Bầu cử Tổng thống Mỹ: Hai ứng viên Clinton và Trump trong cuộc "đấu khẩu" đầu tiên

8h sáng nay 27/9 (giờ Việt Nam), hai ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ là Hillary Clinton của đảng Dân chủ và đối thủ bên phía đảng Cộng hòa Donald Trump đã bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien Người Mỹ chờ đợi gì từ cuộc tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump?
bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien "Khẩu chiến" Hillary – Trump: Ai hơn ai?

Cuộc "so găng" đầu tiên đã chứng kiến sự đối đầu nảy lửa giữa hai ứng cử viên. Liên tục có những màn ngắt lời, công kích, chỉ trích lẫn nhau...

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Hai ứng cử viên đã bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Ảnh: Reuters

Lao động và tăng trưởng kinh tế

Phần tranh luận đầu tiên dành cho hai ứng viên là về tình trạng lao động và thu nhập của người lao động Mỹ.

Khi được hỏi: “Tại sao bà cho rằng mình là sự lựa chọn tốt hơn so với ông Trump để có thể mang lại thu nhập tốt hơn cho người lao động?”, bà Clinton trả lời, điều đó là bởi bà luôn quan tâm đến tương lai của đất nước và nghĩ đến đứa cháu mới 2 tuổi của mình. “Tôi muốn đầu tư cho các bạn. Tôi muốn đầu tiên cho tương lai”, bà Clinton nói và cho biết bà sẽ đảm bảo mọi gia đình có đủ tiền để chăm sóc con cái của mình.

Trong khi đó, ông Trump cho rằng, ông và bà Clinton chia sẻ quan điểm chung về việc chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, theo ông Trump, điều cần quan tâm nhất hiện nay là phải ngăn chặn tình trạng công ăn việc làm “vuột khỏi tay người dân Mỹ”.

Việc làm của chúng ta đang “chảy sang” Mexico. Hãy xem Trung Quốc đang làm gì, họ sử dụng Mỹ như “con lợn nhựa” của mình để tái thiết lại đất nước của họ. Ông Trump cũng cam kết sẽ giảm đáng kể các khoản thuế để tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Bà Hillary Clinton công kích ông Donald Trump vì những tuyên bố trước đây nói rằng ông ủng hộ sự sụp đổ của thị trường nhà.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Bà Clinton công kích ông Trump. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, tỷ phú New York biện minh rằng "đó là một phần của công việc kinh doanh".

Bà Clinton tiếp tục đề cập tình trạng thiếu việc làm ở Mỹ và khẳng định sẽ chú tâm vào những công việc cần làm để cải thiện tình hình. Bà cho hay 9 triệu người đã mất việc làm, 5 triệu người mất nhà cửa và 13 nghìn tỷ USD đã tiêu tan trong cuộc khủng hoảng.

Về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký bởi cựu Tổng thống Bill Clinton, chồng bà Hillary Clinton, ông Trump nói: "Chồng bà đã ký NAFTA và đó là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng được ký kết. Và nay bà lại muốn ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Nó cũng sẽ tồi tệ như NAFTA...".

Khi được hỏi làm thế nào để ông Trump có thể “hồi sinh” nền sản xuất của Mỹ, ông Trump nhấn mạnh: “Không được phép để các doanh nghiệp trong nước bỏ ra nước ngoài. Nếu các bạn nghĩ rằng, bạn có thể kéo họ trở lại Mỹ bằng việc không áp thuế với tất cả các doanh nghiệp (theo điều khoản của NAFTA) thì bạn đã nhầm”.

Bà Clinton khẳng định: “Nước Mỹ chiếm 5% dân số thế giới và chúng ta phải “làm ăn” với 95% số dân còn lại”. Bà Clinton cho rằng kế hoạch mà ông Trump đưa ra sẽ chỉ làm cho nền kinh tế Mỹ suy yếu đi rất nhiều”.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Donald Trump: "Bà không có bất kỳ kế hoạch nào". Ảnh: Reuters

Trong khi bà Clinton cho rằng nước Mỹ cần một “kế hoạch tăng trưởng sâu rộng” và vạch ra một loạt các dự định của mình thì ông Trump tiếp tục chỉ trích bà là “chỉ nói suông chứ không biết hành động”: “Những lời lẽ của bà ấy nghe thì hay nhưng không bao giờ trở thành hiện thực. Nền kinh tế của Mỹ đang phải gánh chịu hậu quả từ những người như Ngoại trưởng Clinton”.

