Bất động sản mới nhất: Tình trạng sốt giá ngày càng lan rộng, Hà Nội ‘siết’ thu tiền thuế đất, mua nhà-cứ mua là được

Hải An
Lý giải nguyên nhân những cơn sốt đất, Bộ Xây dựng lên tiếng về điều chỉnh dự án 175 Nguyễn Thái Học (Hà Nội), đã đến lúc xuống tiền mua nhà?... là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bất động sản mới nhất. (Nguồn: Zing)
Giá bất động sản, đặc biệt giá đất nền tiếp tục tăng ở nhiều khu vực. (Nguồn: Zing)

Cẩn trọng mua "đỉnh", thị trường đóng băng không thanh khoản được

Tại tọa đàm "Giải mã những cơn sốt đất và cơ hội cho năm 2022" vừa qua, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở của CBRE Việt Nam - cho biết, giá BĐS, đặc biệt giá đất nền tiếp tục tăng ở nhiều khu vực.

Theo quan sát của ông, tình trạng này xuất hiện và bắt đầu lan rộng hơn rất nhiều. Ghi nhận từ cuối năm 2021 đến đầu năm nay, giá đất tăng và sốt đất xảy ra ở các khu vực lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai..., sau đó đã lan rộng ra Bình Phước, Tây Ninh và cả khu vực miền tây như Đức Hòa, Bến Lức của Long An.

Hiện nay, theo ông Kiệt, khu vực Phan Thiết, La Gi, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc của Bình Thuận đã xảy ra những cơn sốt đất cục bộ. Ở những vùng xa hơn như Bảo Lộc, Lâm Đồng và Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk tình trạng cũng tương tự. Tại khu vực miền Trung, miền Bắc cũng đều xuất hiện những cơn sốt đất.

Vậy đâu là nguyên nhân, yếu tố gì đang tạo nên cơn sốt đất? Theo lý giải của ông Kiệt, thứ nhất, hai năm nay, mặc dù kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 nhưng nhìn chung phát triển ở mức ổn định. Bên cạnh đó, rất nhiều kế hoạch đầu tư hạ tầng, quy hoạch, kế hoạch triển khai dự án được các địa phương công bố.

Chính những yếu tố thông tin quy hoạch, kế hoạch triển khai khiến các nhà đầu tư chú ý, rót tiền để đi theo chiến lược đón đầu. Giá đất từ đó bị đẩy lên rất cao, ông Kiệt cho hay.

Ngoài ra, theo ông, tình trạng sốt đất còn do vừa qua nhiều địa phương mở rộng đầu tư phát triển khu công nghiệp, thu hút nguồn vốn FDI, đầu tư vào phát triển du lịch... Những kỳ vọng từ các động thái này đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư, khiến họ tập trung tìm kiếm các quỹ đất, các kênh đầu tư làm sao để tận dụng được các yếu tố phát triển kinh tế.

Tin liên quan
Các công ty phương Tây ùn ùn rời Nga, tại sao nhiều ‘gã khổng lồ’ của Pháp lại lội ngược dòng? Các công ty phương Tây ùn ùn rời Nga, tại sao nhiều ‘gã khổng lồ’ của Pháp lại lội ngược dòng?

Một nguyên nhân quan trọng khác được ông Kiệt đề cập đó là lo ngại tình hình lạm phát, nhà đầu tư tăng nhu cầu tìm kiếm kênh giữ tài sản. BĐS là kênh đầu tiên được nhiều người nghĩ đến. Đất nền lại có ưu điểm vì thanh khoản tốt mà giá trị đầu tư không cao.

Ông Kiệt cho rằng, sốt đất chủ yếu là do yếu tố tâm lý. Tâm lý của nhà đầu tư muốn đón đầu thị trường, muốn tập trung vào những khu vực được dự báo phát triển tốt, có tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, vị chuyên gia CBRE cảnh báo, nhiều khu vực mà nhà đầu tư nghĩ là "tiềm năng" lại chỉ từ thông tin bên lề. Sau đó, họ bị lôi kéo vào những khu vực sốt đất ảo. Hệ quả là rất nhiều nhà đầu tư vướng vào tình trạng mua "đỉnh", thị trường đóng băng không thanh khoản được.

