Thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM lao dốc. (Nguồn: Vietnamnet) |
Hàng tồn tăng mạnh nhưng giá vẫn không giảm
Theo Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam, do tình hình dịch Covid-19, hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS cũng tăng mạnh. Cụ thể, hơn 20 doanh nghiệp BĐS niêm yết có hàng tồn kho cao nhất tính đến thời điểm cuối tháng 6 là 315.781 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm.
Được biết, tồn kho BĐS của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay bao gồm tồn kho thành phẩm và tồn kho bán thành phẩm. Trong đó tồn kho thành phẩm là các sản phẩm BĐS đã hoàn thiện: Chung cư, biệt thư, nhà phố,… đưa ra thị trường nhưng không được giao dịch, trở thành cục nợ có thể dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp nếu không biến hàng tồn thành tiền được.
Trong khi tồn kho bán thành sản phẩm (BĐS dở dang) chủ yếu ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng... của các dự án đang trong giai đoạn triển khai.
Từ những số liệu trên có thể thấy theo quy luật thì các doanh nghiệp BĐS niêm yết có hàng tồn kho nhiều trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài cần thanh khoản bớt thành phẩm để giảm áp lực dòng tiền cho doanh nghiệp bằng cách giảm giá thành phẩm để gia tăng tỉ lệ hấp thụ.
Tuy nhiên, theo báo cáo thị trường của Batdongsan.com.vn, mặc dù Hà Nội và TP. HCM đang là những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng trong tháng 7, chỉ số giá chung cư tại Hà Nội và TP. HCM có xu hướng tăng với tỷ lệ bình quân tăng 2% so với tháng 6/2021. Nếu so với cùng kỳ năm 2020, thì giá chung cư tại hai thành phố này tăng lần lượt là 7% và 10%.
Do đó, theo nhiều chuyên gia, mặc dù tồn kho của các doanh nghiệp BĐS đang “chất đống” nhưng giá thành phẩm thay vì giảm lại tăng lên sẽ khiến việc thanh khoản thành phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.
Dự án Luật Đất đai sẽ sửa đổi những nội dung nào?
Theo Kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) ban hành, cuối tháng 10/2021, nội dung dự thảo luật Đất đai sửa đổi được Bộ TN-MT lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu tác động của luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ này và Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Sau đó, Bộ TN-MT sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ trước ngày 10/1/2022.
Cơ quan soạn thảo sẽ phối hợp với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội để tiếp thu, giải trình hoàn thiện hồ sơ dự án luật để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) trước ngày 15/4/2022.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng tuần 13-19/9: Tổng thống Nga tự cách ly, Cuba đi đầu trong chiến lược tiêm vaccine và ‘nóng ran’ thỏa thuận AUKUS |
Theo Bộ TN-MT, các nội dung sửa đổi của Luật gồm:
Đề xuất sửa đổi các quy định về quyền, trách nhiệm của Nhà nước; cơ cấu tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước về đất đai; tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá những chồng chéo, mâu thuẫn và sự không đồng bộ, thống nhất giữa luật Đất đai với các luật khác có liên quan.
Đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của luật Đất đai và các luật khác có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo nâng cao chất lượng đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về tài chính đất đai, giá đất; thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý, sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý và sử dụng đất.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về đo đạc, lập hồ sơ địa chính; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại đất; chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai.
Ngoài ra, sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nạo, tố cáo, tranh chấp về đất đai; giám sát quản lý và sử dụng đất.
Thị trường BĐS Hà Nội, TP. HCM lao dốc
Trong báo cáo vừa công bố của batdongsan.com.vn, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 8 tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng. Theo đó, lượng tin đăng và mức độ quan tâm bất động sản đều có sự sụt giảm mạnh so với tháng 7.
Cụ thể, lượng tin đăng toàn trang trong tháng 8 giảm 58%, lượt quan tâm giảm 27% so với tháng trước. Mức giảm mạnh nhất tại các tỉnh, thành phố có ca nhiễm Covid-19 tăng cao như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội.
Trong đó, tại Hà Nội và TP. HCM, mức độ quan tâm bất động sản giảm lần lượt 36% và 17% so với tháng trước.
Tuy nhiên, theo đơn vị nghiên cứu, thị trường lại ghi nhận số điểm sáng tại một số tỉnh khu vực miền Bắc như: Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh với mức độ quan tâm tăng lần lượt 26%, 8% và 7%. Tại khu vực miền Nam có tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Sở Xây dựng tạm dừng cấp phép xây dựng đối với các dự án condotel. (Nguồn: cafef.vn) |
Bình Định không còn căn hộ condotel
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành đồng loạt các quyết định điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án TMS Luxury Hotel Quy Nhơn Beach, dự án Khu condotel BMC Quy Nhơn, FLC Sea Tower Quy Nhơn và Khu condotel Kim Cúc.
Cụ thể, cơ quan quản lý đã hủy bỏ cụm từ "condotel" trong tên các dự án, thay vào đó là "căn hộ du lịch đa chức năng".
Với các dự án BMC Quy Nhơn, Kim Cúc, địa phương cũng có điều chỉnh nội dung liên quan đến loại đất ở không hình thành đơn vị ở.
Trong quyết định cũ, các dự án này là "đất ở" (xây dựng công trình condotel kết hợp thương mại - dịch vụ) và thời hạn sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật.
Văn bản trước đây cũng nêu, nhà đầu tư thứ cấp mua căn hộ khách sạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời hạn lâu dài. Đồng thời quy định căn hộ khách sạn chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch, không hình thành đơn vị ở và không được đăng ký hộ khẩu thường trú.
Tuy nhiên, quyết định mới, toàn bộ nội dung trên được điều chỉnh thành "quy hoạch sử dụng đất thương mại, dịch vụ".
Bằng sự thay đổi này, trên địa bàn tỉnh Bình Định không còn loại hình condotel và loại đất ở không hình thành đơn vị ở.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Sở Xây dựng tạm dừng cấp phép xây dựng đối với các dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú.
| Bất động sản mới nhất: 2 kịch bản thị trường chung cư 2021, địa ốc nghỉ dưỡng vẫn đóng băng, cảnh báo mua bán căn hộ chưa đủ điều kiện Hai kịch bản thị trường chung cư 2021, địa ốc nghỉ dưỡng vẫn chìm trong giấc ngủ đông dài, điều kiện để người nước ngoài ... |
| Bất động sản mới nhất: Nhận định chu kỳ sốt đất - đóng băng trong 30 năm; lội ngược dòng tìm hàng giá rẻ; nhà đầu tư giảm hứng thú? Nhận định chu kỳ sốt đất - đóng băng trong 30 năm; săn tìm hàng cắt lỗ sau dịch, nhà đầu tư hết hứng thú ... |