Do lo ngại về trượt giá và lạm phát, nhu cầu tích lũy tài sản gắn liền với bất động sản làm kênh trú ẩn an toàn sẽ tăng lên trong năm nay. (Nguồn: Vietnamnet) |
Giá BĐS ở nhiều nơi miền Bắc tăng mạnh
Báo cáo thị trường quý I của Batdongsan.com.vn vừa công bố cho thấy, thị trường BĐS có sự tăng trưởng đều cả về lượt quan tâm và lượt tin đăng. Và dưới tác động của việc tăng giá xăng dầu, kim loại quý và vật liệu xây dựng, giá BĐS trong quý I có xu hướng tăng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Riêng trong tháng 2, mức độ quan tâm BĐS tăng ở hầu hết loại hình với mức tăng trung bình 23% so với tháng trước. TP.HCM và Hà Nội có mức tăng lần lượt là 29% và 22%.
Đáng chú ý, trong quý I, nhu cầu tìm kiếm chung cư tăng cao ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, tập trung chính ở phân khúc bình dân.
Cụ thể, trong tháng 2, loại hình chung cư bình dân tại TP.HCM và Hà Nội đều ghi nhận lượt tìm kiếm tăng mạnh 36% so với tháng 1, vượt xa lượt quan tâm của loại hình nhà riêng và đất đền.
Giá chung cư Hà Nội trong tháng 2 cũng đã tăng khoảng 4,4% so với tháng 12/2021. Trong khi đó, mặt bằng giá chung cư bình dân tại Hà Nội trong năm 2021 đã tăng trưởng 8%, đạt mức trung bình khoảng 23,5 triệu đồng/m2. Giá chung cư cao cấp cũng tăng 5% lên 32,5 triệu đồng/m2, còn căn hộ cao cấp tăng 3% lên 45,5 triệu đồng/m2.
Đặc biệt với loại hình đất nền và đất nền dự án, mức độ quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành. Trong đó, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng là 3 khu vực có mức tăng mạnh nhất, lần lượt là 41%, 35% và 32%. Tiếp theo là 2 thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội có mức tăng 18% và 8%.
Đối với nhóm BĐS liền thổ, đất nền có giá vừa túi tiền hơn so với nhà phố, biệt thự hay shophouse nên hút các dòng vốn quy mô trung bình khá trở lên. Tuy vậy, hiện tượng nóng sốt trên diện rộng khó diễn ra, mà chỉ diễn ra cục bộ ở một số địa phương hưởng lợi từ quy hoạch, hạ tầng.
Nhìn nhận về xu hướng nhu cầu mua đất nền gia tăng, chuyên gia của đơn vị công bố báo cáo cho biết, do lo ngại về trượt giá và lạm phát khi tiền được bơm ra thị trường qua các gói kích thích kinh tế và giải ngân đầu tư công, nhu cầu tích lũy tài sản gắn liền với đất làm kênh trú ẩn an toàn sẽ tăng lên trong năm nay.
Tính thanh khoản kém
Ngay sau Tết Nguyên đán, thị trường BĐS, đặc biệt phân khúc đất nền, ở nhiều địa phương trở lại nhộn nhịp. Có những thời điểm giá đất nông thôn ở một số khu vực được ghi nhận "nhảy múa" từng giờ.
Cơn "sốt" cũng được phản ánh ở nhiều nơi như ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Dương, Kon Tum, các khu vực lân cận TPHCM…
Theo lý giải của chuyên gia BĐS Phan Công Chánh, nguồn lực đầu tư hiện vẫn còn rất lớn. Thêm nữa, sau mỗi đợt tăng ấn tượng của thị trường chứng khoán, rất nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển lợi nhuận sang BĐS.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/3): Tuyên bố mới nhất của Nga về yêu cầu trả tiền khí đốt bằng đồng Ruble, Moscow đòi đảm bảo lợi ích, Mỹ đón tin vui |
Cũng theo ông Chánh, Việt Nam đang đứng trước bài toán về áp lực lạm phát trong 2-3 năm tới. Cùng với đó, các yếu tố địa chính trị, tình hình dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh tiếp tục khó khăn. Trong bối cảnh này thì BĐS là một trong những kênh được chú ý đến.
Theo quan sát của vị này, sốt đất không co cụm ở một vài địa phương mà đã lan rộng khắp nơi. Nhiều đô thị lớn vừa qua thiếu nguồn cung trầm trọng. Ngoài ra, giá đất ở các đô thị lớn tăng cao. Vụ Thủ Thiêm được đánh giá có hiệu ứng lan tỏa sang các địa phương khác.