Mua nhà - cứ mua là được?

Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2022 là thời điểm vàng để mua căn hộ. Không chỉ là kênh trú ẩn dòng tiền an toàn, đầu tư căn hộ chung cư thời điểm hiện tại hứa hẹn sẽ sinh lời trong tương lai.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 dần được kiểm soát, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng lên. Giá xăng dầu tăng đột biến kéo theo đà tăng giá của nhiều loại hàng hóa cơ bản khác trên thị trường. Điều này khiến nguy cơ lạm phát đã bắt đầu len lỏi trong nền kinh tế 2022.

Trước biến động này, BĐS được đánh giá là loại tài sản có giá trị dài hạn, bảo vệ được nguồn tiền và có khả năng “chiến thắng” tốc độ lạm phát. Trong điều kiện bình thường, thậm chí ngay cả trong thời gian đại dịch thì giá BĐS vẫn luôn tăng.

Và trong bối cảnh lạm phát, giá BĐS dự báo càng được đẩy lên cao hơn nữa. Đây là động lực khiến các nhà đầu tư BĐS, người có nguồn tiền nhàn rỗi hay người có nhu cầu mua nhà đều nhanh tay chớp thời cơ “xuống tiền” bởi với BĐS, “cứ mua là được”.

Với người mua, việc sở hữu căn hộ càng ngày sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Còn đối với các nhà đầu tư, đây là thời điểm vàng không lo tài sản bị mất giá mà còn hứa hẹn sinh lời vượt trội.

Từ đầu năm nay, giao dịch tại phân khúc căn hộ chung cư cao cấp đã chứng kiến sự sôi động nhất thị trường. Nguyên nhân do phân khúc này phục vụ nhu cầu ở thực, nguồn cầu tăng trong khi nguồn cung lại đang dần khan hiếm. Tình trạng khan hiếm sẽ tiếp diễn trong thời gian tới khi có rất ít dự án mới được phê duyệt, làm tiếp tục đẩy giá BĐS tăng cao.

Bộ Xây dựng nói gì về việc điều chỉnh dự án "đất vàng" 175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội?

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về việc điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc Dự án Tiến Bộ Plaza tại khu đất số 175 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bất động sản mới nhất: Dự án 175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. (Nguồn: NĐT)
Khu đất 175 Nguyễn Thái Học (quận Đống Đa, Hà Nội) vốn là trụ sở cũ của tòa nhà in Tiến Bộ. Vị trí này được cho là khu đất vàng, đất kim cương ở vùng nội đô. (Nguồn: NĐT)

Bộ Xây dựng cho biết, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy định quản lý kèm theo đồ án, khu đất dự kiến đầu tư xây dựng của Dự án Tiến Bộ Plaza tại số 175 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội thuộc khu vực hạn chế phát triển (A7).

Cụ thể, đây là khu vực được quy định hạn chế xây dựng công trình cao tầng; các công trình xây dựng mới tại các vị trí giáp trục đường lớn chính có thể xây dựng nhà cao tầng phù hợp với thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc được duyệt.

Tuy nhiên, các công trình xây dựng cao tầng phải có những đóng góp về không gian mở và cảnh quan chung của đô thị như vườn hoa, vỉa hè lớn kết hợp làm không gian công cộng.

Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lập và phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H1-2, tỷ lệ 1/2000; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung TP. Hà Nội; Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố làm cơ sở triển khai thực hiện.

Bộ Xây dựng cho biết, khu đất số 175 phố Nguyễn Thái Học không trong phạm vi, ranh giới đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013.

UBND TP. Hà Nội cần căn cứ các quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đã được phê duyệt, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành liên quan để cụ thể hóa, xem xét, quyết định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc công trình theo đúng thẩm quyền, quy định pháp luật, Bộ Xây dựng nêu ý kiến.

Khu đất 175 Nguyễn Thái Học (quận Đống Đa, Hà Nội) vốn là trụ sở cũ của tòa nhà in Tiến Bộ. Vị trí này được cho là khu đất vàng, đất kim cương ở vùng nội đô.

