Người Đức cực kỳ xem trọng thời gian, họ quan niệm người lịch sự không bao giờ để người khác phải chờ, kể cả những người có chức vụ cao cũng không ngoại lệ. (Nguồn: shutterstock) |
Dự tiệc
Người Đức đề cao tính đúng giờ. Vì thế khi được mời dự tiệc, bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút. Nếu có việc bất khả kháng, bạn nhất thiết phải gọi để thông báo và giải thích cặn kẽ lý do.
Khi vào bàn tiệc, bạn không nên tùy tiện ngồi xuống bàn nếu chưa được mời. Khi ngồi cũng lưu ý chỉ được ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp, không tùy tiện thay đổi chỗ ngồi.
Bạn cũng cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn. Không được dùng bữa khi chủ bữa tiệc chưa có lời mời.
Tuyệt đối không được đặt khuỷu tay lên bàn tiệc khi mọi người đang ăn uống.
Luôn đặt dĩa bên trái và dao bên phải.
Hãy cố dùng hết số thức ăn trong đĩa của bạn. Đừng bỏ dở vì ở Đức bạn cũng sẽ bị đánh giá là bất lịch sự hay kém tinh tế.
Trong mọi bữa tiệc, hãy để chủ tiệc nâng ly trước.
Khi dùng xong bữa, hãy đặt dĩa và dao song song bên phải của đĩa ăn, dĩa đặt hơi chếch cao hơn dao một chút. Đây là dấu hiệu để người phục vụ biết rằng bạn đã dùng xong bữa.
Sau bất cứ buổi tiệc nào, bạn đều nên gửi thư để bày tỏ lòng cảm ơn.
Trao danh thiếp
Người Đức cầu kỳ cả trong việc trao danh thiếp khi gặp gỡ đối tác hoặc trong các bữa tiệc. Thường thì khách mời sẽ là người trao danh thiếp đầu tiên.
Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Trong trường hợp chưa hoặc không rõ thứ tự cấp bậc thì sẽ trao cho người ở bên cạnh mình trước.
Người nhận danh thiếp phải xem qua trước khi cất đi nếu không muốn bị cho là bất lịch sự.
Khoảng cách riêng tư
Người Đức sẽ rất khó chịu nếu ai đó “xâm phạm” khu vực riêng tư của họ nên bạn cần lưu ý điều này.
Khi đứng trò chuyện với đồng nghiệp, đối tác, bạn nên đứng cách 1m nếu chỉ có 2 người, hoặc 1-2m nếu đứng thành nhóm.
Khoảng cách tầm 50-60cm chỉ dành cho bạn bè thân thiết.
Đúng giờ
Như đã nói ở trên, người Đức cực kỳ xem trọng thời gian, họ quan niệm người lịch sự không bao giờ để người khác phải chờ, kể cả những người có chức vụ cao cũng không ngoại lệ.
Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự bạn nên đến buổi hẹn đúng giờ. Nếu bạn đến trễ hãy gọi điện để thông báo và giải thích lý do.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy đến sớm 5 phút trước thời gian hẹn vì điều này sẽ gây ấn tượng với người Đức. Họ sẽ bị xúc phạm nếu bạn đến muộn nhiều lần.
| Báo New Zealand ca ngợi các kết quả về thương mại, nông nghiệp trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Jacinda Ardern Ngày 16/11, tờ RNZ đã đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và nhấn mạnh trọng ... |
| Triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế tại tỉnh Sibiu, Romania Đại sứ Đỗ Đức Thành làm việc với bà Daniela Campean, Tỉnh trưởng tỉnh Sibiu; bà Astrid Fodor, Thị trưởng thành phố Sibiu, gặp gỡ ... |
| Việt Nam-Đức: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Chiều tối 14/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Kambiz Ghawami, Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ đại học thế giới Đức đang ... |
| Sinh khí mới cho quan hệ Việt Nam-Thái Lan và sự tham gia của Việt Nam vào diễn đàn APEC Trước thềm chuyến thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày ... |
| Nắm bắt cơ hội 'vàng' đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức lên tầm cao mới Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh cho rằng, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Việt Nam từ ... |