Xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng có thương hiệu đang ngày càng mở rộng, đặc biệt là sự tham gia của các thương hiệu lớn giúp nâng cao chất lượng dự án, thu hút dòng vốn và nâng cao giá trị tài sản đầu tư trong dài hạn. Trong ảnh: Dự án Novaworld Phan Thiết. (Nguồn: Novaworld) |
Xu hướng BĐS nghỉ dưỡng có thương hiệu ngày càng mở rộng
Du lịch Việt Nam đã trở lại bình thường mới và thị trường BĐS nghỉ dưỡng theo đó cũng bắt đầu “trở lại đường đua” sau hai năm trầm lắng, với nhiều dự án dự kiến sẽ được chào bán trong năm 2022 để nhanh chóng đón đầu đà tăng của du lịch - nghỉ dưỡng.
Xu hướng BĐS nghỉ dưỡng có thương hiệu đang ngày càng mở rộng, đặc biệt là sự tham gia của các thương hiệu lớn giúp nâng cao chất lượng dự án, thu hút dòng vốn và nâng cao giá trị tài sản đầu tư trong dài hạn.
Theo CBRE Việt Nam, với đà hồi phục của ngành du lịch, khách nội địa sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ lực xuyên suốt năm 2022. Hiện Việt Nam đã khôi phục loạt đường bay quốc tế thường lệ. Tuy nhiên, một số thị trường khách trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) chưa thể tăng nhanh trở lại do các quốc gia này vẫn đang duy trì chính sách thận trọng.
Trong khi đó, các nước khu vực ASEAN đã đồng loạt mở cửa du lịch, tạo hiệu ứng lan tỏa giúp tăng cường thu hút khách đến với toàn khu vực. Sự trao đổi khách giữa các nước trong khối ASEAN dự kiến diễn ra sôi động, chủ yếu như khoảng cách di chuyển ngắn và sự đơn giản hóa các thủ tục nhập cảnh. Nguồn khách từ các nước ASEAN sẽ đạt tốc độ phục hồi nhanh chóng hơn và trở thành thị trường trọng điểm trong giai đoạn đầu mở cửa của du lịch Việt Nam.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám đốc, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam cho biết, sự tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến cho tình hình du lịch tại các thành phố biển của Việt Nam bị ngưng trệ. Tại thời điểm trước dịch, Đà Nẵng và Khánh Hòa là điểm đến của đông đảo khách quốc tế, với trên 3,5 triệu lượt trong năm 2019.
Tuy nhiên, lượng khách này sụt giảm mạnh hơn 80% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2020-2021 khi Việt Nam tạm đóng cửa biên giới. Đại dịch góp phần thay đổi “khẩu vị” du lịch, theo đó, các địa điểm gần và có thể tiếp cận bằng phương tiện cá nhân thu hút nhiều khách hơn.
Số lượng thống kê cho thấy lượng khách nội địa đến với Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận năm 2020 chỉ giảm 20-40% so với cùng kỳ, thấp hơn tương đối so với mức giảm 60-70% tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Trong bối cảnh dịch, thành phố biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vẫn duy trì là điểm đến lý tưởng với khách trong nước, lượng khách này chỉ giảm khoảng 23% so với mức 2019.
Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, xu hướng du lịch gần nhà trong 2020 cũng phần nào định hình lại thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Dòng vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển từ các thị trường truyền thống như Đà Nẵng và Khánh Hòa về các khu vực mới như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.
Thêm vào đó, thông tin các dự án hạ tầng trọng điểm đang được tích cực triển khai như sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây... góp phần tạo sức bật cho hai khu vực này.
Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm ba dự án mới được mở bán lần đầu, Hyatt Regency Hồ Tràm Residences, Ixora Hồ Tràm by Fusion và Venezia Beach Bình Châu (Phân kỳ 1) với tổng cộng 382 căn biệt thự. Ngoài ra, NovaWorld Hồ Tràm cũng mở bán thêm phân kỳ mới Habana Island với 372 căn biệt thự.
Tin liên quan |
Xung đột Nga-Ukraine: Thay đổi trật tự tiền tệ, chia rẽ nền kinh tế thế giới, kế hoạch ‘pháo đài nước Nga’ có sụp đổ? |
Thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng sôi động nhờ xu hướng nở rộ các tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí, sự tăng cường hiện diện của các chủ đầu tư uy tín và các đơn vị quản lý quốc tế như Hyatt, Banyan Tree, Lodgis Hospitality, Best Western, Cross Hotels & Resort.. Nhờ vậy, mức giá bán trung bình thị trường toàn tỉnh liên tục được củng cố và đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế CAGR 2018 - 2021 là 21%/năm.
Bình Thuận có thêm nguồn cung mới là 270 căn biệt thự từ phân kỳ Waikiki của dự án NovaWorld Phan Thiết. Thị trường du lịch - nghỉ dưỡng Bình Thuận hiện đang hồi sinh mạnh mẽ sau thời gian dài “ngủ đông” và được kỳ vọng bùng nổ trong giai đoàn 2022 - 2025, được hỗ trợ bởi sự tăng tốc của sóng hạ tầng. Mức giá bán trung bình thị trường toàn tỉnh ghi nhận tốc độ tăng trưởng lũy kế CAGR 2017 – 2021 KA2 16%/năm.