Khu đất có vị trí đắc địa khi nằm cách không xa Quảng trường Ba Đình và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây... Một số tờ báo đưa tin, chủ đầu tư của dự án này là Công ty Cổ phần TID.

Hà Nội 'siết' thu tiền thuê đất

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn 816 về tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với trường hợp chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất.

Theo đó, UBND TP giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, Cục Thuế TP thực hiện rà soát các trường hợp người sử dụng đất chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất (chưa có quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất) đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh (đối chiếu dữ liệu cơ quan thuế đang theo dõi và quản lý thu tiền thuê đất) để hướng dẫn, đôn đốc người sử dụng đất liên hệ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai.

“Trường hợp người sử dụng đất chây ỳ, chậm trễ trong việc hoàn thiện hồ sơ thuê đất thì xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai”, UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

UBND TP cũng giao Sở TN&MT, xây dựng kế hoạch triển khai công tác hoàn thiện hồ sơ về đất đối với các điểm đất thuê chưa có quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất trên địa bàn TP; thông báo đến UBND các quận, huyện, thị xã và Cục Thuế TP để phối hợp triển khai thực hiện.

Đồng thời, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp với cơ quan thuế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất thuê của người sử dụng đất.

Về hướng dẫn cơ quan cung cấp thông tin địa chính làm căn cứ quản lý thu tiền thuê đất đối với trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa có quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất, UBND TP. Hà Nội giao các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường căn cứ đề nghị của cơ quan thuế, cung cấp thông tin địa chính làm căn cứ quản lý thu tiền thuê đất đối với trường hợp người sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa có quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất trên địa bàn, đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh theo quy định.

Các công ty phương Tây ùn ùn rời Nga, tại sao nhiều ‘gã khổng lồ’ của Pháp lại lội ngược dòng?

Các công ty phương Tây ùn ùn rời Nga, tại sao nhiều ‘gã khổng lồ’ của Pháp lại lội ngược dòng?

Nhiều doanh nghiệp phương Tây đang rời Nga sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, một ...

Bất động sản mới nhất: Nỗi lo thị trường mất thanh khoản, ‘chốt’ giá khởi điểm đất vàng Sầm Sơn, ám ảnh biển ‘cho thuê nhà’ ở phố cổ Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Nỗi lo thị trường mất thanh khoản, ‘chốt’ giá khởi điểm đất vàng Sầm Sơn, ám ảnh biển ‘cho thuê nhà’ ở phố cổ Hà Nội

Chuyên gia nhận định, thị trường sẽ không có khả năng mua nếu diễn ra lạm phát, Thanh Hóa ‘chốt’ giá khởi điểm đấu giá ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến ...
Điện chia buồn nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ trần

Điện chia buồn nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ trần

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 27/12.
Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Nestlé Việt Nam tự hào khởi động chương trình đặc biệt mang tên 'Cùng Nestlé, cầu Tết chất lượng trong tay'.
Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn ...
Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu, lý do doanh nghiệp nước ngoài quyết không tách rời

Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho rằng, có hai lý do các công ty nước ngoài sẽ không rời khỏi thị trường Trung Quốc.
BRICS: Nga 'mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

BRICS: Nga 'mở rộng cửa chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, Trung Quốc lên tiếng

BRICS: Nga mở cửa ‘chốt đơn’ thêm 9 quốc gia đối tác mới, 4 nước khác đang chờ, quan điểm của Trung Quốc thế nào?
Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì?

Kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với khó khăn vào năm 2025 nếu tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này

Ngày 26/12, chính phủ Nhật Bản thông báo GDP của quốc gia này trong năm 2025 có thể đạt mức tối đa.
Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Kazakhstan đang trải qua quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp, tập trung vào chế biến nguyên liệu thô và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới với Ukraine.
Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước duy trì đà tăng, hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ?

Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước duy trì đà tăng, hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ?

Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê arabica giảm mạnh, trong nước , hàng Việt bị lấn lướt ở thị trường Mỹ...
Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 diễn ra tại Tokyo (Nhật ...
Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội thảo 'Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' đã diễn ra sáng 26/12.
Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động