Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc tái đấu về chính sách kinh tế, sắc màu tương phản của Tổng thống Biden sẽ thắng ông Trump? (Nguồn: Getty Images) |
Cuộc cạnh tranh gay gắt nhất giữa hai ứng cử viên tiềm năng Donal Trump và Joe Biden rất có thể chỉ xoay quanh nền kinh tế Mỹ.
Vấn đề gì sẽ quyết định?
Cựu Tổng thống Donald Trump đã đánh bại các đối thủ trong Đảng Cộng hòa của mình trong cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa đầu tiên vào năm 2024, tạo tiền đề cho một cuộc tái đấu tiềm năng với đương kim Tổng thống Joe Biden - có khả năng là ứng cử viên của đảng Dân chủ.
Tin liên quan |
‘Mối tình trắc trở’ EU-Ukraine: Hỗ trợ hết sức, ủng hộ hết mình, vẫn vướng người thứ ba |
Vấn đề mang tính quyết định trong cuộc đua giữa ông Trump và Tổng thống Biden, theo các cuộc thăm dò mới đây, chỉ có thể là “sức khỏe” nền kinh tế Mỹ. Cuộc thăm dò của ABC News/Ipsos vào tháng 11, cho thấy, 74% người Mỹ nói rằng kinh tế rất quan trọng đối với họ, khiến nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của cử tri.
Hiện nay, chiến dịch tranh cử của các ứng cử viên đều không phản hồi yêu cầu bình luận của truyền thông. Tuy nhiên, đương kim Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump hiện có sự tương phản rõ rệt về các chủ đề ảnh hưởng mật thiết đến tài chính của người dân Mỹ, bao gồm thuế, việc làm và thương mại.
Nếu trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Biden đã tìm cách tăng thuế đối với người giàu và một số tập đoàn lớn và coi mục tiêu đó là nỗ lực nhằm mang lại sự công bằng cho luật thuế. Cựu Tổng thống Trump lại có quan điểm không giống như vậy, ông dường như sẵn sàng duy trì, thậm chí là muốn đảo ngược chính sách này, bằng cách cắt giảm thuế vốn được ông coi là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế.
Ông Donald Trump cam kết gia hạn các khoản cắt giảm thuế đã được ký thành luật trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, khi chúng bắt đầu giảm dần vào năm 2025. Tiết lộ với ABC News, Stephen Moore, người từng là cố vấn kinh tế cho cựu Tổng thống cho biết, chính ông đã giúp định hình chương trình nghị sự của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.
Ông Moore cho biết, chính quyền tương lai có thể tìm cách cắt giảm thuế hơn nữa, nhưng chi tiết về đề xuất như vậy vẫn chưa chắc chắn. “Tất cả đều đang trong quá trình bàn bạc, chưa có gì được quyết định cả”.
Ngược lại, chính quyền của đương kim Tổng thống Biden đã đề xuất tăng thuế đối với những người giàu có và ưu tiên cho một số biện pháp cắt giảm thuế của người tiền nhiệm Donald Trump sớm hết hiệu lực.
Chẳng hạn, chính phủ của Tổng thống Biden có thể giám sát chặt chẽ việc hết hạn khấu trừ thuế 20% đối với các thu nhập cụ thể được tạo ra tại các doanh nghiệp chuyển tiếp, thông qua chủ sở hữu cá nhân. Động thái này thực sự sẽ dẫn tới việc tăng thuế đối với chủ sở hữu những công ty đó.
Trong khi đó, nhắm mục tiêu vào các cá nhân có giá trị ròng cao, Tổng thống Biden có thể áp đặt loại hình đầu tiên của thuế tài sản. Năm ngoái, chính quyền Mỹ đương nhiệm đã đề xuất kế hoạch thuế năm 2024, bao gồm thuế 25% đối với tài sản của những cá nhân có tài sản ròng vượt quá 100 triệu USD. Ông Biden cho biết, kế hoạch này sẽ chỉ phải áp dụng cho 0,01% người Mỹ.
“Tôi là một nhà tư bản, nhưng hãy trả phần công bằng cho bạn”, Tổng thống Biden phát biểu trong Thông điệp Liên bang năm ngoái.
Quốc hội Mỹ hiện đang bị chia rẽ về vấn đề này, có thể sẽ không thông qua việc tăng thuế như vậy, nhưng Tổng thống Biden có thể theo đuổi nó nếu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
khả năng ông Trump tái đắc cử cao?
Về kinh tế đối ngoại, dù chiến dịch tranh cử của ông Biden chưa đưa ra chương trình nghị sự về chính sách thương mại trong nhiệm kỳ thứ hai, nhưng chính quyền của ông cho đến nay vẫn giữ thái độ cứng rắn đối với một số quốc gia được coi là đối đầu như Trung Quốc, trong khi xúc tiến đạt các thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế khác.
Cụ thể, Tổng thống Biden đã giữ nguyên mức thuế do người tiền nhiệm Trump áp đặt đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, làm leo thang cuộc đối đầu với nền kinh tế số 2 thế giới thông qua các biện pháp “thắt chặt” bổ sung, chẳng hạn như lệnh cấm xuất khẩu chip tiên tiến sang nước này.
