Phố cảnh dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hoian d'Or tại Hội An, Quảng Nam. |
Bộ Xây dựng đề nghị tăng thanh tra, kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, dẫn đến việc sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp gặp khó khăn, làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, thiếu hụt lực lượng lao động...
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là các địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà công nhân (nhà lưu trú) nên không đảm bảo được việc thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ngủ, làm việc) tại khu công nghiệp.
Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, về lâu dài, Bộ Xây dựng cho biết đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp trong thời điểm trước mắt, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương phối hợp và tập trung triển khai một số giải pháp.
Cụ thể, theo Bộ Xây dựng khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó.
Đồng thời có các cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Bộ cũng đề nghị địa phương nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động.
Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao,... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.
Đáng chú ý, Bộ cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS sau dịch
Đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng trải qua một giai đoạn thực sự khó khăn, khiến cho các dự án mới bị trì hoãn lại, nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường bắt đầu ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực và có sự điều chỉnh đúng hướng hơn.
Đánh giá về những tác động của đại dịch Covid-19 lên phân khúc BĐS nhà ở, các chuyên gia nhận định, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy một số những mặt tích cực mà đại dịch có thể mang tới.
PGS. TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, BĐS thường có xu hướng phát triển trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thị trường BĐS thế giới đang có sự phục hồi nhanh, có thể là yếu tố giúp cho BĐS trong nước đi lên.
Số lượng giao dịch thực ở quý cuối năm nay đang có dấu hiệu tăng. Không chỉ các nhà phát triển chọn thời điểm tung hàng cuối năm mà người mua cũng tự tin hơn khi xuống tiền.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (15-21/10): Đường sắt Nga gặp khó vì hàng từ Trung Quốc, ‘bóng ma’ lạm phát ở Mỹ, FDI toàn cầu phục hồi nhanh |
Về xu hướng thay đổi của thị trường BĐS hậu đại dịch, một số chuyên gia cũng đã đưa ra quan điểm, từ nay đến đầu 2022 sẽ không có nhiều thay đổi lớn đối với thị trường.
Tuy nhiên cần lưu ý, việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lướt sóng đẩy giá hay đầu tư ngắn hạn trong thời gian tới sẽ không mấy khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh do thị trường vẫn còn chứa ẩn nhiều rủi ro, cần có sự điều chỉnh đúng hướng hơn.
Dường như những tín hiệu tích cực về thị trường thời điểm này đang cho thấy bức tranh khả quan hơn về BĐS trong giai đoạn cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.
Nhiều chính sách hiện đang được các cơ quan chức năng đẩy mạnh để trợ lực cho thị trường BĐS cuối năm. Thị trường BĐS được nhận định sẽ sôi động mạnh mẽ trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát và đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả nhà bán lẫn người mua.
“Làng” biệt thự, nhà phố mọc lên bên dự án sân bay Long Thành
Từ một vùng đất chỉ toàn là cây cao su già cỗi, đến nay, khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai), dành cho những người dân bị giải tỏa để dành đất xây dựng sân bay Long Thành đã trở thành một “đô thị” nằm trong thành phố sân bay tương lai.
Theo Lao Động, nơi đây hơn 100 căn biệt thự, nhà phố, nhà vườn đã được người dân xây dựng lên.
Anh Trương Văn Thành, giáo viên, trước đây sinh sống tại ấp Suối Trầu 1, xã Bình Sơn, huyện Long Thành - nằm trong vùng lõi của dự án sân bay Long Thành. Sau khi nhận tiền hỗ trợ đền bù, anh đã được bố trí tái định cư diện tích 10mx25m tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
Theo ghi nhận của phóng viên, căn nhà 1 lầu 1 trệt của anh Thành đang trong giai đoạn hoàn thiện nội thất. Anh Thành nói: “Đây là giấc mơ bấy lâu nay của gia đình tôi và giờ đã thành hiện thực. Tôi rất vui mừng, phấn khởi”.
Theo anh Thành, so với nhà cũ ở ấp Suối Trầu 1, nhà nơi ở mới đầy đủ cơ sở hạ tầng, lại có vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm huyện Long Thành, lại nằm đối diện Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn nên anh tin tưởng sau khi “an cư” ở nơi ở mới sẽ giúp cuộc sống gia đình anh thoải mái hơn.
