Việc các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất và “siết” tín dụng với bất động sản sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư. (Ảnh: Hà Phong) |
Thị trường BĐS sẽ cắt lỗ trong tương lai gần?
Theo Tienphong, nhận định về thị trường BĐS những năm gần đây, không ít chuyên gia BĐS cho rằng, từ năm 2014 tới nay, giá BĐS liên tục có dấu hiệu tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hoặc khi có sự chững lại về giá BĐS thì cũng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, nhưng mức giá BĐS vẫn liên tục tăng mạnh theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nhà đầu tư cần có cái nhìn thật thận trọng về thị trường và giá BĐS vì sẽ đến một thời điểm thị trường chững lại, và nhiều nhà đầu tư sẽ phải cắt lỗ BĐS trong tương lai gần.
Cụ thể, lãnh đạo một công ty BĐS khu vực miền Trung nhận định, có thể giá đất sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2022 hoặc bước sang năm 2023. Đồng thời, trong bối cảnh các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất và “siết” tín dụng với BĐS, sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, các tín hiệu khó khăn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cùng với việc tăng cường thanh tra dự án, “siết” thuế chuyển nhượng nhà đất khiến thị trường BĐS từ chững lại sẽ rơi vào trạng thái khó khăn.
Và theo quy luật tất yếu, khi thị trường gặp khó, nhà đầu tư thiếu vốn thì giá BĐS bắt buộc phải giảm. Tuy nhiên, trước mắt thì giá BĐS chưa giảm vì kỳ vọng của nhà đầu tư còn lớn và còn khả năng gồng gánh nợ lãi tốt.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng, hiện nay có nhiều khu vực thiết lập mặt bằng giá mới rất cao do yếu tố đầu cơ, gây tác hại rất lớn đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường BĐS, khiến giấc mơ sở hữu nhà của những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị ngày càng xa vời.
Đồng thời, Chủ tịch HoREA cho rằng, mâu thuẫn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là tình trạng lệch pha cung cầu. Bởi thị trường đang rất thiếu nguồn cung nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp nhưng lại dư thừa nguồn cung nhà ở cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng.
Do đó, nhận định về sự biến động của thị trường trong thời gian tới, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, khi nguồn vốn chảy vào BĐS bị co hẹp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư BĐS sẽ phải tập trung vào dự án có khả thi, không còn đầu tư dàn trải, thì thị trường BĐS chắc chắn sẽ hạ nhiệt…
Giá đất liên tục tăng nóng, ăn theo quy hoạch ven sông Hồng
Đồ án chính thức đã được thông qua không chỉ mở ra cơ hội tốt cho quá trình kiến thiết Thủ đô giai đoạn mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực to lớn cho thị trường BĐS dọc hai bên bờ sông Hồng. Tuy nhiên, việc tăng giá BĐS ở nhiều nơi "ăn theo" đồ án này đang khiến cho thị trường có hiện tượng "ảo", bỏ xa giá trị thực.
Một số địa điểm ven sông Hồng như Tây Hồ, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì... đã trải qua nhiều đợt "sốt" đất. Hiện nay, giá BĐS các địa điểm nêu trên đã tăng cao hơn nhiều so với cách đây khoảng một năm.
Đơn cử, tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), giá đất ở trong khu dân cư giáp tuyến đường làng rộng chừng 2-3 m đang được rao bán ngưỡng 40 triệu đồng/m2, tăng 25% so với giá năm 2021. Khu vực giáp đê sông Hồng, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) được rao bán giá 50 triệu đồng/m2, trong khi cách đây một năm là khoảng 35-40 triệu đồng/m2.
Tương tự, các xã thuộc phân khu đô thị sông Hồng như Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh… (huyện Đông Anh) mức giá rao bán cũng đang nằm ở ngưỡng 30 triệu đồng/m2 đến 50 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Giới đầu cơ BĐS liên tục săn đón thông tin các khu vực ven sông Hồng. Lợi dụng nhu cầu lớn này, một lượng lớn "cò" đất cũng sẵn sàng "nổ" thông tin rao bán từ đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông.
Điều đáng nói là rất nhiều người đầu tư đất ở khắp các địa phương đang đổ về khu vực này. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu cơ, lướt sóng…
BĐS ở các khu vực ven sông Hồng tăng cao so với thời điểm cách đây 1-2 năm, hiện nay cũng được đồn thổi tăng giá mạnh. Nhưng theo cơ quan quản lý địa phương, sau khi TP Hà Nội công bố Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá đất ở địa bàn thông qua hồ sơ chuyển nhượng vẫn ổn định, chưa ghi nhận có sự tăng giá mạnh.
