Bảo tồn nhạc múa Chăm - Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản

Ngọc Minh - Thanh Chúc - Quỳnh Hoa
Nhờ sự gắn kết giữa Gagaku và nhạc múa Chăm, "hồn" của nhạc Chăm được phản chiếu trong sự tinh túy của âm hưởng nhã nhạc Nhật, làm sống lại nền âm nhạc truyền thống của Nhật trong lòng người dân Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ở Việt Nam, văn hóa dân tộc Chăm tồn tại tự nhiên, cùng với các dân tộc khác làm nên một nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng, cùng phát triển.

Giá trị văn hóa của nhạc múa (hay vũ nhạc) dân tộc Chăm không chỉ là niềm tự tôn của người Việt Nam mà còn có mối liên hệ sâu sắc tới Gagaku (nhã nhạc) Nhật Bản. Buổi thuyết trình và biểu diễn nhạc múa truyền thống Chăm do Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức ngày 11/10 đã cho thấy nét độc đáo trong âm hưởng nhã nhạc Nhật Bản được khơi dậy qua âm nhạc và điệu múa Chăm.

“Buổi thuyết minh và biểu diễn nhạc múa truyền thống Chăm” diễn ra vào chiều tối ngày 11 tháng 10 năm 2023 tại Trung tâm Thông tin và Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Buổi thuyết minh và biểu diễn nhạc múa truyền thống dân tộc Chăm tại Trung tâm Thông tin và Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ngày 11/10, thu hút nhiều người tham dự.

Nét đặc sắc của nhạc múa dân tộc Chăm

Theo ông Lê Xuân Lợi, Thạc sĩ Dân tộc học, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm: “Khi một dân tộc còn con người, văn hóa của dân tộc đó cũng tồn tại. Vậy nên, văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa Chăm nói riêng sẽ tồn tại mãi mãi. Ở Việt Nam, văn hóa Chăm tồn tại tự nhiên và cùng với văn hóa của các dân tộc khác làm nên một nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng, cùng phát triển. Ca múa nhạc của người Chăm cũng sống mãi theo lễ hội, theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian của người Chăm hiện nay”.

Trong lịch sử dân tộc, âm nhạc và điệu múa Chăm xuất hiện và phát triển vô cùng rực rỡ dưới bàn tay của người Chăm. Làn điệu nhạc múa dân tộc ấy gắn liền với đời sống của nhân dân lao động nên mang đậm hình thái dân gian, đạt đến trình độ cao về nghệ thuật bởi sự chuyên nghiệp trong cách sử dụng nhạc cụ và phong cách tổ chức, biểu diễn.

Theo quan niệm của dân tộc Chăm, âm nhạc có khả năng kết nối con người với thế giới thần linh, tạo nên một liên kết tâm linh và giao tiếp với các thực thể siêu nhiên. Âm nhạc là “ngôn ngữ” thiêng liêng, cách để diễn đạt và truyền đạt cảm xúc, ý niệm và ý nghĩa tôn giáo, đồng thời thu hút sự chú ý và ban ơn từ thần linh. Trong các nghi lễ tôn giáo và lễ hội của người Chăm, âm nhạc đóng vai trò quan trọng. Những giai điệu và bài hát được trình diễn trong các nghi lễ có thể mang ý nghĩa tôn giáo, gợi lên sự tôn kính và kết nối với thần linh. Âm nhạc cũng được sử dụng trong các nghi lễ cầu nguyện, lễ cúng và các hoạt động tôn giáo khác.

Vũ điệu Chăm Pa bên tháp Chàm  (Nguồn: Trang thông tin Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn)
Vũ điệu Chăm Pa bên tháp Chàm. (Nguồn: Trang thông tin Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn)

Kèn Saranai, trống Baranâng và trống Ginăng chính là “cái cốt” tạo nên thanh âm đặc sắc của âm nhạc truyền thống Chăm. Người Chăm ví ba nhạc cụ này như các bộ phận của cơ thể con người.

Theo Tiến sĩ Shine Toshihiko, Tùy viên Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, từ sự kế thừa tinh hoa của nền âm nhạc cổ truyền Ấn Độ, nhạc múa Chăm không chỉ có giá trị văn hóa lịch sử vô cùng quan trọng mà còn lan tỏa đến nhiều nền âm nhạc của các quốc gia lân cận, bao gồm cả nhã nhạc Nhật Bản.

Giữ “hồn” nhạc múa Chăm, khơi âm hưởng nhã nhạc Nhật

Nước Nhật có kho tàng nghệ thuật và văn hóa vô giá, bao gồm một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo có tên gọi là Gagaku. Đặc biệt, Gagaku được cho là có nguồn gốc từ nhạc múa Chăm Pa (Lâm Ấp), được phát triển với sự đóng góp của một nhạc sư người Việt Nam.

Vị sứ giả đã lưu truyền âm nhạc và múa Lâm Ấp được cho là nhà sư Phật Triết (Buttetsu) - người Việt Nam gốc Chăm Pa. Từ nhỏ, sư Phật Triết đã theo học Phật giáo nên nhạc Lâm Ấp mang đậm dấu ấn Phật giáo và Ấn giáo của người Chăm Pa trong biên chế nhã nhạc cung đình và đền, chùa Nhật Bản.