Anh Thành cho biết thêm: "Nhiều bà con ở ấp cũ nơi tôi ở cũng đang nôn nóng hết dịch bệnh để được sớm nhận tiền hỗ trợ, sớm được nhận đất tái định cư để “đổi đời".
Còn anh Huỳnh Minh Sang đang tất bật hoàn thiện căn biệt thự nhà vườn của mình để kịp đón năm mới sắp đến.
Anh Sang chia sẻ anh rất hài lòng vì cuộc sống mới khang trang và hiện đại: “Trước đây mình sống ở rẫy tối thui tối mò. Giờ ở đây đèn đường sáng trưng, đường nhựa đẹp, dây điện, nước đều đi âm dưới lòng đất không có dây nhợ lằng nhằng nên cảm giác rất thoải mái”.
Người dân tái định cư sân bay Long Thành xây dựng nhà cửa. (Ảnh: Hà Anh Chiến) |
Tại dự án tái định cư sân bay Long Thành, các hộ dân được chia thành 4 nhóm để thực hiện bốc thăm, chọn vị trí đối với các loại đất tái định cư gồm: Đất nhà vườn, đất nhà ở liên kế, đất thông thường và các lô đất trục đường.
Sau khi nhận đất, để hỗ trợ người dân nhanh chóng xây dựng nhà ở tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, UBND huyện Long Thành đã thành lập một tổ quản lý xây dựng để hướng dẫn người dân. Nhờ đó, các hộ dân có đất trong khu tái định cư này khi xây nhà khá dễ dàng.
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hoian d’Or
Vừa qua, BCG Land & VNGroup, đơn vị phát triển dự án đã tổ chức Chương trình Giới thiệu dự án “Hoian d’Or - Dẫn lối kỷ nguyên vàng” theo hình thức trực tuyến.
Phối cảnh dự án Hoian d'Or |
Hoian d’Or là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng sinh thái và trải nghiệm văn hóa, giải trí thuộc Cồn Bắp, phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích 24,48ha, với phía Bắc giáp lạch nước tự nhiên và khu dân cư hiện hữu, các mặt còn lại được bao quanh bởi dòng sông Thu Bồn, tổng mức đầu tư khoảng 2.330 tỷ đồng.
Từ vị trí Hoian d’Or, cư dân thuận tiện kết nối đến các khu vực trung tâm của thành phố Hội An như: Cách Bưu điện Việt Nam (P.Cẩm Nam) khoảng 1km, cách Đảo ký ức Hội An khoảng 1,3km, cách phố cổ Hội An khoảng 800m...
Các sản phẩm BĐS được thiết kế đan xen với các tiện ích nội khu dự án gồm: Khách sạn 5 sao, villa, condotel, khu nông nghiệp trải nghiệm, không gian văn hóa, thương cảng Hoian d’Or, trung tâm thương mại, shophouse.
Nằm tại vị trí liền kề khu phố cổ, dự án sở hữu hình thái kiến trúc đặc trưng của Hội An với mái ngói nhấp nhô, tuyến phố giao thương tấp nập nhưng vẫn phảng phất nét thiết kế đương đại.
Điểm nhấn nằm ở thương cảng thực cảnh Hoian d’Or hay khu shophouse Maison de Ville, nơi tái hiện lại một hình bóng Hội An "trên bến dưới thuyền" sầm uất một thời.
| Kinh tế thế giới nổi bật tuần (15-21/10): Đường sắt Nga gặp khó vì hàng từ Trung Quốc, ‘bóng ma’ lạm phát ở Mỹ, FDI toàn cầu phục hồi nhanh Đường sắt Nga tắc nghẽn vì lượng hàng từ Trung Quốc tăng cao, khả năng lạm phát tại Mỹ kéo dài, FDI toàn cầu nửa ... |
| Bất động sản mới nhất: Nguồn cung ở Hà Nội giảm kỷ lục, dự báo đà phục hồi sau dịch, Flamingo 'chơi lớn' ở Thanh Hóa Nguồn cung hàng tại Hà Nội giảm kỷ lục, giá không giảm; hộ chiếu vaccine được kỳ vọng giúp địa ốc nghỉ dưỡng hồi sinh, ... |