Bất chấp nỗ lực 'ngáng đường' của Mỹ, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vẫn gặt hái thành tựu

Linh Chi
Vài tháng qua, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc - SMIC - đã miệt mài sản xuất chip tiên tiến, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bất chấp Mỹ nỗ lực 'ngáng đường', nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc
SMIC đang thiết lập dây chuyền sản xuất mới để sản xuất chip 5 nanomet cho Huawei. (Nguồn: BBC)

Theo CNBC, vẫn còn một số thách thức lớn đối với Trung Quốc khi nỗ lực tự chủ hơn trong ngành bán dẫn bởi những câu hỏi xoay quanh khả năng tồn tại lâu dài của những tiến bộ mới nhất của nước này.

Nỗ lực của SMIC

Năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt - Huawei - đã ra mắt Mate 60, điện thoại thông minh có kết nối 5G và chip.

Mate 60 sử dụng chip công nghệ mới 7 nanomet được sản xuất bởi một công ty đúc chip Trung Quốc, hãng SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corp).

SMIC là nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc. Quy trình 7 nanomet được coi là "rất tiên tiến" trong thế giới chất bán dẫn, mặc dù không phải là công nghệ mới nhất.

Tin liên quan
Ông Trump nhận sự ủng hộ rõ ràng từ ngành dầu khí Mỹ, Tổng thống Biden Ông Trump nhận sự ủng hộ rõ ràng từ ngành dầu khí Mỹ, Tổng thống Biden 'lép vế' vì lý do này

Mới đây, tờ Financial Times đưa tin, SMIC đang thiết lập dây chuyền sản xuất mới để sản xuất chip 5 nanomet cho Huawei. Điều này sẽ báo hiệu sự tiến bộ hơn nữa của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc.

Năm ngoái, cuộc cạnh tranh công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục nóng lên. Washington đã thiết kế các lệnh trừng phạt để làm chậm khả năng sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới của Bắc Kinh.

Cụ thể, tháng 10/2023, Mỹ đã đưa ra các quy tắc hạn chế xuất khẩu chip được sản xuất bằng các công cụ của Mỹ sang Trung Quốc, cũng như bất kỳ chất bán dẫn nào được thiết kế cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Các quy tắc cũng hạn chế khả năng của công dân Mỹ trong việc hỗ trợ "phát triển hoặc sản xuất" chip tại một số cơ sở sản xuất nhất định ở Trung Quốc.

Không chỉ thế, Washington gây áp lực buộc các nước khác áp đặt các hạn chế tương tự. Một trong những động thái lớn nhất là từ Hà Lan. Năm ngoái, quốc gia này chính thức đưa ra các hạn chế xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến.

Hà Lan là quê hương của ASML - công ty sản xuất máy in thạch bản cực tím (EUV), một công cụ quan trọng trong việc chế tạo các con chip tiên tiến nhất trên quy mô lớn với chi phí tiết kiệm. Từ năm 2019, ASML bị chính phủ Hà Lan cấm bán các EUV tiên tiến cho khách hàng Trung Quốc.

Những thách thức của Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có các công cụ EUV, SMIC sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra các con chip 7 nanomet và nhỏ hơn, hoặc ít nhất sẽ tốn nhiều tiền hơn.

Vì vậy, khi Huawei Mate 60 ra mắt vào năm ngoái với chip 7 nanomet, rất nhiều người phải ngạc nhiên.

Một chuyên gia nói với CNBC rằng, SMIC có thể đang sử dụng các thiết bị cũ để tạo ra những con chip tiên tiến.

Còn theo Financial Times, SMIC đang hướng tới sử dụng kho thiết bị bán dẫn hiện có do Mỹ và Hà Lan sản xuất để sản xuất chip 5 nanomet.

Paul Triolo, tại công ty tư vấn Albright Stonebridge cho hay: “SMIC hiện đang hợp tác rất chặt chẽ với cả các nhà sản xuất công cụ trong nước, tận dụng nền tảng thiết bị in thạch bản tiên tiến hiện có và dựa trên kiến ​​thức chuyên môn bên ngoài khác để không ngừng cải thiện năng suất.

Vì vậy, hiện tại, SMIC có thể tiếp tục cải thiện khả năng và sản lượng ở quy trình 7 nanomet và sắp tới là 5 nanomet cho một số ít khách hàng, chủ yếu là Huawei".

Dù vậy, giới chuyên gia đánh giá, việc sử dụng thiết bị cũ để tạo ra những con chip tiên tiến đặt ra một số thách thức lớn.

Financial Times nhận thấy, SMIC phải chịu khoản phí cao hơn 40% đến 50% cho các sản phẩm từ quy trình sản xuất 5 nanomet và 7 nanomet, so với TSMC.

TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới. Công ty này chuyên đúc chip cho các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Nvidia, AMD hay đối thủ Intel.

Pranay Kotasthane, Chủ tịch Chương trình địa chính trị công nghệ cao tại Viện Takshashila khẳng định: "SMIC và Trung Quốc có thể tiếp tục 'ném tiền' vào quá trình này, nhưng cuối cùng, chi phí sẽ tiếp tục tăng. SMIC có thể khắc phục các vấn đề về lợi suất hiện tại bằng cách đầu tư nhiều tiền hơn".

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Ngày 11/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết bà tin tưởng vào triển vọng kinh tế thế giới ...

Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định

Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định

Những diễn biến lớn gần đây, từ đại dịch Covid-19 đến xung đột Nga-Ukraine, cũng như căng thẳng ở eo biển Đài Loan, là lời ...

Đức 'bơm' hơn chục tỷ cho dự án điện mới; 'Triều đại siêu cường' công nghiệp Berlin lung lay vì khí đốt Nga?

Đức 'bơm' hơn chục tỷ cho dự án điện mới; 'Triều đại siêu cường' công nghiệp Berlin lung lay vì khí đốt Nga?

Bộ Kinh tế Đức công bố sẽ chi 16 tỷ Euro để xây dựng 4 nhà máy điện chạy bằng khí đốt nhằm bảo đảm ...

Ông Trump nhận sự ủng hộ rõ ràng từ ngành dầu khí Mỹ, Tổng thống Biden 'lép vế' vì lý do này

Ông Trump nhận sự ủng hộ rõ ràng từ ngành dầu khí Mỹ, Tổng thống Biden 'lép vế' vì lý do này

Ngành dầu khí Mỹ đã quyên góp 7,36 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump và ủng hộ ông ...

Trí tuệ nhân tạo tái định hình 2024 và xa hơn...

Trí tuệ nhân tạo tái định hình 2024 và xa hơn...

Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn bị giới hạn ở thì tương lai hay vùng đất riêng của khoa học viễn tưởng nữa, vậy ...

(theo CNBC)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Nguồn tin từ Foot Mercato cho hay, Dani Olmo đã lọt vào tầm ngắm Man City - đội bóng hoạt động chậm chạp trên thị trường chuyển nhượng gần đây.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn ...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động