Bầu cử Mỹ: Mọi dự đoán đều có thể sai

Còn chưa đầy 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử Mỹ, hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến đều nghiêng về phía bà Clinton khiến nhiều người cho rằng kết quả bầu cử đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, sau rất nhiều diễn biến xảy ra gần đây, mọi dự đoán đều có thể sai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu my moi du doan deu co the sai Bầu cử Mỹ 2016: Bà Clinton tiếp tục chiếm ưu thế
bau cu my moi du doan deu co the sai Nước Mỹ hậu bầu cử

Điều này được chứng minh qua các sự kiện như cuộc trưng cầu ý dân tại Colombia, Brexit hay trước đó nữa là cuộc bầu cử năm 2015 tại Anh và cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của Scotland. Có thể nói, những sai lầm này xuất phát từ thực tế là người ta đã đánh giá quá thấp sự thay đổi về công nghệ, xã hội và văn hóa có thể khiến các cuộc thăm dò dư luận trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Một kỳ bầu cử khác thường

Cho dù ai là người giành chiến thắng cuối cùng, chiến dịch vận động tranh cử 2016 ở Mỹ cũng đang dần đi đến hồi kết. Sau 8 năm dưới sự dẫn dắt của chính quyền đảng Dân chủ, mọi ứng cử viên kế nhiệm Tổng thống Barack Obama - trong trường hợp này là bà Clinton - sẽ đều không có nhiều lợi thế, nếu xét đến những mong muốn thay đổi của đại bộ phận cử tri Mỹ. Tuy nhiên, việc tỷ lệ ủng hộ đối với ông Obama hiện vẫn được duy trì trên mức 50%, khiến nhiều người cho rằng đảng Cộng hòa thực sự có rất ít cơ hội vượt lên phía trước. Những cách tính toán thuần về số liệu kiểu này thường có thể dự đoán chính xác tới 80% kết quả của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, với cá nhân các ứng cử viên được đánh giá là đặc biệt nhất trong các mùa bầu cử, mọi chuyện đều có thể xảy ra.

bau cu my moi du doan deu co the sai
Bà Clinton không nên quá tự tin trước các kết quả thăm dò dư luận. (Nguồn: AP)

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã phát động một chiến dịch tranh cử khác thường, phá tan mọi hình mẫu và dự đoán trước đó. Trong khi đó, vài tháng trở lại đây, bà Hillary Clinton đã duy trì một khoảng cách tương đối ổn định là 4-6 điểm so với đối thủ của mình. Tuy nhiên, điều này có còn được duy trì tới tận ngày bầu cử hay không, nhất là khi các cử tri một lần nữa lại bị dao động bởi tuyên bố của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về việc tiếp tục điều tra bê bối sử dụng thư điện tử của bà từ thời còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là liệu các cuộc thăm dò ý kiến có tính đến mọi tầng lớp cử tri hay thường bỏ qua một số nhóm nhất định có khả năng quyết định kết quả của cuộc bầu cử? Nhiều nhà quan sát cho rằng, hiện có hai khía cạnh cần phải được làm rõ. Một là, liệu có phải người ta đã bỏ quên một số nhóm cử tri ủng hộ ông Trump, vô hình trung, khiến số lượng cử tri của bà Clinton cao hơn? Hai là có phải nhiều người ủng hộ ông Trump đã không trung thực khi nói dối về sự ủng hộ của mình?

Vì sao kết quả vẫn khó đoán định?

Nhiều cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy, ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton đang dẫn trước đối thủ của đảng Cộng hòa Donald Trump với tỷ lệ khá sít sao. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn rất khó đoán định. Trên thực tế, mùa bầu cử năm nay là một thách thức không hề nhỏ với những người tổ chức thăm dò dư luận bởi nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, số lượng cử tri đi bầu trong một số kỳ bầu cử gần đây là khoảng 60%, song với thực tế nhiều người phản đối cả hai ứng cử viên như hiện nay, người ta cho rằng tỷ lệ này có thể sẽ thấp hơn 52% và rất khó để đoán được nhóm cử tri nào sẽ ở nhà.

Thứ hai, một trong những nhân tố đáng chú ý chính là ảnh hưởng của các cuộc thăm dò dư luận đối với cử tri. Các nhà xã hội học cho rằng, kết quả các cuộc thăm dò dư luận có thể làm suy giảm khả năng giành chiến thắng của người thắng cuộc bằng việc khiến cho những người ủng hộ tự tin hơn vào kết quả. Do đó họ ít đi bỏ phiếu hơn vì nghĩ rằng ngay cả khi họ không đi bỏ phiếu, ứng viên họ ủng hộ vẫn sẽ chiến thắng.

