Nhỏ Bình thường Lớn

Bắt tay như thế nào để thể hiện phép lịch sự xã giao?

TGVN. Trong giao tiếp, bắt tay là phép xã giao thông thường nhưng đồng thời, nó cũng là cách thể hiện biểu lộ tình cảm của mình đối với người được bắt tay.    
TIN LIÊN QUAN
bat tay nhu the nao de the hien phep lich su xa giao Phụ nữ bắt tay như thế nào để ghi điểm trong giao tiếp?
bat tay nhu the nao de the hien phep lich su xa giao Cái bắt tay nhiều toan tính
bat tay nhu the nao de the hien phep lich su xa giao

Sau khi Việt Nam mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm một nước phương Tây. Tới nơi, chủ nhà từ trên cao chìa tay ra bắt, nhưng khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh bình tĩnh bước lên bậc cuối cùng, đứng ngang hàng với chủ nhà rồi mới tươi cười đón lấy tay chủ nhà một cách rất tự nhiên. Chỉ một cử chỉ đó, cái bắt tay của Bác nâng cao uy danh của nước nhà.

Từ đó, ta cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bắt tay. Khi bắt tay ai nên tỏ thái độ niềm nở, chân thành của mình đối với người đó bằng cách đưa tay phải ra nắm cả bàn tay khách và không giữ lâu. Tay bóp mạnh quá là thô bạo, hời hợt là lạnh nhạt và thiếu tôn trọng, nhất là đối với người đứng tuổi, có cương vị và phụ nữ. Người bắt tay nên đứng ngay ngắn và tỏ thái độ lịch thiệp, không nên bắt bằng cả hai tay với tư thế khúm núm.

Trong trường hợp chưa quen biết, bạn không nên chủ động chìa tay và nên chờ được giới thiệu để làm quen rồi mới bắt tay. Đối với những người đã quen biết nhưng có cương vị cao hơn và là nữ giới thì bạn không nên chủ động bắt tay họ.

Tại chỗ đông người, nên chào hỏi và bắt tay theo thứ tự từ người có tuổi, địa vị và phụ nữ. Khi gặp nhau, nam giới chào nữ giới trước, cấp dưới chào cấp trên, người trẻ tuổi chào người lớn tuổi, người đến sau chào người đến trước, người từ ngoài vào chào người ở trong nhà. Khi gặp một cặp vợ chồng, bạn nên bắt tay chào hỏi người vợ trước và khi đó, không nên nắm chặt tay quá như khi bắt tay nam giới.

Khi chào hỏi, không nên bắt tay hai người cùng một lúc và nhìn đi nơi khác, bởi cử chỉ này dễ gây hiểu lầm khiến bạn trở thành kẻ trịnh thượng. Đồng thời, không nên đứng trên bậc cao chìa tay bắt người đang bước lên, mà phải đợi khách bước lên ngang hàng với mình rồi mới bắt tay. Khi đang ngồi mà có khách tới làm quen thì nên đứng dậy bắt tay.

Vào mùa đông, khi bắt tay, nam giới đeo gang tay nên tháo gang tay ra và không nên để một tay trong túi áo hoặc túi quần, còn một tay bắt tay khách.

Bạn nên chủ động bắt tay nếu bạn là chủ nhà đứng đón khách, chủ trì cuộc chiêu đãi, hội thảo, ký kết, hoặc bạn ở cương vị cao hay có tuổi hơn khách. Nếu bạn trẻ hơn khách hay gặp khách có cương vị cao, có tuổi hoặc phụ nữ, thì trước tiên khẽ cúi đầu chào, nếu khách đưa tay ra thì hãy bắt tay họ. Nếu khách là đồng nghiệp, đồng cấp, bạn bè thì có thể chủ động đưa tay ra bắt.

Cách chào hỏi, bắt tay như thế nào khi ở nơi công cộng, tiếp khách hội nghị, hội thảo đến thăm nhà bạn hoặc được bạn bè tiếp, chúng ta phải tùy từng trường hợp cụ thể mà chọn hình thức xử lý cho thích hợp. Nhiều nước ở châu Á, người phụ nữ chỉ chào khách quý thường chỉ chắp tay trước ngực và cúi đầu chào, ta cũng phải đáp lễ cho phù hợp với tập quán.

bat tay nhu the nao de the hien phep lich su xa giao Nguồn gốc các nghi lễ chào hỏi trong giao tiếp

TGVN. Những người văn minh lịch sự, khi gặp nhau bao giờ cũng có những cử chỉ lễ phép. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc những ...

bat tay nhu the nao de the hien phep lich su xa giao Cần nhiều hơn cái bắt tay

"Nói thẳng, giờ không phải là lúc nói tới chuyện bắt đầu đàm phán nữa. Không thể cứ bước tiến, bước lui trong lộ trình ...

bat tay nhu the nao de the hien phep lich su xa giao Cái bắt tay dè dặt

Đó là hình ảnh của các nhà lãnh đạo EU với Ukraine tại Hội nghị cấp cao song phương tại Paris (Pháp) ngày 9/9. Tự ...

N.L.T