Nhiều 'siêu dự án' bất động sản tại Hà Nội có tên trong danh sách bị thanh tra. (Nguồn: Dân trí) |
Hà Nội siết chặt quản lý hơn 1.200 biệt thự cũ
Nhằm tăng cường quản lý, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-UBND về danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố. Quyết định này thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND thành phố.
Theo đó, danh mục gồm 1.216 nhà biệt thự cũ được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 222 biệt thự; nhóm 2 có 356 biệt thự và nhóm 3 có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.
Ba Đình là quận có số lượng biệt thự cũ nhóm 1 nhiều nhất với 111 biệt thự, tiếp đến là quận Hoàn Kiếm có 87 biệt thự nhóm 1…
Thời gian vừa qua, việc quản lý biệt thự cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến có rất nhiều tình huống phát sinh, nảy sinh trong đời sống nhân dân, dẫn tới nhiều phức tạp trong giải quyết của các cơ quan chức năng.
Có thể thấy, trong thực tế là vẫn còn nhiều vụ vi phạm trật tự xây dựng, sửa chữa không có giấy phép, không đúng quy cách, người dân tự cơi nới, lắp thêm “chuồng cọp”, tranh chấp ranh giới, tranh chấp quyền sử dụng giữa các chủ sở hữu và người mua đi bán lại...
UBND TP. Hà Nội mong muốn việc ban hành quyết định lần này để tăng cường và siết chặt việc quản lý, giúp cơ quan chức năng, cán bộ cơ sở dễ thực thi nhiệm vụ.
Nhiều "siêu" dự án BĐS lọt tầm ngắm thanh tra
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội vừa quyết định thành lập đoàn thanh tra 33 tổ chức sử dụng đất tại nhiều quận, huyện của Hà Nội.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội quyết định thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 33 tổ chức sử dụng đất tại 11 quận, huyện, gồm: Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Tây Hồ, Ba Đình, Đông Anh, Hoài Đức, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ và Quốc Oai.
Đoàn thanh tra gồm Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện một số đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện các sở, ngành Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Cục Thuế thành phố, Thanh tra thành phố, Phòng An ninh kinh tế Công an thành phố và đại diện UBND 11 quận, huyện nơi có địa điểm sử dụng đất của đối tượng thanh tra.
Theo quyết định, Ba Vì có 2 đơn vị thuộc đối tượng thanh tra, Quốc Oai 1 đơn vị, Bắc Từ Liêm 9 đơn vị, Đông Anh 1 đơn vị, Hoài Đức 5 đơn vị, Đống Đa 4 đơn vị, Hoàng Mai 2 đơn vị, Tây Hồ 3 đơn vị, Thạch Thất 3 đơn vị, Chương Mỹ 1 đơn vị, Ba Đình 2 đơn vị.
Trong đó, có một số dự án quy mô lớn thuộc đối tượng thanh tra như: Dự án xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam của Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn ngoại giao của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội; Dự án khu đô thị Bắc An Khánh của Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh; Dự án phần mở rộng khu B của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà; Dự án khu đô thị Kim Chung - Di Trạch của Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (WTO); Dự án khu đô thị mới thuộc khu đô thị đại học Vân Canh do Công ty cổ phần đầu tư An Lạc làm chủ đầu tư...
Ngoài ra, còn có các dự án của Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng, Công ty TNHH xây dựng IDC ở quận Tây Hồ; Các dự án của Công ty TNHH Phú Đạt, Tập đoàn Nam Cường ở huyện Thạch Thất; các dự án của Công ty TNHH Ngọc Linh, Công ty cổ phần Kết Thành.
