Phân khu La Diva là sản phẩm bất động sản thương mại và nghỉ dưỡng được thiết kế, quy hoạch đặc sắc, khác biệt. (Nguồn: MIDLand) |
Tăng nặng mức phạt với nhà xây không phép, trái phép
Những năm trước, việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng được quy định trong Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2017, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Thế nhưng, từ năm nay, với việc ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/1/2022 thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng có sự thay đổi về mức xử phạt. Đáng chú ý, hành vi xây nhà không phép, trái phép bị tăng nặng mức phạt.
Nghị định mới tăng mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
Cụ thể: Nghị định cũ (khoản 5, điều 15) phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Còn tại nghị định mới (khoản 7, điều 16) mức phạt được nâng lên 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng, tức tăng khoảng 3 lần.
Nghị định cũ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình khác. Nghị định mới mức phạt là 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tức tăng tới 5 – 8 lần.
Nghị định cũ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Theo nghị định mới, mức phạt được tăng lên khoảng 3 – 4 lần, phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.
Mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo cũng tăng nặng. Theo đó, Nghị định cũ (khoản 2, điều 15) phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Nghị định mới (khoản 4, điều 16) mức phạt là 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Nghị định cũ phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. Nghị định mới mức phạt là 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Nghị định cũ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Nghị định mới mức phạt tăng lên 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tăng mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới. Nghị định cũ (khoản 4, điều 15) phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Nghị định mới (khoản 6, điều 16) mức phạt tăng lên là 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Nghị định cũ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác. Nghị định mới mức xử phạt là từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Nghị định cũ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Nghị định mới mức phạt là 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
Đặc biệt, nghị định cũ chỉ quy định xử phạt hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị không có giấy phép xây dựng. Còn nghị định mới quy định xử phạt chung cho cả đô thị và nông thôn đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng.
Về việc xử phạt hành vi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân tiếp tục vi phạm, nghị định mới đã bổ sung quy định về việc cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tăng mức phạt tối thiểu từ 5 triệu đồng lên 100 triệu đồng và tối đa 350 triệu đồng lên 500 triệu đồng.
Buộc phá dỡ nhà ở trong trường hợp nào?
Tại Điều 92, Luật Nhà ở 2014 đã quy định cụ thể về một số trường hợp nhà ở phải phá dỡ, bao gồm:
Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Tin liên quan |
Phương Tây trừng phạt Nga, đồng USD mất quyền thống trị, ai sẽ ném ‘phao cứu sinh’ cho Moscow? |
Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Theo đó, chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ. UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
5 điều kiện khi sang tên sổ đỏ quyền thừa kế cho con
Khi sang tên sổ đỏ cho con cái, bố mẹ cần nắm rõ 5 điều kiện sau đây để không mắc sai phạm về thủ tục pháp lý.
Thứ nhất, để được sang tên sổ đỏ cho con phải đủ các điều kiện sau đây: Đất có giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1, Điều 168 của Luật Đất đai). Đất không có tranh chấp. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Trong thời hạn sử dụng đất.
Thứ hai, không sang tên sổ đỏ bằng lời nói: Điểm a, Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Vì thế, bố mẹ muốn sang tên sổ đỏ cho con thì phải lập thành hợp đồng và công chứng chứng thực theo quy định.
Thứ ba, phải thực hiện đăng ký biến động đất đai trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 4, Điều 95, Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì phải thực hiện đăng ký biến động đất đai.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 95, Luật Đất đai 2013, trong vòng 30 ngày kể từ ngày tặng cho sổ đỏ, các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Thứ tư, sang tên nhưng không đăng ký biến động đất đai sẽ bị phạt: Trường hợp sang tên sổ đỏ nhưng không đăng ký biến động đất đai, cá nhân, hộ gia đình sẽ bị phạt hành chính.
Cụ thể, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện đăng ký biến động; Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện đăng ký biến động.
Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt nêu trên.
Thứ năm, bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con được miễn thuế TNCN, lệ phí trước bạ. Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Còn theo Khoản 10, Điều 9, Nghị định 140/2016/NĐ-CP, nhà đất là quà tặng giữa: Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể được miễn lệ phí trước bạ.
FLCHomes và MIDLand ký kết hợp tác đầu tư phân khu La Diva Quảng Bình
Sáng 4/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác đầu tư phân khu La Diva Quảng Bình giữa FLCHomes và đơn vị phân phối, phát triển BĐS MIDLand.
Tại sự kiện, hai bên đã công bố thông tin, chia sẻ kế hoạch, lộ trình hợp tác triển khai và khẳng định tiềm năng của sự hợp tác chiến lược này, làm cơ sở đảm bảo thành công cho những cơ hội hợp tác tiếp theo giữa hai bên.
Theo thỏa thuận hợp tác, MIDLand là đơn vị đầu tư hợp tác góp vốn và phát triển kinh doanh phân khu La Diva thuộc đô thị biển đa lớp tích hợp The Show Quang Binh do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
Phân khu La Diva là sản phẩm BĐS thương mại và nghỉ dưỡng được thiết kế, quy hoạch đặc sắc, khác biệt.
Mảnh ghép không chỉ nằm trong The Show Quang Binh đô thị đa lớp tích hợp độc đáo bậc nhất miền Trung mà còn nằm trong đại đô thị biển FLC Quảng Bình có quy mô lớn gần 2.000 ha trải dài trên 5 km đường bờ biển xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
Quy mô của La Diva có gồm 248 căn shophouse liền kề và biệt thự.. Đây là phân khu có vị trí nổi bật, được thừa hưởng đầy đủ tiện ích nội, ngoại khu và sự thuận lợi trong liên kết vùng của The Show Quang Binh - dự án được bao quanh bởi 10 sân Golf hướng biển, tiếp giáp dự án đường ven biển Quảng Bình có tổng mức đầu tư 2.197 tỷ đồng.
| Kinh tế thế giới nổi bật (25/2-3/3): Phương Tây bắt tay ‘quay lưng’ với khí đốt Nga, EU dồn đòn trừng phạt, Moscow tung ‘chiêu đặc biệt’ chống đỡ Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng và ngũ cốc toàn cầu, phương Tây áp lệnh trừng phạt Moscow, Tổng thống Putin ... |
| Bất động sản mới nhất: Giá đất tăng dựng đứng, nhà đầu tư ‘ngồi trên đống lửa’; tin vui với căn hộ dịch vụ; điều kiện cấp sổ đỏ cho đất 50 năm Giá đất tăng dựng đứng gây ra nhiều hệ lụy; mở cửa du lịch, căn hộ dịch vụ nghỉ dưỡng sẽ quay trở lại đà ... |