Bầu cử Mỹ 2024: Chờ đợi màn 'khẩu chiến' kịch tính đầu tiên giữa ông Trump với Tổng thống Biden

Quang Huy
Trận 'tái đấu' tranh luận trực tiếp sớm giữa ông Donald Trump và Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 đang thu hút sự quan tâm, hứa hẹn đầy kịch tính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ 2024: Chờ đợi điều gì trong cuộc tranh luận trực tiếp sớm Trump–Biden?
Buổi tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden với ông Donald Trump dự kiến diễn ra vào ngày 27/6 tới. (Nguồn: Reuters)

Cột mốc quan trọng

Các cuộc tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống là yếu tố then chốt trong tiến trình dân chủ ở Mỹ, là nơi để các ứng viên trình bày chính sách, thách thức đối thủ và tương tác trực tiếp với cử tri. Những buổi tranh luận không chỉ mang tính trình diễn chính trị, mà còn có khả năng tác động đến dư luận, củng cố hoặc đập tan nhiều thông tin và cuối cùng là ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Tin liên quan
Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân thông qua Luật Lưu trữ sửa đổi Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân thông qua Luật Lưu trữ sửa đổi

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ 2024 đang tới gần, triển vọng của màn tái đấu giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi sự tác động đáng kể đến cục diện chính trị.

Truyền thống này bắt nguồn từ cuộc tranh luận nổi tiếng giữa ông Abraham Lincoln và ông Stephen Douglas vào năm 1858, còn thể thức tranh luận hiện đại sau đó được thiết lập giữa ông John F. Kennedy và ông Richard Nixon vào năm 1960.

Những cuộc tranh luận là cột mốc quan trọng trong các chiến dịch bầu cử Mỹ, thường được nhớ đến nhờ những phát ngôn ấn tượng, sự đối đầu kịch tính và tầm nhìn của các ứng viên về phát triển đất nước.

Nhìn lại lịch sử, đôi khi các cuộc tranh luận sẽ thay đổi đáng kể nhận thức của công chúng. Điển hình là cụm từ “Lại nữa rồi” (There you go again) của ông Ronald Reagan vào năm 1980, hay màn trình diễn tích cực của ông Barack Obama tại buổi tranh luận thứ hai hồi năm 2012, sau lần đầu tiên xuất hiện mờ nhạt, đã đóng vai trò quan trọng cho các chiến thắng sau này. Ngược lại, những màn tranh luận kém có thể trở thành thảm họa, chẳng hạn như câu trả lời vô cảm của ứng cử viên Michael Dukakis về án tử hình vào năm 1988.

Sự tương phản trong chính sách và tầm nhìn

Trận tái đấu năm nay giữa ông Trump và ông Biden hứa hẹn sẽ đặc biệt gây chú ý.

Trở lại năm 2020, cuộc chạm trán đầu tiên của hai ứng viên thường xuyên bị gián đoạn bởi hai bên liên tục công kích và chế nhạo đối thủ. Cuộc tranh luận hỗn loạn đó đặt ra tiền lệ mới cho nền chính trị đối đầu và khiến nhiều cử tri thất vọng với diễn ngôn chính trị.

Với nhiều kỳ vọng, cuộc đối đầu thứ hai giữa hai ứng viên này có thể sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt lớn của dư luận với số người xem cao hơn.

Một trong những khía cạnh quan trọng của bất kỳ cuộc tranh luận tổng thống nào là sự tương phản rõ rệt trong chính sách và tầm nhìn giữa các ứng cử viên. Hai nhà lãnh đạo đại diện cho hai hệ tư tưởng và tầm nhìn rất khác nhau về tương lai nước Mỹ.

Cương lĩnh tranh cử của ông Trump tập trung vào việc tiếp tục chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết”, nhấn mạnh chủ nghĩa dân tộc kinh tế, nới lỏng các quy định và lập trường cứng rắn về nhập cư. Ông chỉ trích cách Tổng thống Biden xử lý nền kinh tế, chính sách đối ngoại và các vấn đề xã hội, tận dụng sự kết nối với bộ phận cử tri cảm thấy bị chính quyền đương nhiệm gạt ra ngoài lề.

Trong khi đó, Tổng thống Biden cần bảo vệ thành tích đã có trong nhiệm kỳ đầu. Ông Biden dự kiến tập trung vào các vấn đề mà ông đã đạt được thành tựu như ứng phó với đại dịch Covid-19, nỗ lực phục hồi kinh tế, các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và cải cách công bằng xã hội.

Điều ông Biden cần làm lúc này là nêu rõ tầm nhìn cụ thể trong nhiệm kỳ thứ hai, giải quyết những lo ngại và chỉ trích, song song với một lộ trình tiến bộ. Tuy nhiên, ông có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục cử tri về cách đối phó với lạm phát, thứ đang hủy hoại cuộc sống của hàng triệu người dân.

