Trên thị trường bất động sản (BĐS) bán, nhà mặt phố, biệt thự, chung cư là những loại hình ghi nhận nhu cầu tìm kiếm tăng mạnh nhất, lần lượt ở mức 21%, 13% và 11%. (Ảnh: Phan Anh) |
Hàng tồn kho tăng cao
Theo Tiền Phong, hàng tồn kho nhiều, thị trường ảm đạm dẫn đến nhiều rủi ro khiến các doanh nghiệp BĐS phải tính đến phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ số giá BĐS nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng.
Tại ngày 30/9, thống kê từ 15 doanh nghiệp BĐS lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, tổng lượng tồn kho là gần 261.000 tỷ đồng, tương đương 10,4 tỷ USD, tăng gần 7,4% so với quý trước và tăng hơn 28% so với cùng kỳ.
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, giới hạn tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đã gây nên những khó khăn trong việc giải ngân vốn vay cho khách hàng, đồng thời người mua cũng đắn đo hơn khi đưa ra quyết định. Những điều này đã khiến hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS tăng mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho biết, thời gian vòng quay hàng tồn kho tăng ở mức rất cao, lên mức trên 1.497 ngày ngày, tức hơn 4 năm. Đây là mức cao đáng báo động cho các doanh nghiệp BĐS.
Tin liên quan |
Khủng hoảng năng lượng: 3 kịch bản căng thẳng Nga-EU, sự nguy hiểm của tự mãn, mùa Đông 2022 vẫn là ‘chiếc bánh ngọt ngào’ |
Theo tìm hiểu, lượng hàng tồn kho từ các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây tăng lên cũng một phần do còn vướng mắc các thủ tục pháp lý khiến một số dự án chưa thể triển khai để bán.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng nói rằng, các doanh nghiệp BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý chồng chéo kéo dài.
Do đó, cơ quan chức năng cần sự xem xét, điều chỉnh một cách toàn diện và mạnh mẽ các quy định về pháp lý dự án hiệu quả hơn, đặc biệt là các sửa đổi liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đất đai giúp khơi thông nguồn lực đầu tư cho các dự án, giải quyết bài toán cung cầu thị trường và giúp thị trường phát triển một cách bền vững.
Loại hình địa ốc nào đang hút khách?
Batdongsan.com.vn vừa đưa ra dữ liệu về tổng quan thị trường BĐS Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022. Theo đó, nhu cầu tìm mua nhà đất toàn quốc tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021, lượng tin đăng BĐS cũng tăng 40%.
Trên thị trường BĐS bán, nhà mặt phố, biệt thự, chung cư là những loại hình ghi nhận nhu cầu tìm kiếm tăng mạnh nhất, lần lượt ở mức 21%, 13% và 11%. Mức độ quan tâm nhà riêng và đất nền bán gần như không có sự thay đổi nhưng lượng quan tâm đối với đất dự án đã giảm 13% trong 10 tháng qua so với cùng kỳ năm trước.
Đối với thị trường cho thuê, mức độ quan tâm tăng mạnh ở tất cả các loại hình BĐS, đặc biệt là văn phòng cho thuê tăng 181%, nhà mặt phố cho thuê tăng 127%. Tuy nhiên, lượng tin đăng phần nào thể hiện nguồn cung một số loại hình BĐS cho thuê thiết yếu như chung cư, nhà trọ, cửa hàng lại giảm đáng kể, từ 14-20% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh có sự phục hồi mạnh mẽ hơn Hà Nội về nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2022, mức độ quan tâm đến BĐS TP. Hồ Chí Minh tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi Hà Nội chỉ tăng 11%. Lượng tin đăng BĐS ở TP. Hồ Chí Minh cũng tăng đến 45%, so với mức tăng 20% của Hà Nội.
Theo các chuyên gia của Batdongsan.com.vn, xu hướng tăng trưởng lượt quan tâm nhà đất trong 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy sự phục hồi của thị trường BĐS sau giai đoạn chịu tác động tiêu cực từ Covid-19. Tuy nhiên, con số này vẫn khá khiêm tốn nếu so sánh với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, dù nhu cầu mua BĐS 10 tháng đầu năm tăng nhưng chủ yếu tăng ở giai đoạn nửa đầu năm khi xuất hiện một số đợt sốt đất cục bộ và đã có xu hướng giảm trong quý III/2022.
Thanh khoản thị trường đang chịu ảnh hưởng từ chính sách kiểm soát tín dụng, thiếu hụt nguồn cung và biến động lãi suất. Tuy nhiên, sự sụt giảm nặng nề nhất chu yếu rơi vào đất nền và căn hộ hạng sang.
Một số loại hình BĐS đáp ứng tiêu chí an toàn, phục vụ nhu cầu ở thực và khả năng khai thác giá trị thương mại vẫn nhận được sự quan tâm.