"Trước khi đồ án được công bố, đất ở một số khu vực ven sông thuộc địa bàn huyện đã được đẩy lên mức khá cao. Thông qua hồ sơ chuyển nhượng, chúng tôi thấy giá đất vẫn ngang bằng so với thời điểm cuối năm ngoái, đầu năm nay, chưa ghi nhận địa điểm nào tăng giá mạnh như đồn thổi", Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh Hoàng Anh Tuấn cho hay.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/4): Nga-châu Âu nóng rẫy chuyện khí đốt, Ba Lan đòi kiện Moscow, đồng Ruble lên ngôi, ông Putin khoe tin vui |
Ở khía cạnh khác, Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống đã được phê duyệt nhưng đây mới chỉ phê duyệt tỷ lệ 1/5000, để đi vào triển khai cần tiếp tục nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết cho từng khu vực để phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, đầu tư "lướt sóng", xuống tiền theo thông tin quy hoạch hay cơn sốt sẽ gặp nhiều rủi ro. Bởi đối với đồ án quy hoạch ven sông Hồng vẫn đang tiếp tục chờ quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng giao thông, kỹ thuật khác nên BĐS vẫn chưa thể sinh lời nhanh.
Phân khúc căn hộ để bán trầm lắng
Savills vừa họp báo công bố tổng quan thị trường BĐS Hà Nội quý I năm nay với nhiều thông tin đáng chú ý.
Cụ thể, đối với phân khúc căn hộ để bán, báo cáo cho thấy, thị trường trong quý I không có dự án mới. Toàn bộ nguồn cung mới đến từ giai đoạn tiếp theo của 6 dự án hiện tại. Số lượng giao dịch giảm, giá bán tăng trong khi đó thị trường nhà ở Hà Nội vẫn duy trì tích cực với nguồn cầu cao.
Theo đó, tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ là những động lực chính thúc đẩy nguồn cầu về căn hộ trong thời gian tới.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, cho biết: "Sau một quý trầm lắng, thị trường căn hộ Hà Nội dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng ngoài trung tâm cải thiện sẽ góp phần thúc đẩy phát triển BĐS".
Không chỉ giá bán, thống kê cho thấy giá thuê phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục trên đà gia tăng kể từ quý I năm 2019. Trong đó, các dự án hạng B dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng của mức giá sơ cấp, theo sau là hạng C và hạng A. Điều này khiến thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung căn hộ giá rẻ.
Với quỹ đất lớn, 5 huyện sắp lên quận bao gồm Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm và Đan Phượng sẽ trở thành điểm nóng phát triển BĐS nhà ở, chiếm tỷ lệ 24% nguồn cung trong tương lai.
Cụm công nghiệp Vân Đồn. (Nguồn: Vietnamnet) |
Việt Nam có Lễ hội BĐS quốc tế tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
Lễ hội BĐS quốc tế Việt Nam lần thứ nhất - Vietnam International Property Festival (viết tắt là VIPF) sẽ diễn ra từ ngày 28/9-5/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Saigon (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
VIPF 2022 do Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) chủ trì, Hiệp hội giao Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư BĐS Việt Nam (VICOREAL) phối hợp với Công ty Cổ phần Lễ hội Việt Nam (VietFest) và Công ty Cổ phần Truyền thông Thời Đại (Time Universal) triển khai tổ chức. Lễ hội được định hướng trở thành sự kiện thường niên và lớn nhất về BĐS của Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á với gần 20.000m2 triển lãm trong nhà và hơn 40.000m2 ngoài trời cho hơn 200 gian hàng trưng bày triển lãm từ các đơn vị trong và ngoài nước.
Tại VIPF sẽ có các hoạt động chính như: Triển lãm BĐS VIPF Expo; Hội chợ BĐS VIPF Fair & Mega Sales; Diễn đàn BĐS VIPF Forum; Chuỗi sự kiện xúc tiến đầu tư BĐS VIPF Investment Promotion Series; Chuỗi sự kiện đào tạo VIPF Workshop & Training; Chuỗi sự kiện giải trí VIPF Gala Festival.
Với hơn 5 ngày 4 đêm diễn ra liên tục và mở cửa từ 9h-21h, VIPF 2022 dự kiến thu hút khoảng hơn 200.000 lượt khách tham quan trực tiếp và 10 triệu lượt khách tiếp cận online.
Điểm nhấn của VIPF Expo là khu trưng bày quy hoạch dành cho các địa phương để không những người dân được tiếp cận thông tin chính xác nhất về quy hoạch của Nhà nước, mà còn giúp các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư một cách dễ dàng thông qua các phiên kết nối đầu tư dành cho các địa phương và các doanh nghiệp.
| Cắt nguồn khí đốt tới EU, chiến thuật 'chia để trị' của Nga, nước nào vào tầm ngắm? Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria nhằm trừng phạt những nước muốn loại bỏ khí đốt của Moscow. Điểm chung ... |
| Bất động sản mới nhất: Bốc thăm đất tái định cư dự án sân bay Long Thành, địa ốc nghỉ dưỡng ‘trở lại đường đua’, Hà Nội điểm danh dự án nợ lớn Địa ốc nghỉ dưỡng ngày càng sôi động trở lại, Hà Nội rà soát dự án chậm tiến độ, bốc thăm vị trí đất tái ... |