Dàn nhạc kangen (một hình thức của Gagaku) chơi bản nhạc hòa tấu lâu đời nhất thế giới (Nguồn: WAppuri - Trang thông tin Nhật Bản muôn màu)
Dàn nhạc kangen - một hình thức của Gagaku, chơi bản nhạc hòa tấu lâu đời nhất thế giới. (Nguồn: Wappuri - Trang thông tin Nhật Bản muôn màu)

Cả nhạc cụ dân tộc Chăm ở Việt Nam và nhạc cụ được sử dụng trong nhã nhạc nói chung và Lâm Ấp nhạc nói riêng của Nhật Bản đều có sự tương đồng và nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ, Ba Tư và Trung Á.

“Nhạc kèn trong âm nhạc người Chăm rất gần với nhạc kèn của cung đình Huế. Các nhạc cụ sử dụng trong nhã nhạc Gagaku có điêu cổ, trong nhã nhạc cung đình Huế biến thể thành trống bồng dùng tay để vỗ, giống như ở âm nhạc Chăm. Âm nhạc của người miền Trung giống với âm nhạc Chăm. Âm nhạc Phật giáo của người Việt với người Nhật có nét tương đồng với nhau”, nhà báo Lương Hoàng nhận định sau buổi thuyết minh và biểu diễn nhạc múa truyền thống dân tộc Chăm. Bên cạnh đó, anh cũng mong muốn có cơ hội giao lưu giữa ba loại hình âm nhạc Việt - Chăm - Nhật với nhau.

Ông Uchikawa Shinya, đại diện Tổ chức hợp tác quốc tế thiện nguyện NPO Manabiya Tsubasa, công cuộc bảo tồn, phát triển nền văn hóa và âm nhạc dân tộc của Nhật Bản đối mặt với nhiều thách thức vì yếu tố chính trị - xã hội. Mặc dù, các giá trị văn hóa cổ truyền chính là tinh hoa của dân tộc nhưng Nhật Bản không phải là đất nước đa dân tộc. Do đó, việc đẩy mạnh nền văn hóa đặc thù, trong đó có các nền âm nhạc lễ nghi ở cấp độ địa phương đã bị mai một. Đây là điều đáng buồn. Vì vậy, Nhật Bản khuyến khích Việt Nam lấy đó làm bài học kinh nghiệm để nhìn nhận một cách nghiêm túc về việc giữ gìn và bảo tồn nền văn hóa dân tộc, yếu tố cấp thiết đối với một quốc gia.

Các nghệ sĩ Đạt Quang Phiêu (Kaphiêu), Đặng Hồng Chiêm Nữ (Suka) của Dàn nhạc múa Kawom Khik Nam Krung trình diễn trong buổi thuyết trình
Các nghệ sĩ Đạt Quang Phiêu (Kaphiêu), Đặng Hồng Chiêm Nữ (Suka) của Dàn nhạc múa Kawom Khik Nam Krung trình diễn trong buổi thuyết minh và biểu diễn nhạc múa truyền thống dân tộc Chăm tại Trung tâm Thông tin và Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Ông Uchikawa Shinya, đại diện Tổ chức hợp tác quốc tế thiện nguyện NPO Manabiya Tsubasa chia sẻ, “Chúng tôi mong muốn đẩy mạnh và phát triển các nền văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây một phần là bài học kinh nghiệm của đất nước Nhật Bản. Chúng tôi đã có một số sai sót trong quá trình bảo vệ và phát triển nền văn hóa của dân tộc Ainu. Hay, như vùng Okinawa (Uchinā), cư dân là dân tộc Nhật (Yamato) nhưng có một chính quyền khác biệt với Nhật Bản trong quá khứ. Chúng tôi đã không thành công lắm về việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa Okinawa. Vì vậy, Việt Nam hãy lấy kinh nghiệm của Nhật Bản để đẩy mạnh việc phát huy văn hóa dân tộc”.

Có thể thấy, nhờ sự gắn kết giữa Gagaku và nhạc múa Chăm, "hồn" của nhạc Chăm được phản chiếu trong sự tinh túy của âm hưởng nhã nhạc Nhật. Điều này làm sống lại nền âm nhạc truyền thống của Nhật trong lòng người dân Nhật Bản, giúp thúc đẩy sự phát triển của nền âm nhạc dân tộc đặc trưng của xứ Phù Tang, đồng thời mở ra cơ hội cho âm nhạc dân tộc Chăm được công chúng quốc tế biết đến rộng rãi.

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với công nghệ 3D Mapping: Diện mạo hoàn toàn mới của di sản văn hóa

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với công nghệ 3D Mapping: Diện mạo hoàn toàn mới của di sản văn hóa

Chương trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám hứa hẹn là nơi hội tụ của những câu chuyện di sản hấp dẫn, ...

Những địa điểm du lịch thú vị nên đến trong năm 2024

Những địa điểm du lịch thú vị nên đến trong năm 2024

Tờ Lonely Planet vừa tiết lộ 50 địa điểm du khách nên đến trong năm 2024, được chia thành những hạng mục như: Quốc gia ...

Sôi động Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Sôi động Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người là nhiệm vụ chính trị, ...

Nhiều hoạt động đặc sắc tại ‘Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023’

Nhiều hoạt động đặc sắc tại ‘Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023’

‘Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023’ là một trong những sự kiện quan trọng nhằm tăng cường hợp tác ...

Độc đáo và huyền bí Lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn thu hút sự hiếu kỳ của du khách

Độc đáo và huyền bí Lễ nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn thu hút sự hiếu kỳ của du khách

Hằng năm, khi mọi công việc đồng áng đã xong xuôi, đồng bào dân tộc Pà Thẻn lại tổ chức Lễ nhảy lửa để mừng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Phiên bản di động