Bất động sản mới nhất: Cận cảnh khu đất Tân Hoàng Minh trúng đấu giá ở Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Dân trí) |
Các dự án Thủ Thiêm đồng loạt tăng giá, giao dịch rất ít
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo cụ thể về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua.
Theo đó, vừa qua, nhiều địa phương thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung vào nguồn thu lớn cho địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp trúng đấu giá với giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường) thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý đất đai, BĐS, nhà ở, đảm bảo thị trường phát triển ổn định.
Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tổng hợp báo cáo tình hình đấu giá đất, đánh giá tình hình, nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS... đồng thời khẩn trương thực hiện các giải pháp để ổn định thị trường.
Theo báo cáo đánh giá của các địa phương, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đúng theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo, kết quả trúng đấu giá với giá bình quân ở nhiều địa phương không quá cao so với giá khởi điểm: Cần Thơ tối đa cao hơn 53%, Đồng Tháp tối đa cao hơn 24%, Bến Tre bình quân cao hơn 20%, Đắk Nông tối đa cao hơn 50%, Tuyên Quang bình quân cao hơn 34,4%, Phú Yên tối đa cao hơn 17%, Sơn La tối đa cao hơn 85,68%, Lai Châu cao hơn khoảng 20%...
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra, bên cạnh những lợi ích đạt được, việc đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Một số trường hợp có kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.
Cụ thể, với trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm, kết quả trúng đấu giá của 4 lô đất đã có phần tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường BĐS của khu vực Thủ Thiêm.
"Sau khi có thông tin kết quả trúng đấu giá 4 lô đất này, giá rao bán tại các dự án khu đô thị, nhà ở khu vực Thủ Thiêm đã đồng loạt tăng, tuy nhiên ghi nhận giao dịch rất ít", Bộ Xây dựng cho biết.
Đáng lưu ý, theo bộ này, sau khi có thông tin chủ đầu tư xin chấm dứt thực hiện hợp đồng trúng đấu giá, thị trường BĐS khu vực đã cơ bản ổn định trở lại.
Giá BĐS, nhà ở, đất nền liên tục tăng
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan, Bộ Xây dựng đã tổng hợp tình hình thị trường BĐS quý IV/2021 và năm 2021.
Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù thị trường BĐS 2021 phải hứng chịu những tác động nặng nề từ dịch bệnh, nhưng nhìn chung nhiều động lực mới đã và đang thúc đẩy thị trường phục hồi và phát triển thời gian tới.
Về nguồn cung BĐS năm 2021, các dự án BĐS mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2020 khiến nguồn cung BĐS, nhà ở, đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp vẫn còn hạn chế.
Theo đó, trên cả nước có 9 dự án được cấp phép mới với quy mô 5.763 căn hộ; có 16 dự án với 3.046 căn hộ đã hoàn thành xây dựng; có 9 dự án với 2.127 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo thông báo của các Sở Xây dựng.
Về lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền, cả nước có 282.105 giao dịch BĐS thành công. Lượng giao giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ bằng khoảng 96,7% so với năm 2020 (tổng lượng giao dịch giảm mạnh trong quý III/2021); lượng giao dịch đất nền tăng mạnh tại các thời điểm cuối quý I, đầu quý II và tháng cuối năm 2021.
Tin liên quan |
Bất chấp thách thức, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ấn tượng, thương mại bùng nổ, vì sao? |
Mặc dù nền kinh tế có sự giảm phát do ảnh hưởng của đại dịch nhưng giá BĐS, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm. Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5-7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.
Đặc biệt, tại thời điểm cuối quý I đầu quý II đã xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí "sốt giá" đất nền tại một số địa điểm ở một số địa phương…
Hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ cũng nhanh chóng hạ nhiệt sau khi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản chỉ đạo để chính quyền địa phương kịp thời đưa ra các thông báo cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn.
Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt, nguy cơ "bong bóng" BĐS là khó xảy ra. Tuy nhiên, đây vẫn có thể là sự khởi phát của hiện tượng "sốt giá" BĐS trong năm 2022.
Hà Nội công khai thông tin quy hoạch
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua; chỉ đạo của Bộ Xây dựng đánh giá, kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" BĐS và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường BĐS trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng "bong bóng" BĐS trên địa bàn.
Theo đó, UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì công bố công khai các đồ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, các dự án BĐS, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính... tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác đấu giá đất, việc định giá đất bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS; tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường; đánh giá tình hình, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, có ý đồ gây biến động lớn về giá để trục lợi...
Sở Tài chính phối hợp Sở TN&MT thực hiện quản lý, kiểm soát việc quản lý giá đất nhằm bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS.
Theo báo cáo của các địa phương, hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt, nguy cơ "bong bóng" BĐS là khó xảy ra. (Nguồn: LĐO) |
UBND thành phố giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP. Hà Nội chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát việc cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất, đầu tư các dự án BĐS bảo đảm đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng..
Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát các dự án BĐS đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án BĐS nhà ở cao cấp để xử lý theo hướng sau: Đối với các dự án BĐS nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân thì cần giải quyết ngay thủ tục cho phép chuyển đổi; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang tồn tại đối với các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở phân khúc bình dân, giá thấp đang gặp khó khăn trên phạm vi địa bàn...