Mặt khác, Mỹ trong những năm gần đây đã đạt được các hiệp định thương mại một số mặt hàng với các nền kinh tế như Đài Loan (Trung Quốc), hay đồng minh Nhật Bản.
Vào tháng 12, chính quyền Tổng thống Biden cũng đã gia hạn việc đình chỉ thuế quan từ thời Tổng thống Trump đối với thép và nhôm từ châu Âu, nhưng Nhà Trắng vẫn chưa thiết lập một thỏa thuận lâu dài để loại bỏ khoản thuế này.
Về phần cựu Tổng thống Trump, ông dự kiến tăng cường chính sách thương mại mang tính đối đầu, được thiết lập trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, hứa hẹn sẽ áp thuế đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu.
Phát biểu với Fox Business hồi tháng 8/2023, ông Trump cho biết, thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu cuối cùng có thể sẽ ở mức 10%.
Ông Trump cũng có kế hoạch thắt chặt các hạn chế đối với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, bao gồm "kế hoạch 4 năm, nhằm loại bỏ dần tất cả hàng hóa nhập khẩu thiết yếu của Trung Quốc", theo một loạt đề xuất được đưa ra hồi tháng 2 năm ngoái.
Về vấn đề việc làm và sản xuất, cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiềm năng đều tự hào rằng, họ là những người tạo việc làm và nuôi dưỡng sự phát triển của ngành sản xuất Mỹ. Nhưng họ đã thực hiện những cách tiếp cận rất khác nhau để làm điều đó.
Chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump đã trình bày chính sách thuế quan của mình như một phương tiện để bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ, qua đó đảm bảo một thị trường việc làm mạnh mẽ và qua đó, củng cố được chuỗi cung ứng nội địa.
“Ông Trump muốn có nhiều việc làm được tạo ra ở Mỹ. Ông ấy cũng muốn nhiều mặt hàng được sản xuất ở Mỹ", cố vấn kinh tế Stephen Moore nói.
Ngược lại, chính quyền của ông Biden đã sử dụng công cụ chính sách, ban hành luật liên bang nhằm mang lại các nguồn đầu tư lớn cho các công ty Mỹ và từ đó thúc đẩy nhu cầu về lao động, việc làm.
Phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chỉ ra một số biện pháp được Tổng thống Biden ký thành luật đã mang lại nguồn đầu tư cho các dự án tập trung vào cơ sở hạ tầng, chip máy tính và năng lượng sạch.
“Những khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chúng ta và tăng cường an ninh kinh tế của chúng ta”, bà Yellen bày tỏ tin tưởng.
Đối với nhiều nhà đầu tư trên thị trường tài chính Phố Wall và cử tri Mỹ, khả năng ông Trump tái đắc cử cao, bởi họ cho rằng vị doanh nhân tỷ phú này có khả năng quản lý nền kinh tế tốt hơn so với đương kim Tổng thống Biden. Tuy nhiên, cũng không ít những tranh cãi đã nổ ra về các chính sách kinh tế do ông Trump đề xuất.
Không ai có thể đoán trước nền kinh tế Mỹ sẽ như thế nào trong nhiệm kỳ của bất kỳ một vị tổng thống nào.
Đã từng có dự báo rằng nếu ông Trump trúng cử vào năm 2016, nước Mỹ sẽ đối mặt với thảm họa kinh tế, nhưng thực tế cũng đã cho thấy dự báo đó hoàn toàn sai. Vào đêm của ngày bầu cử năm đó, các chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Mỹ giảm chóng mặt, nhưng thị trường nhanh chóng đảo chiều và kết thúc trong sắc xanh rực rỡ, ngay trong ngày hôm sau.
| Giá vàng hôm nay 2/2/2024: Giá vàng thế giới leo thang, trong nước bứt phá; Fed chưa hạ lãi suất, vàng sẽ lên 3.000 USD/ounce? Giá vàng hôm nay 2/2/2024 tăng, bất chấp đồng USD trên thị trường quốc tế vẫn treo ở mức khá cao trong bối cảnh Fed ... |
| Giá cà phê hôm nay 2/2/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm, thiếu hụt nguồn cung, giá còn có thể cao hơn? Xét về dài hạn, lo ngại thiếu hụt nguồn cung luôn rình rập trên thị trường cà phê robusta. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ... |
| Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘tuyệt tình’ với năng lượng hạt nhân? Đức đã loại bỏ năng lượng hạt nhân gần một năm trước. Và bất chấp việc tiêu tốn hàng tỷ Euro để lưu trữ chất ... |
| Fed đưa phán quyết về lãi suất, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh một điều 'khó xảy ra' Ngày 31/1, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức từ 5,25-5,5% trong cuộc họp chính sách ... |
| ‘Mối tình trắc trở’ EU-Ukraine: Hỗ trợ hết sức, ủng hộ hết mình, vẫn vướng người thứ ba Một thành viên EU vẫn quyết phản đối hàng tỷ USD viện trợ mới của khu vực châu Âu cho Ukraine. Hội nghị thượng đỉnh ... |