Hồ sơ thuế và email cá nhân

Khi được người dẫn chương trình Lester Holt yêu cầu công khai tờ khai thuế của mình, ông Trump cho biết, ông đang bị kiểm toán nên chưa thể công khai được và cam kết sẽ làm điều này ngay sau khi việc kiểm toán kết thúc.

"Tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình, ngược lại với mong muốn từ luật sư cá nhân, khi bà ấy công khai 33.000 email đã bị xóa", ông Trump nói.

Bà Clinton ngay lập tức chia sẻ thông tin rằng, 40 năm trước, mọi ứng viên Tổng thống đều phải công khai thuế thu nhập cá nhân của mình.

“Vậy nên, nhiều người sẽ tự hỏi, tại sao ông ấy không làm thế? Có thể ông ấy không làm từ thiện nhiều như vẫn huênh hoang, có thể ông ấy đang nợ các ngân hàng nước ngoài 600 triệu USD hoặc có thể ông ấy không muốn mọi người biết rằng, ông ấy không đóng đồng thuế nào cả”.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Bà Clinton thừa nhận sai lầm trong việc sử dụng email cá nhân. (Nguồn: AP))

Trong khi đó, bà Clinton cho rằng: “Ông ấy không đóng đồng nào cho quân đội, cho các cựu chiến binh, hẳn là có điều gì đó rất quan trọng, hoặc cực kỳ tồi tệ mà ông ấy muốn giấu. Tôi không thấy có lý do gì để tin rằng ông ấy muốn công bố tờ khai thuế của mình bởi ông ấy muốn giấu diếm điều gì đó”.

Dầu vậy, bà thừa nhận đã mắc sai lầm về việc sử dụng email cá nhân vào việc công và nhận trách nhiệm trong việc này.

"Tôi không bào chữa", bà nói. "Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này".

Mặc dù vậy, ông Trump vẫn quyết không “buông tha”: “Đó không phải là sai lầm. Rõ ràng việc này là có chủ ý”.

Biến đổi khí hậu và vấn đề chủng tộc

Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, bà Clinton cáo buộc: “Donald Trump nghĩ rằng, biến đổi khí hậu chỉ là trò bịa đặt do Trung Quốc nghĩ ra”. Đáp lại, ông Trump nhắc đi nhắc lại đến 3 lần rằng ông không hề nói như vậy.

Ông Trump cho biết: “Bà Clinton đang nói về các tấm pin năng lượng mặt trời. Chúng ta đã đầu tư vào những tấm pin năng lượng mặt trời đó và mọi thứ trở thành thảm họa. Chính sách về năng lượng của chúng ta thực sự là một thảm họa. Chúng ta không thể làm như thế nhất là khi chúng ta chứng kiến khoản nợ 20.000 tỷ USD mà ông Obama đã tạo ra - gấp đôi so với gần 8 năm trước đó”.

Về vấn đề chủng tộc, ông Trump khẳng định, cần duy trì luật pháp và trật tự tại nước Mỹ và mô tả cuộc sống của người da màu trong các thành phố lớn là 'địa ngục': “Người Mỹ gốc Phi và người Mỹ Latin đang sống trong địa ngục bởi các thành phố đó là quá nguy hiểm với họ. Chỉ cần bước chân xuống phố là họ sẽ bị bắn”.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Ông Trump mô tả cuộc sống của người da màu tại các thành phố lớn như "địa ngục". (Nguồn: AP)

Ông Trump cũng đề xuất cho phép cảnh sát ngăn chặn và khám xét bất kỳ kẻ tình nghi nào và khẳng định, biện pháp này từng được chứng tỏ là “rất hiệu quả tại New York”.