Sở Xây dựng theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến thị trường, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và "bong bóng" BĐS trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập các thông tin liên quan đến nhà ở và thị trường BĐS; định kỳ công bố thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường BĐS theo quy định.
Đồng thời, Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh, môi giới BĐS; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn, tạo hiệu ứng đầu tư theo tâm lý đám đông... gây bất ổn cho thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán BĐS, dự án BĐS, quyền sử dụng đất chưa đủ điều kiện tham gia thị trường BĐS...
Lý do BĐS “view sông” chưa bao giờ hạ nhiệt
BĐS “view sông” luôn được nhà đầu tư săn lùng và chấp nhận trả mức giá đắt hơn rất nhiều so với những sản phẩm khác. Sức nóng của những căn hộ ven sông chưa bao giờ giảm nhiệt.
BĐS ven sông tại Australia hiện có giá trị cao hơn 60-70% so với BĐS thông thường. Trong khi tại Mỹ, căn hộ ven sông có giá trị cao hơn từ 40-50% giá BĐS tầm nhìn khác. Ở các khu vực như Miami, giá trị gia tăng có thể dao động từ 35% đến 105%.
Tại Việt Nam, mức giá bình quân thường cao hơn từ 50-80% và đang có xu hướng ngày càng cao hơn do sự khan hiếm ngày một tăng cao.
Bên cạnh vị trí đắc địa, các giá trị “hiếm có” như trải nghiệm sống 24/7 giống như một kỳ nghỉ dưỡng đẳng cấp, cảm giác thanh bình, sự riêng tư và yên tĩnh tuyệt vời cho chủ nhân là những yếu tố khiến BĐS view sông ngày càng đắt giá hơn.
Tầm nhìn vĩnh cửu
Thông thường, các nhà đầu tư luôn bị thu hút bởi yếu tố độc nhất, các căn hộ view sông thường không bị che chắn tầm nhìn, đồng nghĩa tầm nhìn sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi.
Điều này khác biệt hoàn toàn với căn hộ tại những khu vực đang phát triển, nhà đầu tư sẽ khó dự báo được tầm nhìn tương lai có bị che chắn hay không, có làm giảm giá trị tài sản hay không.
Các chuyên gia tư vấn của Coastal Dream Life (Mỹ) khẳng định, tầm nhìn vĩnh cửu chính là giá trị quan trọng nhất làm nên sự đắt giá của BĐS có tầm view hướng ra sông.
Cuộc sống thượng lưu tương xứng
Những căn hộ view sông thường đi kèm với hệ thống tiện ích của giới thượng lưu hiện đại, mới mẻ và “không dành cho số đông”. Trải nghiệm cuộc sống quanh năm không khác gì nghỉ dưỡng ngay tại nhà chính là giá trị vượt trội mà các căn hộ thông thường sẽ không thể có được.
Đó cũng là những giá trị hưởng thụ mang tính đặc quyền không đo đếm được bằng tiền.
Tiềm năng tăng giá
Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Collier Vietnam, người Việt Nam luôn đặc biệt xem trọng vị trí nơi ở ven sông. Thực tế, những căn hộ view sông sẽ có nhiều lợi thế về sức khỏe do không khí trong lành, thoáng đãng.
Đặc biệt, sau giai đoạn dịch bệnh, người mua BĐS ngày càng chú ý hơn đến môi trường sống đảm bảo an toàn và sức khoẻ, đặc biệt là thiết kế, cảnh quan cây xanh, sông nước… Nhu cầu được đẩy lên rất cao cũng khiến BĐS ven sông sở hữu lực cầu cao nhất so với bất kỳ loại hình BĐS nào khác.
Trong khi đó, nguồn cung căn hộ nói chung hiện nay cũng đang rất thiếu, quỹ đất kề cận mặt nước để các chủ đầu tư xây dựng còn hạn hẹp hơn, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khoản đầu tư sinh lời bậc nhất
Ở góc độ đầu tư, BĐS ven sông mang lại khả năng sinh lời bậc nhất. Bên cạnh khả năng tăng giá đều đặn qua thời gian, gia chủ còn có thể tính toán cho thuê với mức lợi nhuận cao từ chính căn hộ của mình, đặc biệt là với tài sản được quy hoạch đồng bộ, trong một hệ sinh thái đầy đủ các tiện nghi phục vụ cuộc sống, giải trí.
Với những lợi thế khác biệt, các căn hộ tại dự án view sông luôn mang tới tiềm năng sinh lời đa năng, ổn định và lâu dài cho chủ nhân.
| Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/1): Đồng Ruble lại suy yếu, EU bí mật bàn đòn phạt Moscow, giá năng lượng ở châu Âu có thể cao kỷ lục vì Nga Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 chậm lại, đồng Ruble suy yếu, giá khí đốt tại châu Âu có thể cao kỷ lục nếu ... |
| Bất động sản mới nhất: 2 phân khúc giá tăng vọt, thi tuyển kiến trúc xây nhà ga T2 Cát Bi, diện tích đất tối thiểu để tách sổ đỏ Biệt thự, nhà liền kề tăng giá mạnh, Bộ Xây dựng yêu cầu thi tuyển kiến trúc xây dựng nhà ga T2 Cát Bi, quy ... |