Nếu thực tế này khiến số lượng cử tri ủng hộ ông Trump đi bỏ phiếu nhiều hơn so với những người ủng hộ bà Clinton thì kết quả của cuộc bầu cử ngày 8/11 sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều bất ngờ. Tuy nhiên, các nhà tổ chức thăm dò dư luận cho rằng, tác động của nhân tố này không quá lớn. Giám đốc cơ quan thăm dò dư luận thuộc Đại học Quinnipiac Douglas Schwartz nhận định: “Nếu các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton đang dẫn trước chỉ 2 điểm, thì tôi cho rằng đó có thể là mức sai số và ông Trump thực tế có thể giành chiến thắng. Tuy nhiên, với việc nhiều cuộc thăm dò dư luận có uy tín đều cho thấy bà Clinton đang dẫn trước khá xa thì người ta có thể tin tưởng kết quả này”.

bau cu my moi du doan deu co the sai
Các cuộc thăm dò dư luận chỉ mang tính tham khảo. (Nguồn: Getty)

Thứ ba, sự phổ biến của điện thoại di động trong xã hội Mỹ có thể gây ảnh hưởng tới kết quả thăm dò. Khoảng một nửa số người dân Mỹ hiện chỉ có điện thoại di động và không sử dụng điện thoại cố định. Điều này khiến các hãng thăm dò dư luận gặp nhiều khó khăn và tiêu tốn nhiều chi phí hơn trong việc thăm dò bởi luật pháp Mỹ cấm việc tiến hành các cuộc phỏng vấn tự động qua điện thoại cầm tay và thực tế không có danh bạ toàn quốc cho loại điện thoại này.

Hãng Pew ước tính, việc phỏng vấn qua điện thoại di động tiêu tốn chi phí nhiều hơn điện thoại cố định từ 30-50%. Điều này khiến các cuộc thăm dò dư luận bị thu hẹp quy mô hơn trước rất nhiều và có thể dẫn đến những sai số khó lường.

Hơn thế nữa, nhiều người được phỏng vấn qua điện thoại cũng thường có xu hướng từ chối thăm dò ý kiến. Một hãng thăm dò dư luận cho biết, họ chỉ tiếp cận được với khoảng 10% số người được nối máy, thấp hơn nhiều con số 80% trước đây. Tuy nhiên, Giám đốc phụ trách nghiên cứu thăm dò dư luận Courtney Kennedy của hãng Pew cho rằng, “xét về mặt dữ liệu, chất lượng mới là điều quan trọng hơn cả”. Bà cho rằng, nhiều người chấp thuận tham gia các cuộc khảo sát này là những người trẻ và có nhiều quan điểm khác nhau.

Rõ ràng, các cuộc thăm dò dư luận chỉ mang tính tham khảo và thực tế là các cử tri còn dao động có thể làm nên những bất ngờ trong mùa bầu cử năm nay. Việc bà Clinton đang dẫn trước với khoảng cách ổn định giúp bà có thể gần như chắc chắn đảm bảo một chiến thắng nếu nhóm người ủng hộ bà (thể hiện qua các cuộc thăm dò dư luận) đều đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại các bang dao động lớn như Florida, Iowa và Ohio cũng sẽ là các nhân tố khó lường, đặc biệt khi tại các khu vực này, ông Trump và bà Clinton đều bám đuổi nhau rất sít sao.

bau cu my moi du doan deu co the sai Bầu cử Mỹ 2016: Ông Trump thu hẹp cách biệt với bà Clinton

Vị tỷ phú 70 tuổi đang dần thu hẹp khoảng cách với đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton dù đang vướng vào bê bối ...

bau cu my moi du doan deu co the sai Tranh luận lần 3: Ông Trump khó lật ngược được tình thế

Ông Trump đã “quẳng qua cửa sổ” cơ hội mở rộng sự ủng hộ của cử tri đối với mình.

bau cu my moi du doan deu co the sai Bầu cử Mỹ và ảnh hưởng tới thế giới

Cựu Ngoại trưởng Ai Cập Nabil Fahmy cho rằng, Tổng thống tiếp theo của Mỹ cần quan tâm hơn tới vai trò của quốc gia ...

Chiêu Dương (theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (3/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cục bộ có mưa to; phía Nam nắng nóng, Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (3/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cục bộ có mưa to; phía Nam nắng nóng, Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (3/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập: BRICS có tương lai tươi sáng, sẽ ngang hàng với G20

Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohammed Maait bày tỏ quan điểm trong một cuộc phỏng vấn rằng: BRICS cuối cùng sẽ ngang hàng với G20.
Đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố đề minh họa 3 môn Văn, Toán và Ngoại ngữ kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Việt Nam-Hàn Quốc

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Việt Nam-Hàn Quốc

Hiệp hội Doanh nhân & đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc đến thăm và làm việc với lãnh đạo Hội đồng thành phố Siheung và Thị trưởng thành phố Anyang.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động