Kể từ đầu tháng 12/2023, giá dầu Brent trung bình chỉ dao động ở mức trên 80 USD/thùng. (Nguồn: Reuters) |
Nhận định trên được đưa ra bất chấp môi trường an ninh, địa chính trị toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp với xung đột Nga-Ukraine, chiến tranh Israel-Hamas, phiến quân Houthi tấn công các tàu chở dầu ở Biển Đỏ.
Đầu tiên là nguồn cung thay đổi. Hiện lượng dầu khai thác tại khu vực Trung Đông chỉ còn đáp ứng 29% nhu lượng dầu toàn cầu, thấp hơn tương đối so với tỷ trọng 37% cách đây 50 năm.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’ |
Bên cạnh đó, việc sản xuất hiện không còn chỉ tập trung ở các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), do sự bùng nổ của dầu đá phiến trong những năm 2010 tại Mỹ và sản lượng ngày càng tăng từ các nước ngoài OPEC, điển hình như Guyana.
Đáng chú ý, bất chấp các biện pháp hạn chế từ phương Tây vào năm 2022 khi áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga, dầu từ nhà sản xuất lớn thứ 3 thế giới này vẫn tiếp tục được vận chuyển đến các thị trường.
Một lý do khác khiến giá dầu khá ổn định là năng lực sản xuất dự phòng dồi dào của các thành viên OPEC (tức là lượng dầu có thể được sản xuất từ các cơ sở nhàn rỗi trong thời gian ngắn), trái ngược với tình thế năm 2000. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng, các thành viên cốt lõi của OPEC có công suất dự phòng khoảng 4,5 triệu thùng mỗi ngày - lớn hơn tổng sản lượng hằng ngày của Iraq.
Lý do cuối cùng chính là nhu cầu. Theo EIA, nhu cầu đạt kỷ lục vào năm 2023 và sẽ còn cao hơn trong năm 2024 này, một phần nhờ vào sự tăng trưởng ở Ấn Độ. Nhưng điều đó khó có thể đẩy giá cao hơn nhiều.
Tăng trưởng toàn cầu không ở mức như đầu những năm 2000. Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới từ lâu, đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Những thay đổi về cơ cấu nền kinh tế cũng khiến nước này bớt “khát dầu” hơn khi trong năm tới, một nửa số ô tô mới bán ra trong nước dự kiến là xe điện.
Kể từ đầu tháng 12/2023, giá dầu Brent trung bình chỉ dao động ở mức trên 80 USD/thùng, mặc dù OPEC và các đối tác (còn gọi là OPEC+) xác nhận cắt giảm sản lượng giảm trong năm 2024 và việc cắt giảm tự nguyện bổ sung của Saudi Arabia cũng như Nga.
Sự gián đoạn đối với các tuyến vận chuyển trên Biển Đỏ và các cuộc không kích của Mỹ và Anh nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen, cho đến nay chỉ có tác động hạn chế đến giá dầu toàn cầu.
| Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/3): Nga chi đậm phát triển 12 'siêu' dự án, Mỹ vui nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU cấm nông sản Belarus Nga chi 130 tỷ USD để phát triển 12 “siêu” dự án, Mỹ được thúc đẩy nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU ... |
| Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến ... |
| Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, hoàn toàn không còn phân khúc bình dân, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa ... |
| Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án Tránh rủi ro khi đầu tư “đón sóng” quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại, Thanh Hóa đẩy ... |
| Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng? Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 ... |