Đây cũng là cơ hội để ông Biden phản bác lại những luận điệu của ông Trump, đồng thời thu hút những cử tri không hài lòng hoặc chưa chắc chắn về kết quả nhiệm kỳ tổng thống vừa qua mang lại.

Cuộc đua kịch tính

Trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social, ông Trump lên tiếng thách thức Tổng thống Biden tham gia tranh luận: “Tôi sẵn sàng tranh luận với ông ở bất cứ đâu”.

Nhà Trắng đã phải điều chỉnh lịch trình và định dạng tranh luận truyền thống đề xuất bởi Ủy ban Tranh luận Tổng thống. Buổi tranh luận đầu tiên, diễn ra vào ngày 27/6 sẽ do hãng tin CNN tổ chức tại trường quay ở Atlanta, và buổi tranh luận thứ hai, do hãng tin ABC News tổ chức, dự kiến vào ngày 10/9.

Đội ngũ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden kiên quyết tổ chức các cuộc tranh luận không có khán giả do nhận thấy rằng sức hút của ông Trump cũng như khả năng kết nối với khán giả trực tiếp có thể mang lại lợi thế cho đối thủ.

Ngoài ra, phía ông Biden cũng yêu cầu tổ chức một cuộc tranh luận trước khi bắt đầu bỏ phiếu sớm, và cá nhân chủ trì buổi tranh luận không được đến từ cơ quan có quan điểm tư tưởng thiên về ông Trump. Những điều kiện này phản ánh cách tiếp cận chiến lược nhằm hạn chế thế mạnh của ông Trump cũng như rủi ro tiềm ẩn đặt ra với ông Biden.

Rõ ràng, kết quả của cuộc tranh luận Trump-Biden năm 2024 có thể có tác động sâu rộng đến cuộc bầu cử và tương lai của nền chính trị Mỹ. Một số tình huống có thể xảy ra và mỗi tình huống dẫn đến những kết quả riêng biệt.

Trường hợp nếu cựu Tổng thống Trump thể hiện đặc biệt xuất sắc trong các cuộc tranh luận, hạ gục thành tích của Tổng thống Biden và đề ra tầm nhìn hấp dẫn cho tương lai, điều này có thể tiếp thêm sinh lực cho những căn cứ của ông và khiến những cử tri còn lưỡng lự quay sang ủng hộ ông.

Màn tranh luận mạnh mẽ cũng có thể giúp ông Trump vượt qua một số nhận thức tiêu cực xung quanh nhiệm kỳ trước đó, đặc biệt nếu ông thể hiện sự kỷ luật hơn và “ra dáng” tổng thống hơn. Tuy nhiên, việc ông Trump tỏ ra quá lấn át cũng có thể kích động phe đối lập, thúc đẩy tỷ lệ cử tri đảng Dân chủ và cử tri độc lập đi bỏ phiếu cao hơn để ngăn chặn nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ứng cử viên đảng Cộng hòa.

Trường hợp nếu ông Biden tiếp tục giữ vững lập trường tại các cuộc tranh luận, phản bác các đợt tấn công của ông Trump một cách có hiệu quả và trình bày một tầm nhìn rõ ràng, tích cực cho tương lai, ông có thể củng cố nhiệm kỳ và trấn an các cử tri trung lập.

Việc tổng thống đương nhiệm có màn trình diễn ổn định có thể duy trì hiện trạng, giữ cho cuộc đua có tính cạnh tranh song khó có bước ngoặt kịch tính. Kịch bản này có thể sẽ dẫn đến một cuộc bầu cử sát sao, với kết quả phụ thuộc vào tỷ lệ đi bỏ phiếu và tính hiệu quả của các chiến dịch tranh cử.

Cuối cùng, không loại trừ khả năng các cuộc tranh luận sẽ là những kết quả lẫn lộn, mỗi ứng viên đều có lúc mạnh lúc yếu. Trong kịch bản này, tác động của các cuộc tranh luận có thể ít rõ ràng hơn, khi cử tri phải dựa nhiều hơn vào nhiều yếu tố khác, như quảng cáo tranh cử, tổ chức cơ sở và tin tức trên các phương tiện truyền thông, để đưa ra quyết định.

Kết quả đan xen có thể dẫn đến một cuộc bầu cử rất khó lường, với tỷ lệ dao động trong những tuần cuối cùng của chiến dịch. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, đặc biệt ở các nhóm nhân khẩu học chính và các bang dao động, sẽ càng trở nên quan trọng trong việc xác định kết quả cuối cùng.

