Bất chấp ‘vũ khí’ trừng phạt kinh tế, Nga còn lâu mới bị cô lập, đây là lý do khiến phương Tây ‘mắc cạn’

Hải An
Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với Moscow dường như không đạt hiệu quả như mong muốn. Các số liệu đều chỉ ra rằng, nền kinh tế Nga vẫn tương đối vững chắc trước các cuộc tấn công kinh tế dữ dội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn cầu....
Các số liệu thống kê đều chỉ ra rằng, nền kinh tế Nga vẫn tương đối vững chắc trước cuộc tấn công kinh tế dữ dội từ phương Tây. (Nguồn: Shutterstock)

Theo tác giả John Manning trong bài viết đăng trên International Banker ngày 1/8, mặc dù xung đột vũ trang trên thực địa chắc chắn là vấn đề tàn khốc nhất mà các quốc gia phải chịu đựng, nhưng đó không phải là hình thức xung đột duy nhất.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (24-30/7): Tổng thống Nga gửi thư cho Chủ tịch Triều Tiên, một cây cầu đến Crimea bị không kích, dân Kiev trú ẩn, UAV tấn công Moscow Ảnh ấn tượng (24-30/7): Tổng thống Nga gửi thư cho Chủ tịch Triều Tiên, một cây cầu đến Crimea bị không kích, dân Kiev trú ẩn, UAV tấn công Moscow

Ví dụ, cuộc chiến thông tin cũng tác động sâu sắc đến thế giới thông qua tuyên truyền và cách các cơ quan truyền thông ở các quốc gia truyền tải thông tin đến công chúng.

Cuộc chiến công nghệ cũng chứng kiến các nước tranh đua vị thế đứng đầu toàn cầu, cạnh tranh nhau về đổi mới và số hóa.

Nhưng có thể thấy rằng, cuộc chiến kinh tế hiện đang được tiến hành khốc liệt hơn bất kỳ thời điểm nào trong những năm gần đây và gây ra hậu quả nặng nề đối với thế giới.

Người dân bị ảnh hưởng nặng nề

Với các sự kiện diễn ra trên thế giới trong 18 tháng vừa qua (từ tháng 2/2022 khi nổ ra xung đột ở Ukraine), nhìn bề ngoài, có vẻ như các biện pháp trừng phạt kinh tế không thể tác động nhiều đến thế giới bằng các cuộc xung đột quân sự. Nhưng bằng chứng cho thấy rằng, những thiệt hại mà trừng phạt kinh tế gây ra cho người dân không hề thua kém.

Các biện pháp trừng phạt thường được áp dụng thông qua nhiều kênh khác nhau - bao gồm cấm đi lại, đóng băng tài sản, cấm vận vũ khí, hạn chế vốn, cắt giảm viện trợ nước ngoài và hạn chế thương mại - các nền kinh tế nằm trong tầm ngắm của các hình phạt này cuối cùng có thể bị suy yếu toàn diện, chứ không chỉ bị cô lập hoàn toàn khỏi cộng đồng kinh tế toàn cầu.

Một trong số các biện pháp trừng phạt tác động mạnh nhất mà các nền kinh tế “nạn nhân” phải đối mặt là những hạn chế về khả năng tiếp cận ngoại hối trong trao đổi thương mại quốc tế. Những hạn chế này thường có nghĩa là các quốc gia khó nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu hơn, bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men. Trong khi đó, tổng thu nhập giảm thường đòi hỏi chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ công, bao gồm giáo dục, y tế, hỗ trợ lương thực và các hình thức hỗ trợ giảm nghèo khác.

Về vấn đề này, Giáo sư Francisco R. Rodríguez tại Trường nghiên cứu quốc tế Josef Korbel, Đại học Denver (Mỹ), cho biết trong một bài báo trên Financial Times: “Mức độ thiệt hại là rất lớn. Một nghiên cứu ước tính rằng các biện pháp trừng phạt sẽ dẫn đến sự sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nước tới 26% - tương đương với mức giảm trong thời kỳ Đại suy thoái.

