Nhỏ Bình thường Lớn

Bất động sản mới nhất: ‘Choáng’ với giá chung cư Hà Nội tăng 1 mạch 45 tháng; thị trường ‘đóng băng’, nhà đầu tư bỏ cọc; lãi suất cao, bán lỗ đất nền?

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói về việc chấn chỉnh tình trạng gom đất nông nghiệp để phân lô bán nền, giá chung cư Hà Nội tăng 53% sau hơn 3 năm, đấu giá rồi bỏ cọc tại Quảng Trị… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất. (Ảnh: Hà Phong)
Bất động sản mới nhất: Sau 15 quý liên tục tăng giá, giá nhà sơ cấp hiện nay đã cao hơn 53% so với quý I/2019. (Ảnh: Hà Phong)

Chấn chỉnh tình trạng gom đất nông nghiệp để phân lô bán nền

Theo Dân trí, thời gian qua, tại nhiều địa phương có tình trạng mua gom đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất để phân lô bán nền trái phép gây bức xúc trong dư luận.

Kiến nghị sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cử tri Bình Phước, An Giang, Thanh Hóa nêu nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý đất đai, thị trường BĐS, "cò" đất thổi giá, trục lợi... Tình trạng đầu cơ đất đai đã đẩy giá đất tăng cao, người có thu nhập thấp không thể mua được đất để cất nhà, đất bỏ hoang hóa, lãng phí tài nguyên ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách quản lý Nhà nước…

Từ những bất cập trên, cử tri kiến nghị tăng cường công tác chỉ đạo, có giải pháp hữu hiệu hơn nhằm ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền tự phát, không theo quy hoạch tại một số địa phương, gây khó khăn trong hoạt động quản lý đất đai, nhất là quỹ đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cử tri đề nghị có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, xử lý những hành vi "thổi giá", gây nhiễu loạn thị trường BĐS.

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua, tại nhiều địa phương có tình trạng mua gom đất nông nghiệp hoặc người sử dụng đất có diện tích lớn thực hiện chia tách, chuyển mục đích sử dụng đất để bán (phân lô, bán nền) trái phép; lấn chiếm, chuyển đổi đất rừng trái phép, nhất là đối với các địa bàn gần các thành phố lớn và các khu du lịch, đô thị… gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an ninh, xã hội.

Ông cho rằng, tình trạng này có nguyên nhân là các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương buông lỏng quản lý, không thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng, dẫn đến các hành vi này hiện nay còn phổ biến.

Trong khi đó, việc chiếm dụng đất đai, tăng giá trị quyền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất ở) của nhà đầu tư và người sử dụng đất có lợi nhuận quá lớn.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, từ năm 2018 đến nay, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ nhiều chính sách để chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Đáng chú ý là việc giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành kiểm tra, rà soát, xác định vi phạm pháp luật đất đai, tránh tình trạng lấn, chiếm; chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, nhất là trách nhiệm và chế tài xử lý nghiêm đối với cá nhân, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đất đai thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng lấn, chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Dự báo trái chiều về tình trạng bán tháo đất nền

Có ý kiến cho rằng tình trạng bán tháo đất nền có thể xảy ra vào giai đoạn cuối năm, nhưng cũng có ý kiến dự báo rằng nhu cầu đầu tư phân khúc này sẽ hồi phục ngay quý IV này.

Thị trường BĐS đang chịu tác động lớn từ dòng tiền khi tình trạng khó tiếp cận được vốn vay và lãi suất đang có xu hướng tăng lên. Những người mua sử dụng đòn bẩy tài chính trước đó không chịu được áp lực sẽ phải bán tháo, đặc biệt ở phân khúc đất nền tỉnh.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng thời gian tới, sức ép cho các chủ đầu tư là rất lớn. Giao dịch BĐS cũng gặp nhiều sức ép khi việc tiếp cận tín dụng của các nhà đầu tư khó khăn.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, ngoài việc khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, thị trường đang gặp khó khăn thêm khi lãi suất có xu hướng liên tục tăng.

"Nếu năm ngoái người mua đã sử dụng đòn bẩy tài chính, đến nay đã hết ưu đãi lãi suất và thả nổi theo thị trường thì mức chênh lệch lãi suất đang khoảng 4,5-5% so với thời điểm xuống tiền", ông Điệp nói.

Ngoài ra, lãi suất từ giờ tới cuối năm vẫn được dự báo tăng, việc nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy không chịu được áp lực sẽ phải bán tháo.

Cũng theo ông, thị trường BĐS sẽ không rớt thảm như giai đoạn 10 năm trước, bởi sự điều tiết của Nhà nước đã nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc lãi suất tiếp tục tăng có thể xảy ra. Theo đó, tình trạng giảm giá, bán lỗ BĐS là điều khó tránh khỏi.

Đưa ra kiến nghị để tháo gỡ khó khăn trên, ông Điệp cho rằng, chỉ nên thắt chặt việc vay vốn ở những phân khúc BĐS có tính đầu tư, đầu cơ cao như đất nền. Còn những loại hình phục vụ được nhu cầu thực như chung cư sớm tháo gỡ, tạo điều kiện để thị trường BĐS cân bằng trở lại.