Bầu cử Mỹ 2024: Lộ diện 'điểm nóng' đầu tiên, Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump - Ai đúng?

Bầu cử Mỹ 2024: Lộ diện 'điểm nóng' đầu tiên, Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump - Ai đúng?

Trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông nhiều lần nhấn mạnh: Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang "khỏe ...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump đang mất dần vị trí dẫn đầu đã xây dựng được trước Tổng thống Biden; Người Mỹ e ngại một tổng thống không hiệu quả

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump đang mất dần vị trí dẫn đầu đã xây dựng được trước Tổng thống Biden; Người Mỹ e ngại một tổng thống không hiệu quả

Theo trang the Gazette (Mỹ), cựu Tổng thống Donald Trump đã mất gần như toàn bộ vị trí dẫn đầu trước Tổng thống Joe Biden ...

Bầu cử Mỹ 2024: Bất chấp việc hầu tòa, ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò

Bầu cử Mỹ 2024: Bất chấp việc hầu tòa, ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò

Kênh truyền hình CNN ngày 28/4 công bố kết quả thăm dò do Cơ quan Dịch vụ Dữ liệu SSRS tiến hành cho thấy, ứng ...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump vừa chuẩn bị cho kịch bản bị kết án, vừa lên danh sách chọn ‘Phó tướng’

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump vừa chuẩn bị cho kịch bản bị kết án, vừa lên danh sách chọn ‘Phó tướng’

Theo Reuters, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/5 cho biết, cựu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Nikki Haley không ...

Bầu cử Mỹ 2024: 'Song hỷ lâm môn', ông Donald Trump thêm sung sức trước cuộc chạm trán đầu tiên với Tổng thống Joe Biden

Bầu cử Mỹ 2024: 'Song hỷ lâm môn', ông Donald Trump thêm sung sức trước cuộc chạm trán đầu tiên với Tổng thống Joe Biden

Trong những ngày qua, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump nhận hai tin vui trước khi ông có cuộc ...

(theo Eurasia Review)

Đọc thêm

Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23, Yên biết chuyện Vinh là người đưa Đông về nhà, Bảo tham gia lớp học làm giàu.
Cần đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên không gian mạng

Cần đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên không gian mạng

Bảo vệ các giá trị văn hóa của đất nước giờ đây khó khăn nhất là trên không gian mạng chứ không phải trên không gian báo chí truyền thống.
Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Hàn Quốc chưa cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân "vào lúc này", vì Mỹ đã đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng ...
Anh chuẩn bị có công viên giải trí lớn nhất châu Âu

Anh chuẩn bị có công viên giải trí lớn nhất châu Âu

Công ty Universal Destinations & Experiences sắp xây dựng công viên giải trí lớn nhất châu Âu, dự kiến thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Bầu cử Mỹ 2024: Các nhà kinh tế lên tiếng về kế hoạch thuế quan của ông Trump, nói người tiêu dùng chịu thiệt

Bầu cử Mỹ 2024: Các nhà kinh tế lên tiếng về kế hoạch thuế quan của ông Trump, nói người tiêu dùng chịu thiệt

Các nhà kinh tế học từng giành giải Nobel cho rằng, kế hoạch kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ châm ngòi cho lạm phát.
Xác minh đối tượng đưa tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024

Xác minh đối tượng đưa tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024

Theo Bộ GD&ĐT, trong một số nhóm, diễn đàn có chia sẻ, lan truyền thông tin sai sự thật về việc 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024.
Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Hàn Quốc chưa cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân "vào lúc này", vì Mỹ đã đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh.
Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Các thành viên EU đã chấp thuận một thỏa thuận về những đảm bảo an ninh cho Ukraine và hai bên sẽ ký kết vào ngày 27/6.
Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Mỹ đã đưa ra bình luận về quyết định của Nicaragua bổ nhiệm Đại sứ ở Afghanistan, hiện đang do Taliban kiểm soát.
Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Gần 3.000 ứng cử viên thượng nghị sĩ từ 20 nhóm ngành nghề đã tiến hành bỏ phiếu để bầu ra 200 thành viên Thượng viện nhiệm kỳ 2024-2029.
Trung Quốc coi năng lượng xanh là 'chìa khóa' để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Trung Quốc coi năng lượng xanh là 'chìa khóa' để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đặc phái viên của Trung Quốc về biến đổi khí hậu khẳng định, năng lực sản xuất rộng lớn của nước này giúp thế giới tăng tốc áp dụng năng lượng xanh.
Triều Tiên phóng tên lửa: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệp tập họp khẩn, Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng

Triều Tiên phóng tên lửa: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệp tập họp khẩn, Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệu tập một cuộc họp đánh giá tình hình an ninh để thảo luận vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Phiên bản di động