Về phần mình, bà Clinton cho rằng, ông Trump chỉ đang vẽ ra một bức tranh hết sức tiêu cực về cộng đồng người da màu.

Bà Clinton nói: "Điều thực sự đáng tiếc là ông ấy vẽ ra một bức tranh tiêu cực về cộng đồng người da màu ở đất nước chúng ta".

Ông Trump thở dài lớn tiếng và làm vẻ mặt không thể tin nổi.

“Tôi đã nghe ông Trump nhiều lần nói về điều này trong các cuộc vận động của ông ấy. Thật không hay khi ông ấy lại mô tả cộng đồng người da màu với những lời lẽ tiêu cực như vậy. Có rất nhiều điều về họ mà chúng ta có thể tự hào”, bà Clinton nói.

"Các doanh nghiệp do người da màu làm chủ cung cấp công việc cho rất nhiều người. Đó là cơ hội cho nhiều gia đình làm việc để bảo đảm cho tương lai con em chúng ta", bà Clinton nói.

Bà Clinton cũng khẳng định, biện pháp ngăn chặn và lục soát được cho là vi hiến và không hiệu quả: “Sự thực là nếu bạn là một thanh niên da màu và bạn làm những điều giống như một thanh niên da trắng, nhiều khả năng sẽ bị buộc tội, thậm chí có thể bị bỏ tù".

Bà Clinton cũng phản hồi lại chủ đề luật lệ và trật tự. "Chúng ta phải luôn chắc chắn rằng các công dân của chúng ta được an toàn. Có những cách đúng đắn để làm việc này, nhưng cũng có những cách làm không hiệu quả. Yêu cầu ai đó đứng lại và lục soát vũ khí là điều trái với hiến pháp. Và nó cũng không hiệu quả".

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Cựu Tổng thống Bill Clinton và con gái Chelsea đang theo dõi chăm chú cuộc tranh luận. Ảnh AFP

Về đối ngoại

Liên quan đến câu hỏi về an ninh mạng, bà Clinton tuyên bố bà cảm thấy sốc khi ông Trump ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Chúng ta cần làm rõ vấn đề này, nước Mỹ sức mạnh rất lớn và sẽ không chịu ngồi yên để đối thủ lấy cắp thông tin của chúng ta. Tôi cũng cảm thất rất ngạc nhiên khi ông Trump công khai mời ông Putin xâm nhập hệ thống thông tin của Mỹ. Đó là một hành động không thể chấp nhận được”, bà nói khi nhắc đến việc Trump kêu gọi tin tặc tìm lại những email đã xóa của bà.

Về phần mình, ông Trump nói rằng, ông không biết liệu có phải tin tặc Nga đứng sau vụ tấn công máy chủ của đảng Dân chủ hay không.

“Cũng có thể là Trung Quốc”, ông Trump nói. “Dưới thời Tổng thống Obama, chúng ta mất quyền kiểm soát mọi việc. Giờ thì chúng ta cần phải cực kỳ cứng rắn trong cuộc chiến trên mạng”.

Về tình hình Iraq và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), bà Clinton cho rằng chính ông Donald đã ủng hộ cuộc xâm lược Iraq. “Ông ấy thực sự ủng hộ các hành động của chúng ta ở Libya", bà Clinton nói.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Ông Trump đòi hỏi nước Mỹ phải cứng rắn hơn với chiến tranh mạng. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, ông Trump phản đối điều này. “Tôi không ủng hộ cuộc chiến ở Iraq, đó là chuyện vớ vẩn của truyền thông chính thống được bà hậu thuẫn", ông nói.

Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố không ủng hộ cuộc chiến của Mỹ ở Iraq năm 2003. Tuy nhiên, Buzzfeed đã phát hiện trong một cuộc phỏng vấn năm 2002, ông lại tuyên bố ủng hộ cuộc chiến này. Ông bày tỏ lo ngại về chi phí chiến tranh sau khi nó nổ ra.