Có dự báo đối lập với ông Điệp, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc phụ trách thị trường BĐS phía Nam của Batdongsan.com.vn cho rằng, sau giai đoạn trầm lắng, nguồn cung BĐS trong quý IV năm nay sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ.

Đặc biệt là phân khúc chung cư tại TPHCM, các chủ đầu tư đang có những đợt mở bán rầm rộ. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư đất nền cũng sẽ có sự hồi phục vào cuối quý IV này hoặc đầu quý I năm sau, mặc dù hiện tại phân khúc này vẫn đang gặp khó khăn.

Hà Nội: Giá căn hộ đã tăng 15 quý liên tục

Đây là một trong những nội dung mà Savills vừa công bố trong báo cáo quý III/2022, mặc dù vậy, nguồn cung vẫn còn hạn chế, chất lượng các dự án đang được cải thiện cùng với giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến thúc đẩy giá căn hộ tăng. Các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đang tích cực tìm kiếm quỹ đất nhà ở tại các tỉnh lân cận.

Theo báo cáo quý III/2022 của Savills, Hà Nội sẽ bố trí 1.868ha cho phát triển nhà ở, bao gồm 1.384ha ở đô thị và 484ha tại nông thôn. Thành phố sẽ cần có thêm 19,69 triệu m2 căn hộ (tương đương 166.600 căn) đến năm 2025 để đáp ứng nguồn cầu.

Tuy nhiên, sẽ chỉ có thêm 70.000 căn dự kiến được mở bán tới năm 2025, do đó dẫn tới việc thiếu hụt giữa nguồn cung thực tế và theo Chương trình Phát triển nhà ở, ước tính vào khoảng 96.600 căn.

Phân khúc nhà ở căn hộ trong quý III/2022, nguồn cung mới gồm 5.353 căn hộ, tăng 235% theo quý và 69% theo năm. Nguồn cung mới đến từ 7 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 7 dự án hiện tại.

Trong đó, 80% là căn hộ hạng B, 13% là hạng A và 7% là căn hộ hạng C. Nguồn cung sơ cấp gồm 21.040 căn hộ, tăng 17% theo quý và 7% theo năm. Hạng B chiếm 85% thị phần, theo sau là hạng C với 8%.

Và số lượng giao dịch đạt 3.605 tăng 61% theo quý và 49% theo năm. Giao dịch căn hộ hạng B chiếm 64% thị phần. Tỷ lệ hấp thụ của các dự án mới mở bán đạt 33%.

Về giá bán sơ cấp trung bình đạt 47 triệu VNĐ/m2, tăng 5% theo quý và 11% theo năm. Sau 15 quý liên tục tăng giá, giá sơ cấp hiện nay đã cao hơn 53% so với quý I/2019. Nguồn cung hạn chế, chất lượng các dự án đang được cải thiện cùng với giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến thúc đẩy giá căn hộ tăng.

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cao cấp, Bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội cho biết: “Giá căn hộ có xu hướng tăng từ năm 2019. Thủ tục pháp lý kéo dài và chậm phê duyệt dẫn tới nguồn cung còn hạn chế".

Các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đang tích cực tìm kiếm quỹ đất nhà ở tại các tỉnh lân cận. Nguồn cung từ các tỉnh này sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu nhà ở tại Hà Nội.

Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ cung cấp khoảng 104.800 căn hộ. Cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm với giá cả phải chăng và đa dạng các dịch vụ tiện ích là các yếu tố then chốt để các dự án thành công.

Quảng Trị: Hệ lụy từ “thổi” giá đất lên cao rồi bỏ cọc

Theo Xây dựng, tham gia đấu giá quyền sử dụng đất vào thời điểm giá đất nền tăng ảo, gặp lúc ngân hàng thắt chặt cho vay vốn kinh doanh BĐS, khiến hàng chục lô đất đấu trúng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phải bỏ cọc.

Bất động sản mới nhất: Quảng Trị: Hệ lụy từ “thổi” giá đất lên cao rồi bỏ cọc. (Nguồn: BXD)
Bất động sản mới nhất: Quảng Trị: Hệ lụy từ “thổi” giá đất lên cao rồi bỏ cọc. (Nguồn: BXD)

Từ đầu năm 2022 đến nay, thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có đến gần 60 lô đất sau khi đấu trúng bị bỏ cọc, với tổng số tiền cọc lên hàng tỷ đồng. Những địa phương có nhiều lô đất bị bỏ cọc nhiều như huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh…

Từ cuối năm 2021 đến quý I/2022, các địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trong tình trạng thị trường BĐS biến động bất quy luật, giá đất nền tăng ảo, có nơi tăng đến cả chục lần so với giá sàn, dẫn đến cảnh người người đi buôn bán đất.