Một nghiên cứu khác cho thấy, các trừng phạt kinh tế khiến tuổi thọ của phụ nữ giảm 1,4 năm. Trong nhiều trường hợp, tác hại từ biện pháp trừng phạt tương tự tác hại trong các cuộc xung đột vũ trang. Do đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể trở thành vũ khí nguy hiểm”.

Theo kết quả báo cáo “Hậu quả đối với con người của các biện pháp trừng phạt kinh tế”, công bố ngày 4/5/2023, do Giáo sư Rodríguez thực hiện cho Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), mức sống của người dân giảm đáng kể và tỷ lệ tử vong cao hơn ở các quốc gia bị trừng phạt, bao gồm Afghanistan, Iran và Venezuela.

Venezuela được cho là phải chịu hệ quả nặng nề của các biện pháp trừng phạt trong những năm gần đây. Được biết đến là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, quốc gia Nam Mỹ này là đối tượng của các biện pháp trừng phạt trong hơn một thập niên qua, thậm chí, các biện pháp đó liên tục được tăng cường kể từ năm 2014.

Một nghiên cứu của CEPR, công bố vào tháng 4/2019, do ông Mark Weisbrot, đồng Giám đốc CEPR và ông Jeffrey D. Sachs, Giáo sư kinh tế - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tại Đại học Columbia thực hiện chỉ ra rằng, các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela đã khiến chất lượng bữa ăn của người dân giảm, tăng bệnh tật và tỷ lệ tử vong, trong khi hàng triệu người phải rời khỏi đất nước do suy thoái kinh tế và siêu lạm phát.

Trừng phạt “vô hiệu” với Nga

Trong bối cảnh đó, ngày càng có nhiều người đặt câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt, liệu chúng có làm suy yếu nền kinh tế của các quốc gia bị trừng phạt hay không.

Thực tế cho thấy, phần lớn các biện pháp trừng phạt liên quan đến Nga trong thời gian qua đã thất bại. Moscow còn lâu mới bị cô lập về kinh tế hoặc tài chính trên thị trường toàn cầu, như mục tiêu mong muốn của các nước áp đặt trừng phạt.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và sáp nhập các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có và trên diện rộng đối với Nga. Trước đó, từ năm 2014, quốc gia này cũng đã bị áp đặt trừng phạt liên quan tới quyết định sáp hập Crimea.

EU giải thích: “Mục đích của các biện pháp trừng phạt là tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Nga về kinh tế”.

Hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn cầu....
Các biện pháp trừng phạt đã bị cản trở bởi việc Nga tăng mạnh doanh số bán dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ. (Nguồn: nhk-maritime.com)

Nhưng việc EU ngày 23/6 tiếp tục thông qua gói trừng phạt kinh tế thứ 11 đối với Moscow khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về hiệu quả thực sự của các biện pháp trừng phạt. Chúng dường như không có tác dụng như mong muốn. Các số liệu thống kê đều chỉ ra rằng, nền kinh tế Nga vẫn tương đối vững chắc trước cuộc tấn công kinh tế dữ dội từ phương Tây.

Mặc dù quốc gia này báo cáo mức GDP âm 1,8% trong quý đầu tiên của năm 2023, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục theo hướng tăng rõ rệt. Tháng 4 và tháng 5, Nga ghi nhận tốc độ tăng trưởng dương mạnh mẽ, lần lượt là 3,3% và 5,4%.

Trong khi đó, lạm phát đã chậm lại đáng kể, chỉ còn 2,3% và 2,5%, sau khi tăng vọt lên 17,8% vào tháng 4/2022. Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương Nga đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7,5% lần thứ sáu liên tiếp trong cuộc họp tháng 6 vừa qua.

Những con số đó là dấu hiệu thuyết phục cho nhận định rằng, nền kinh tế Nga đã đạt được sự ổn định.

Một phần của khả năng phục hồi này có thể được giải thích là do bản chất không hiệu quả của các biện pháp trừng phạt, trong bối cảnh các chiêu thức nhằm “lách” và phá vỡ chúng vẫn đang được triển khai, ngay cả từ chính các quốc gia áp đặt các biện pháp này.