Cũng theo ông, sai lầm của Mỹ là đã rút hết quân ra khỏi nước nay thay vì để lại khoảng 10.000 quân: “Chúng ta cũng cần phải lấy hết dầu mỏ. Khi đó, IS sẽ không có điều kiện để phát triển”. Ông cũng cho rằng tình hình tại Libya là “một thảm họa khác của bà Clinton”.

Về phần mình, bà Clinton cho biết, bà đã có kế hoạch tiêu diệt IS trong đó có cả cuộc chiến tranh trên mạng: “Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường nỗ lực không kích IS và ủng hộ các đồng minh Arab và người Kurd của chúng ta. Chúng ta đang có được những tiến bộ nhất định. Binh sĩ Mỹ đang có mặt tại Iraq. Chúng tôi hy vọng rằng, chỉ trong vòng một năm tới, chúng ta có thể đẩy bật IS ra khỏi Iraq”.

Bà Clinton cho rằng, tình hình khủng bố trong nước sẽ chỉ bị ngăn chặn khi “các cơ quan tình báo của Mỹ hoạt động tích cực hơn nữa”. Mỹ cũng cần hợp tác với NATO và các đồng minh trong cuộc chiến chống IS”.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Các thành viên "CLB nhà báo nước ngoài" ở Hong Kong (Trung Quốc) theo dõi màn "đấu khẩu" giữa hai ứng cử viên. (Nguồn: AP)

Liên quan đến vấn đề Iran, ông Trump cáo buộc bà Clinton đã biến Iran thành một “quốc gia đầy quyền lực”. Ông Trump cũng lên tiếng cảnh báo NATO: “Các bạn phải hiểu rằng, tôi là một doanh nhân. Tôi thấy chúng ta đang bảo vệ họ thì ít nhất họ phải chi trả cho chúng ta”.

Theo ông Trump: “NATO cũng cần phải đến Trung Đông cùng với chúng ta và chiến đấu chống IS. Chúng ta cần phải làm việc này thật nhanh chóng”.

Về vấn đề hạt nhân, ông Trump cho rằng, hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất thế giới, hơn cả mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Theo ông, Trung Quốc cần có trách nhiệm ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên và rằng nước Mỹ không thể là "cảnh sát của thế giới".

Tuy nhiên, bà Clinton cho rằng: “Thái độ bất thường của ông ấy về vũ khí hạt nhân là rất đáng lo ngại. Một người đàn ông có thể dễ dàng bị khiêu khích chỉ vì một tin nhắn trên Twitter không nên được quyền tiếp cận nút bấm vali hạt nhân”, bà Clinton nói.

Trả lời câu hỏi về việc Mỹ có nên sử dụng vũ khí hạt nhân để phủ đầu hay không, ông Trump khẳng định: “Tôi sẽ không bao giờ tấn công hạt nhân để phủ đầu”.

Ông Trump cũng ca ngợi thỏa thuận hạt nhân Iran là “một trong những thỏa thuận hạt nhân đầu tiên mà các quốc gia thực hiện trong lịch sử”. Tuy nhiên, bà Clinton cảnh báo: “Chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề với Iran và ông Trump sẽ không bao giờ nói với các bạn về dự định của ông ấy. Có thể ông ấy sẽ đánh bom Iran lắm chứ?”.

---

Theo CNN, cả hai ứng viên đều đã thể hiện hết con người thật của mình trong cuộc tranh luận. Donald Trump nhiều lúc có vẻ kích động, giận dữ và có lúc liên tục đưa ra những lời công kích khó hiểu. Ông vẫn mắc kẹt với các chính sách cốt lõi của mình nhưng không phạm phải lỗi lầm quá lớn nào. Trong khi đó, với kinh nghiệm dày dặn, bà Hillary Clinton thể hiện bản thân là một người điềm tĩnh và nhẹ nhàng. Bà chọn cách nở nụ cười trước một số lời công kích mạnh bạo từ ông Trump.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Bà Clinton luôn tươi cười trong suốt cuộc tranh luận. (Nguồn: AP)

Cả hai đều có những lúc đưa ra các câu trả lời không tốt. Bà Clinton lúng túng trong việc giải thích lập trường bất nhất về hiệp định TPP. Ông Trump trong khi đó quanh co lý giải những tuyên bố thiếu chính xác về cuộc chiến tranh Iraq và tranh cãi nơi sinh của Tổng thống Obama.