Thời gian này, nhiều cò đất thỏa sức đẩy giá đất lên cao khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, không những đất tại thành thị, thị tứ mà đất ở những vùng nông thôn nơi hang cùng, ngõ hẻm lúc bấy giờ dường như đều có “dấu chân” của người buôn đất.

Ông Hoàng Tân Cương - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Cam Lộ cho hay: Sau khi đầu tư xong phần cơ sở hạ tầng, đầu tháng 4/2022, huyện Cam Lộ đã đưa 11 lô tại thôn Tân Hiệp (xã Cam Tuyền) vào đấu giá quyền sử dụng đất, giá khởi điểm bình quân 1 lô là 250 triệu đồng.

Khu đất này thuộc vùng miền núi, vậy mà giá đấu trúng lên đến từ 700 đến gần 1 tỷ đồng. Khách hàng đấu trúng 11 lô này phần lớn ở các địa phương khác đến, có cả khách hàng từ Huế, điều này cho thấy số khách hàng này chủ yếu là đầu cơ, đấu xong lướt sang tay kiếm chênh lệch.

Do sự tình không diễn ra như ý đồ, nên đã có nhiều khách hàng bỏ cọc 6 lô không hẹn ngày trở lại. Ngoài ra, có 5/14 lô tại trung tâm thị trấn của huyện này cũng bị bỏ cọc tương tự.

Tại 2 thôn Đại Đồng Nhất và Trí Tiến thuộc xã Gio Sơn (huyện Gio Linh) có 46 lô đất với tổng diện tích trên 14.000m2 cũng được cơ quan chức năng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Các lô đất đều nằm dọc trục đường 74, thuộc khu vực nông thôn có nhà dân rải rác, còn lại phần lớn diện tích là đất nông nghiệp của người dân trong vùng.

Tổng số tiền trúng đấu giá của 46 lô đất đạt trên 62,3 tỷ đồng. Trong đó, có lô đất được đấu trúng với giá cao hơn gấp 4 lần so với giá khởi điểm. Sau khi đấu trúng có đến 41 lô khách hàng bỏ cọc, số tiền đặt cọc của 41 lô này là hàng tỷ đồng.

Mặc dù giá đấu trúng chênh lệch không nhiều nhưng do rơi vào thời điểm ngân hàng thắt chặt việc cho vay với hoạt động kinh doanh BĐS đã có 12/49 lô đất tại khu dân cư Mũi Lò Vôi, xã Kim Thạch (huyện Vĩnh Linh) bị bỏ cọc.

Câu chuyện bỏ cọc không chỉ được biết đến thông qua việc tổ chức đấu giá của các địa phương nói trên, mà trên thực tế tại địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có hàng loạt lô đất giao dịch mua bán từ người này với người khác bị bỏ cọc.

Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU

Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU

Lợi ích và thái độ khác nhau giữa các quốc gia châu Âu khiến việc đạt được một lập trường thống nhất về trừng phạt ...

Ảnh ấn tượng tuần (3-9/10): Vũ khí Nga bị phá hủy ở Ukraine, cháy cầu dữ dội tại Crimea, châu Âu thành lập EPC, Moscow phản ứng ‘gắt’

Ảnh ấn tượng tuần (3-9/10): Vũ khí Nga bị phá hủy ở Ukraine, cháy cầu dữ dội tại Crimea, châu Âu thành lập EPC, Moscow phản ứng ‘gắt’

Xung đột Nga-Ukraine, cầu trọng yếu ở Crimea bốc cháy ngùn ngụt, Mỹ-Hàn-Nhật tập trận, châu Âu thành lập EPC, Tổng thống Biden thị sát ...

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, đất nền ven Hà Nội ế hàng, hủy 27 đồ án quy hoạch tại Hạ Long

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, đất nền ven Hà Nội ế hàng, hủy 27 đồ án quy hoạch tại Hạ Long

Phân khúc chung cư và đất nền diễn biến trái chiều, thị trường thanh khoản kém, Hạ Long hủy gần 30 đồ án quy hoạch ...

Bất động sản mới nhất: FDI vẫn ‘chảy’ mạnh vào địa ốc, thu hồi dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, 3 bước giao dịch mua bán nhà đất qua ngân hàng

Bất động sản mới nhất: FDI vẫn ‘chảy’ mạnh vào địa ốc, thu hồi dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, 3 bước giao dịch mua bán nhà đất qua ngân hàng

Vốn FDI vào địa ốc tăng mạnh, phân khúc công nghiệp hút khách, mức độ quan tâm giảm, Phú Thọ thu hồi thỏa thuận đầu ...

Ảnh ấn tượng tuần (26/9-2/10): Xung đột Nga-Ukraine, ‘sôi sục’ việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và lệnh tổng động viên quân đội; Nord Stream bị phá hoại?

Ảnh ấn tượng tuần (26/9-2/10): Xung đột Nga-Ukraine, ‘sôi sục’ việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và lệnh tổng động viên quân đội; Nord Stream bị phá hoại?

Xung đột Nga-Ukraine, Lễ quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, đường ống Nord Stream dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu ...

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại
Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới
Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà
Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà? Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến