyễn Phong, Bảo Minh)

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế là một bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 7 xã. Thành phố Huế giáp huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và Biển Đông.

Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 141 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 39 phường và 7 thị trấn.

Theo Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Phan Thanh Hải, Huế là một đô thị di sản, là cố đô cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam, cũng là nơi duy nhất còn bảo lưu gần như hoàn hảo cả một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, đặc biệt là di sản văn hóa cung đình.

Bên cạnh đó, Huế cũng nổi tiếng với đô thị phong thủy, đô thị hài hòa tuyệt vời với cảnh quan thiên nhiên của vùng đất sông Hương, núi Ngự.

Bảo tồn di sản văn hóa Huế trong bối cảnh phát triển đô thị hiện đại
Toàn cảnh thành phố Huế.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc (1885-1945) và cả 2 cuộc kháng chiến sau đó (1945-1975), sự xuất hiện của khu phố Tây bên bờ nam sông Hương, rồi sự hình thành các khu phố mới với kiến trúc hiện đại tiếp sau đó về cơ bản vẫn chưa làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc của đô thị Huế.

Đặc biệt, khu phố Cũ (phố Tây) đã tạo nên một sắc thái mới cho đô thị Huế, khiến cố đô có sự chuyển tiếp hài hòa sang kiến trúc hiện đại. Sự phát triển này không gây nên ảnh hưởng đáng kể đối với các di sản phong phú của Huế, ngoại trừ những sự tàn khá khốc liệt của chiến tranh.

Tuy nhiên, từ sau khi Đổi mới, sự phát triển nhanh tại Huế đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các di sản văn hóa. Nhìn một cách tổng thể, thực trạng phát triển đô thị Huế hiện nay là rất đáng lo ngại.

Việc chậm triển khai quy hoạch chi tiết tổng thể Thành phố và các khu vực liên quan; Sự phát triển nhanh và tập trung đông dân cư trong khu vực đô thị khá nhỏ hẹp (TP. Huế chỉ có diện tích 70km2 nhưng dân số đến 36 vạn, mật độ dân số là 15.400người/km2, trong khi đó diện tích toàn tỉnh TTH là 5.023km2 nhưng dân số chưa đến 1,2 triệu người, mật độ dân số chung là 218 người/km2) chính là 2 vấn đề nổi.

Sự yếu kém trong quản lý đô thị còn thể hiện cụ thể qua sự tập trung quá lớn các công trình cao tầng (chủ yếu phục vụ du lịch, dịch vụ) vào vùng lõi đô thị Huế và sự phát triển cơ sở hạ tầng ồ ạt trong các khu vực cận kề các khu di sản... Điều đó khiến không gian bảo vệ của các di sản bị thu hẹp, bị ô nhiễm về nhiều mặt; các yếu tố thiên nhiên vốn là điều kiện cần làm nên vẻ đẹp của kiến trúc Huế.

Tại Hội nghị, UBND thành phố Huế đã thông báo về địa điểm, trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh, các tổ chức hội đoàn thể và Công an của các phường mới sau sáp nhập; Công bố Quyết định chỉ định triệu tập viên để triệu tập kỳ họp đầu tiên của HĐND khóa mới.

Các địa phương cũng đã thực hiện ký bàn giao theo nội dung Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Gợi ý những điểm check-in mới nhất khi du lịch Huế
Du lịch Huế: Lạ miệng món chè heo quay nổi tiếng ở cố đô
Phục hồi du lịch Huế hậu Covid-19: Phải biến 'nguy' thành 'cơ'
Du lịch hậu Covid-19: Ngắm vẻ cổ kính pha nét hiện đại của xứ Huế mộng mơ
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đến thăm Cố đô Huế
TIN LIÊN QUAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động