Theo báo cáo ngày 31/5 do công ty tư vấn rủi ro Corisk có trụ sở tại Na Uy công bố: “Trong năm 2022, ước tính thương mại gián tiếp thông qua nước thứ ba của 16 quốc gia phương Tây với Nga là 8 tỷ Euro xuất khẩu và 6 tỷ Euro nhập khẩu. Đức và Lithuania có xuất khẩu gián tiếp lớn nhất sang Nga, trong khi Đức và Pháp có nhập khẩu gián tiếp lớn nhất từ Nga”.

Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt đã bị cản trở bởi việc Moscow tăng mạnh doanh số bán hàng cho Trung Quốc và Ấn Độ.

Một báo cáo công bố vào tháng 4/2023 của Trường Kinh tế Kiev cho thấy: “Các nước châu Âu, trước là những người mua lớn nhất, giờ đây đóng một vai trò không đáng kể và đã bị thay thế gần như hoàn toàn bởi Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó, Ấn Độ xuất hiện với tư cách là người mua mới chính trong 12 tháng qua. Trong quý I/2023, hai nước châu Á cộng lại chiếm gần 75% tổng xuất khẩu dầu thô của Nga”.

Không phải tất cả các quốc gia chịu trừng phạt đều có một ngành kinh doanh nhiên liệu khổng lồ và mạnh mẽ như trường hợp của Nga. Tuy nhiên, khi sức mạnh kinh tế của phương Tây tiếp tục suy yếu trước sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc, Ấn Độ và các cường quốc phương Đông khác, các nước ngày càng có nhiều lựa chọn thương mại hơn nhằm xây dựng các tuyến phòng thủ quan trọng để chống lại cuộc chiến kinh tế khốc liệt như vậy.

Bất động sản mới nhất: Thị trường khó giảm sâu, giảm mạnh; hơn 30.200 căn nhà bị ngừng cấp sổ hồng; sắp đấu giá đất tại Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Thị trường khó giảm sâu, giảm mạnh; hơn 30.200 căn nhà bị ngừng cấp sổ hồng; sắp đấu giá đất tại Hà Nội

Thị trường ấm dần, không thể tăng giá ngay; lý do hơn 30.200 căn nhà tại TP.HCM bị ngừng cấp sổ hồng, 2 huyện ngoại ...

Giá tiêu dùng tăng cao, 11,4% người dân Đức không đủ tiền cho các bữa ăn thích hợp

Giá tiêu dùng tăng cao, 11,4% người dân Đức không đủ tiền cho các bữa ăn thích hợp

Theo dữ liệu mới nhất của Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), ngày càng có nhiều người Đức không đủ tiền trả ...

Giá tiêu hôm nay 2/8/2023, tháng mới khởi sắc, lý do giá tiêu giảm gần 10% từ mức đỉnh tháng 5/2023

Giá tiêu hôm nay 2/8/2023, tháng mới khởi sắc, lý do giá tiêu giảm gần 10% từ mức đỉnh tháng 5/2023

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 68.000 – 71.500 đồng/kg.

Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/7): Nga ‘cấm cửa’ thủy sản từ các nước không thân thiện, Czech lo khí đốt cho mùa Đông, Mỹ tăng lãi suất

Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/7): Nga ‘cấm cửa’ thủy sản từ các nước không thân thiện, Czech lo khí đốt cho mùa Đông, Mỹ tăng lãi suất

IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ tăng lãi suất lần thứ 11, Nga ra tay với thủy sản từ các quốc gia ...

Tổng lượng vàng khai thác toàn thế giới vượt kỷ lục, lý do các quốc gia tăng dự trữ kim loại quý

Tổng lượng vàng khai thác toàn thế giới vượt kỷ lục, lý do các quốc gia tăng dự trữ kim loại quý

Chỉ trong nửa đầu năm nay, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã mua vào tổng cộng 387 tấn vàng. Đây con ...

(theo International Banker)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D qua vách chiếu panorama tại Tượng đài Cảm tử, Quận Hoàn ...
Điện thăm hỏi về vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Điện thăm hỏi về vụ sạt lở xảy ra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi khi được tin vụ sạt lở xảy ra tại thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gây tổn ...
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr ...
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng RHDP và Bờ Biển Ngà.
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến động nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở khu vực miền Nam tăng rải rác một vài nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động