Còn dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS là một trong những động lực cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng "sốt đất" khi không được quản lý tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy do đây là thị trường dòng tiền lớn, có thể gây bất ổn vĩ mô và ảnh hưởng đến nhiều gia đình.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở của CBRE Việt Nam - cũng nhận định, giá BĐS sẽ tiếp tục xu hướng tăng, tuy nhiên tăng nhanh hay chậm còn phụ thuộc yếu tố hấp thụ của thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, cũng cho hay, mặc dù giá BĐS tăng lên nhưng tính thanh khoản chưa hẳn sẽ tỷ lệ thuận. Bởi thanh khoản còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Do đó, ông cho rằng các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt ai sử dụng đòn bẩy tài chính cần lưu ý 2 khía cạnh.
Thứ nhất, là cần lưu ý khảo sát mặt bằng giá ở các khu vực, bởi giá BĐS ở miền Bắc nhiều nơi đã tăng 3-5 lần trong thời gian qua. Giá neo ở mức cao nên có thể gặp khó khăn trong thanh khoản.
Thứ hai là cần lưu ý tới sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư. Theo ghi nhận của đơn vị nghiên cứu này, dòng tiền đang có sự chuyển hướng từ miền Bắc vào miền Trung.
Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị sông Đuống
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6) (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng), tỷ lệ 1/5000. Quy mô nghiên cứu khoảng 1.152 ha. Dân số tối đa đến năm 2030 khoảng 8.296 người.
Theo quy hoạch, phạm vi nghiên cứu nằm ở phía Bắc và Đông Bắc giáp đê tả ngạn sông Đuống và phân khu đô thị N9 thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm. Phía Nam và Tây Nam giáp đê hữu ngạn sông Đuống (thuộc quận Long Biên). Phía Tây giáp cầu Bắc Cầu và phân khu đô thị sông Hồng; phía Nam và Đông Nam giáp phân khu đô thị N10 và cầu Phù Đổng.
Quy hoạch được quy hoạch bổ trợ cho cảnh quan trung tâm của khu vực phía Bắc sông Hồng, là nơi bố trí các công trình đầu mối đường thủy, hành lang sinh thái, cây xanh phòng hộ.
Đồng thời đây sẽ là khu vực có quỹ đất phát triển hai bên sông theo hướng cây xanh sinh thái, kết hợp du lịch, bảo tồn và duy trì cảnh quan thiên nhiên tạo lập bộ mặt cho các phân khu đô thị, kết hợp cải tạo chỉnh trang, tái thiết làng xóm dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị.
Theo quy hoạch, khu vực dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ, được cải tạo, xây dựng mới công trình theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có.
Trong khi đó, một số khu vực phải di dời đảm bảo yêu cầu thoát lũ như trường hợp hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm. Khu vực này sẽ từng bước thực hiện di dời đối với một số khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn.
Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới, quy hoạch yêu cầu nghiên cứu bố trí tại khu vực bãi sông phù hợp (được phép xây dựng và được nghiên cứu xây dựng) theo hướng thuận dòng chảy và địa chất thủy văn của sông Đuống, mật độ xây dựng thấp, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối hài hòa, khai thác chất liệu kiến trúc truyền thống và bền vững, gìn giữ giá trị văn hóa bản địa, đồng bộ về hạ tầng.
Đất không sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?
Thừa kế di sản có hai hình thức, gồm: Thừa kế theo di chúc, và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế sổ đỏ, sổ hồng theo di chúc có 4 loại, gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản không có công chứng, di chúc bằng bản có chứng thực.
Còn thừa kế theo pháp luật, nếu người đang sử dụng đất khi chết nếu không có di chúc thì quyền sử dụng đất vẫn có thể được xác định là di sản thừa kế (vẫn được chia thừa kế ngay cả khi không có sổ đỏ, sổ hồng).
Tóm lại, đất không có sổ đỏ, sổ hồng vẫn được chia thừa kế, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không hợp pháp.
Chia thừa kế sổ đỏ theo di chúc
Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm người để lại di sản chết).
Theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, khi chia di sản thừa kế sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc nếu di chúc hợp pháp; phần di sản thừa kế theo di chúc chỉ được chia lại khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.
Chia thừa kế sổ đỏ không có di chúc
Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015, hàng thừa kế được quy định cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
| Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/3): Tuyên bố mới nhất của Nga về yêu cầu trả tiền khí đốt bằng đồng Ruble, Moscow đòi đảm bảo lợi ích, Mỹ đón tin vui Nga vẫn muốn cung cấp khí đốt cho châu Âu, kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, cơ hội cho doanh nghiệp Trung Quốc từ khủng ... |
| Bất động sản mới nhất: Nút thắt khiến giá đất chỉ tăng không giảm, cảnh báo tình trạng ‘bán giấy lấy tiền’, khai gian giá đất Điểm nghẽn lớn nhất khiến giá nhà đất liên tục tăng, Hà Nội cảnh báo tình trạng khai gian giá đất nhằm giảm thuế, cách ... |