Hà Nội rà soát từng dự án chậm triển khai, dự án chây ì nợ lớn
HĐND TP Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố.
Theo đó, HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh cần triển khai rà soát từng dự án chậm tiến độ, chậm triển khai do phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu mà đến nay chưa thực hiện xong để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có biện pháp xử lý dứt điểm.
Ngoài ra, cần tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định, tăng cường công tác kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đôn đốc từng chủ đầu tư dự án, tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính; Rà soát các dự án nợ nghĩa vụ tài chính kéo dài, các dự án nợ nghĩa vụ tài chính với số tiền lớn, chây ì không thực hiện.
Bốc thăm vị trí đất tái định cư cho dân vùng dự án sân bay Long Thành
Trong hai ngày (25-26/4), Ủy ban Nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tổ chức bốc thăm vị trí đất tái định cư tại Khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn cho 355 hộ vùng dự án sân bay Long Thành.
Việc bốc thăm được tiến hành ngẫu nhiên. Trong quá trình bốc thăm, ngành chức năng phân loại các gia đình được cấp đất tái định cư thành từng nhóm. Người dân bốc thăm tại 4 vị trí đất gồm: nhà ở liên kế, nhà vườn, lô tối thiểu, lô trục đường, diện tích mỗi lô đất nhỏ nhất là 80m2, lớn nhất là hơn 300m2.
Quy trình bốc thăm chọn vị trí đất tái định cư được triển khai chặt chẽ, khoa học, đảm bảo tính công bằng.
Ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho biết trước đây, sau khi bốc thăm vị trí đất tái định cư người dân phải chờ khoảng 15-20 ngày mới có quyết định giao đất, khi đó người dân mới có thể xây nhà.
Tuy nhiên đợt này, để tạo thuận lợi, giúp bà con sớm đến nơi ở mới, ngay sau khi bốc thăm vị trí đất, người dân chỉ cần mang kết quả bốc thăm về liên hệ với chính quyền xã là có thể xây dựng nhà ở, không cần chờ quyết định giao đất.
Ngoài ra, huyện Long Thành sẽ hỗ trợ người dân tìm kiếm nơi tạm cư trong thời gian xây nhà mới. Do đây là khu vực nông thôn nên quá trình xây nhà người dân không phải xin giấy phép xây dựng mà chỉ cần báo với ngành chức năng để được hướng dẫn làm nhà theo quy hoạch.
Cũng theo ông Lê Văn Tiếp, để xây dựng sân bay Long Thành, Đồng Nai phải thu hồi 5.000ha đất của nhiều tổ chức và của hơn 5.000 hộ dân. Trong số đó, có khoảng 4.300 hộ phải giải tỏa trắng và thuộc diện bố trí tái định cư.
Cắm mốc đất để kịp bàn giao cho người dân xây dựng nhà ở tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, dự án sân bay Long Thành. (Ảnh: Hà Anh Chiến) |
Đến nay, có trên 1.900 hộ vùng dự án đã bốc thăm vị trí đất tái định cư; hàng trăm hộ đã xây nhà, chuyển đến Khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn sinh sống.
Khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn phục vụ Dự án sân bay Long Thành có diện tích hơn 280ha với trên 5.000 lô đất, có thể bố trí chỗ ở cho khoảng 28.500 người. Đây là khu tái định cư với hệ thống hạ tầng hoàn thiện, có nhiều công trình xã hội như trường học, chợ.
Giá BĐS một số nơi tăng cao
Báo cáo về tình hình thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết đã khảo sát, thu thập thông tin dữ liệu, xác định mức độ biến động giá giao dịch một số loại BĐS trong quý I năm nay cho 8 địa phương.
Các địa phương này bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, trong tháng 3 năm nay, giá giao dịch BĐS để bán bình quân toàn thị trường đều trong xu hướng tăng. Trong đó, một số loại hình BĐS tại một số địa phương tăng giá khá cao so với tháng trước, Bộ Xây dựng cho biết.
Ngoài ra, giá BĐS cho thuê tháng 3 tại Hà Nội và TP.HCM cũng tăng nhẹ so với tháng trước đó. Riêng giá căn hộ chung cư cho thuê tại Đà Nẵng có mức giá tăng tương đối tốt so với tháng trước.
Chỉ số giá BĐS so với tháng 2 năm nay cụ thể như sau: Tại Hà Nội, căn hộ chung cư tăng 1,53%; nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%.
Tại TP.HCM, căn hộ chung cư tăng 2,48%; nhà ở riêng lẻ tăng 2%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 3,6%.
| Xung đột Nga-Ukraine: Thay đổi trật tự tiền tệ, chia rẽ nền kinh tế thế giới, kế hoạch ‘pháo đài nước Nga’ có sụp đổ? Trong khi các chuyên gia dường như đồng ý rằng một sự thay đổi cơ bản đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (18-24/4): Xung đột Nga-Ukraine, pháo kích ở Mariupol, cháy nhà máy lọc dầu Lysychansk, chạy trốn khỏi Lviv và tên lửa ở Gaza Xung đột Nga-Ukraine, cuộc sống người dân ở Mariupol, lễ Phục sinh tại Nhà Trắng, chiến sự ở Jerusalem, Covid-19 ở Thượng Hải… là những ... |