Hà Nội kiểm tra việc xử lý vi phạm đất đai tại 11 quận, huyện
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Theo đó, TP Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại UBND các quận, huyện gồm Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa.
Thông qua kiểm tra, TP Hà Nội xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại địa bàn một số đơn vị sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn. (Ảnh minh họa - Nguồn: NM) |
Thông qua kiểm tra, TP Hà Nội xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại địa bàn một số đơn vị sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.
Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ xem xét, đánh giá công tác phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đáng chú ý, qua công tác kiểm tra sẽ phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Công tác triển khai kiểm tra hai nội dung này sẽ được thực hiện tại UBND phường, xã, thị trấn thuộc các quận, huyện, thị xã nêu trên.
Thời gian kiểm tra trong quý I và II/2023.
Thời kỳ kiểm tra với lĩnh vực đất đai, tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2022.
Hải Dương dừng xử lý đất dôi dư, xen kẹp
Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương vừa có văn bản gửi các huyện, thành phố, thị xã yêu cầu dừng xử lý đất dôi dư, xen kẹp theo hướng dẫn tại Văn bản số 144/TNMT-NVQLĐĐ-GD ngày 19/11/2014.
Theo văn bản này, các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Hải Dương dừng việc xử lý đất xen kẹp, đất dôi dư trong khu dân cư theo hướng dẫn tại Văn bản số 144/TNMT-NVQLĐĐ-GD ngày 19/11/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường; đối với các hồ sơ đã tiếp nhận, chưa giải quyết xong, đề nghị trả lại hồ sơ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chỉ đạo, quán triệt việc quản lý, xử lý các diện tích đất trong khu dân cư do Nhà nước quản lý (kể cả các diện tích đất đã đo đạc vào thửa đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng chưa có quyết định công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất) bảo đảm đúng quy định của pháp luật; không tự ý san lấp, chuyển mục đích ao, hồ, đầm khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy; ưu tiên sử dụng các diện tích đất nhỏ hẹp vào mục đích công cộng theo quy định của Chính phủ.
Đối với các diện tích đất đủ điều kiện quy hoạch để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, giao cho nhân dân làm nhà ở, yêu cầu thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo lý giải của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai chưa quy định cụ thể đối với việc xử lý các diện tích đất nhỏ hẹp, đất công do Nhà nước quản lý nằm trong các khu dân cư đã gây nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, ngày 19/11/214 Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đã ban hành Văn bản số 144/TNMT-NVQLĐĐ-GD hướng dẫn xử lý đất xen kẹp, dôi dư trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Văn bản này về cơ bản đã giải quyết được một số tồn tại, vướng mắc trong việc xử lý đất xen kẹp, dôi dư trong khu dân cư, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, tăng thu cho ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện trong thời gian qua còn một số trường hợp, các địa phương hiểu, áp dụng không thống nhất. Mặt khác, hệ thống pháp luật đất đai hiện hành về cơ bản đã quy định tương đối đầy đủ trình tự, thủ tục thực hiện, trong đó đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý.
| Khủng hoảng năng lượng: 3 kịch bản căng thẳng Nga-EU, sự nguy hiểm của tự mãn, mùa Đông 2022 vẫn là ‘chiếc bánh ngọt ngào’ Với các kịch bản kém lạc quan về quan hệ Nga-EU trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, khi sang năm 2023 và 2024, người ... |
| Giá tiêu hôm nay 18/11, lực bán đang mạnh dịp cuối năm, giá hồ tiêu không hấp dẫn người trồng, diện tích giảm Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 58.000 – 61.500 đ/kg. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/11): Cấm nhập dầu Nga, EU tạo lỗ hổng lớn; Mỹ ‘hạ cánh không nhẹ nhàng’; Đức 'ôm' khí đốt, ung dung đón mùa Đông Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu chỉ hạ nhiệt khi xung đột Nga-Ukraine được giải quyết, tăng trưởng toàn cầu lại bị hạ dự ... |
| Bất động sản mới nhất: Khách hàng lo bị ‘ngược đãi’ thay vì ‘ưu đãi’, giá chung cư Hà Nội giảm, điều kiện bán nhà cũ thuộc sở hữu Nhà nước Chuyên gia nói doanh nghiệp cần tìm cách bán hàng, không nên đợi được “bơm” thêm tín dụng; giá chung cư Hà Nội có dấu ... |
| Bất động sản mới nhất: Quả bóng ‘không có khả năng phình to và vỡ’, nghịch lý giá tăng dù ế ẩm, Hà Nội ra quyết định liên quan KĐT Thanh Hà Thị trường “khó khăn toàn tập”, thiếu nguồn cung trầm trọng; không bán được hàng nhưng giá vẫn tăng tới 10%, Hà Nội dừng điều ... |