Thêm quy định mới về điều kiện đất được tách thửa ở Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2017 về một số nội dung thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 4/6/2022.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (27/5-2/6): Bị EU 'cấm cửa', dầu Nga chảy sang châu Á lớn chưa từng có, ông Putin ra điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc |
Theo đó, điều kiện, tiêu chí để tách thửa là khu đất phải liền thửa, không bị chia cắt; có vị trí ít nhất một mặt tiếp giáp với tuyến đường hiện có, hoặc tuyến đường theo quy hoạch, có khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung khu vực. Có kích thước các cạnh của thửa đất từ 10 m trở lên (đối với đất thương mại, dịch vụ và đất khác) hoặc 20 m trở lên (đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp).
Cùng với đó, phải có diện tích nằm ngoài chỉ giới đường đỏ tối thiểu từ 200 m2 trở lên (đối với đất thương mại, dịch vụ và đất khác) hoặc 400 m2 trở lên (đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp) và chiếm từ 10% trở lên so với diện tích khu đất thực hiện dự án.
Trước đó, hồi tháng 3, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Chi tiết tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở) đảm bảo điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, chia tách thửa đất, san đất để xây dựng hạ tầng từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/1/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500 m2 gồm thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, đã được UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Kiểm tra, rà soát, báo cáo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất; đồng thời căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và điều kiện cụ thể tại địa phương để đề xuất, kiến nghị cụ thể về điều kiện thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất tại địa phương...
Người sử dụng đất, nhà ở được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp. (Nguồn: BHD) |
Một số lưu ý khi thế chấp sổ đỏ bạn nên biết
Theo quy định của Luật Đất đai, người sử dụng đất, nhà ở được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp. Để thế chấp sổ đỏ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.
Điều kiện thế chấp
Đất, nhà ở được dùng để thế chấp cần đáp ứng các điều kiện:
- Đất, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ theo thông báo từ cơ quan có thẩm quyền.
- Đất đai, nhà ở không thuộc diện tranh chấp, khiếu nại hoặc khiếu kiện về quyền sở hữu.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Đất, nhà ở không thuộc diện bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đất trong thời hạn sử dụng...
Điều kiện khi vay vốn
Ngoài điều kiện về quyền sử dụng đất, để ngân hàng duyệt khoản vay sau khi người vay đăng ký thế chấp, người vay còn phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 7 Thông tư 39 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước.
Để thế chấp sổ đỏ, nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
Ngân hàng cũng sẽ có những điều kiện cụ thể khi khách hàng vay vốn, cụ thể:
- Vay vốn nhằm mục đích hợp pháp.
- Phương án sử dụng vốn phải khả thi.
- Khách hàng bắt buộc phải có khả năng tài chính để trả các khoản nợ đã vay của ngân hàng.
Vì thế, khi vay vốn bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất thì cả điều kiện về tài sản và điều kiện về người vay đều phải đáp ứng điều kiện của ngân hàng.
Hạn mức vay thế chấp ngân hàng
Khi khách hàng muốn thế chấp sổ đỏ để vay tiền, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định, định giá tài sản thế chấp của khách để đưa ra hạn mức vay tối đa.
Đối với các gói vay thông thường, khách hàng có thể được vay tối đa lên đến 70% giá trị của tài sản thế chấp (sổ đỏ, sổ hồng hoặc tài sản khác).
Theo tìm hiểu, một số ngân hàng thậm chí còn hỗ trợ tỷ lệ vay lên đến 90% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay dài từ 15 – 20 năm.
| Kinh tế thế giới nổi bật (27/5-2/6): Bị EU 'cấm cửa', dầu Nga chảy sang châu Á lớn chưa từng có, ông Putin ra điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc EU áp lệnh cấm vận với 90% dầu mỏ nhập khẩu từ Nga, hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ lo đối phó lạm ... |
| Bất động sản mới nhất: Đổ xô săn đất quanh đường vành đai 4 Hà Nội, xử phạt 8 doanh nghiệp sai phạm, thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm Đất quanh đường vành đai 4 vùng Thủ đô tăng mạnh, Chính phủ lần thứ tư gia hạn tiền thuê đất, Hà Nội ban hành ... |