Khi cuộc tranh luận kết thúc, nhà báo Holt hỏi hai ứng viên liệu họ có ủng hộ kết quả cuộc bầu cử hay không.Clinton đáp lại câu hỏi bằng cách kêu gọi khán giả đi bầu. Trump nói "Nếu bà ấy thắng, tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ bà ấy."

---

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên là một trong những sự kiện quan trọng trong tiến trình bầu cử tổng thống Mỹ và là tâm điểm của đời sống chính trị nước này trong năm bầu cử 2016. Cuộc tranh luận này thu hút hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên khắp nước Mỹ theo dõi và có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn của các cử tri.

Cuộc tranh luận diễn ra tại hội trường Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, và được hàng chục kênh truyền hình tại Mỹ phát sóng trực tiếp vào “khung giờ vàng” 21h ngày 26/9.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ kết thúc cuộc tranh luận đầu tiên. (Nguồn: AP)

Ủy ban phụ trách tranh luận bầu cử tổng thống năm 2016 thông báo cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên gồm có 2 phần với 3 chủ đề. Đó là: Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Làm thế nào đạt thịnh vượng và Đảm bảo An ninh cho đất nước. Đây cũng chính là những vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của cử tri Mỹ trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay.

Kết quả thăm dò ý kiến cử tri của tờ “Washington Post" ngày 25/9 cho thấy tỷ phú Donald Trump đang bất ngờ dẫn trước bà Hillary Clinton trong nội dung kinh tế và chống khủng bố, trong khi bà Hillary nhận được sự đánh giá cao hơn đối với các vấn đề chính sách đối ngoại, nhập cư và an sinh xã hội.

Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận uy tín tại Mỹ trong thời gian qua cũng thể hiện tương quan khá cân bằng giữa hai ứng cử viên. Hai ứng cử viên tổng thống của các đảng thứ 3 là bà Jill Stein và ông Gary Johnson không được mời tham gia tranh luận vì không đạt được tỷ lệ ủng hộ cần thiết tối thiểu 15% trong 5 cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất do Ủy ban phụ trách tranh luận bầu cử tổng thống lựa chọn hồi tháng trước.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien
Những người ủng hộ bà Clinton bên ngoài đại học Hofstra, New York. Ảnh: Reuters

Cơ quan cảnh sát Hạt Nassau, nơi tổ chức cuộc tranh luận, cho biết nhà chức trách dự kiến hơn 10.000 người biểu tình ủng hộ hai ứng cử viên sẽ có mặt tại thị trấn Hempstead trong dịp này. Chính quyền New York cũng đã triển khai hàng nghìn cảnh sát và nhân viên mật vụ để đảm bảo an ninh cho sự kiện này.

Vào chiều 26/9, lực lượng thực thi pháp luật đã phải cho phong tỏa một phần khuôn viên trường đại học nói trên sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi. Tuy nhiên, công tác điều tra sau đó cho thấy đây không phải là một mối đe dọa an ninh.

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien

Đối đầu trực diện trong cuộc tranh luận vào Nhà Trắng

Tối 13/10 (theo giờ Mỹ), 5 ứng viên của Đảng Dân chủ đã bước vào cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình trong chiến ...

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien

Mỹ: Các ứng viên hàng đầu Đảng Cộng hòa tranh luận lần hai

Ngày 17/9, 11 ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã bước vào cuộc tranh luận thứ hai tại Thư viện Tổng thống ...

bau cu tong thong my hai ung vien clinton va trump bat dau cuoc tranh luan dau tien

Tranh luận trên truyền hình của ứng viên Đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà trắng

Công ty truyền hình danh tiếng Fox vừa công bố 10 ứng cử viên của Đảng Cộng hòa được lựa chọn tham gia các chương ...

PV

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động