Bầu cử tổng thống Pháp: Năm điểm nhấn sau vòng đầu

Vân Hà
Ông Macron thắng dễ, bối cảnh chính trị mới, xung đột Nga-Ukraine và viễn cảnh vòng hai là một số điểm nhấn sau vòng đầu của bầu cử tổng thống Pháp hôm 10/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.13) Ông Macron và bà Le Pen tái đấu trong vòng hai bầu cử tổng thống Pháp năm 2022 (Nguồn: Sudouest.fr)
Ông Macron và bà Le Pen tái đấu trong vòng hai bầu cử tổng thống Pháp năm 2022 (Nguồn: Sudouest.fr)

Ba mươi chưa phải là Tết

Trước hết, Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đã giành chiến thắng nhẹ nhàng hơn dự kiến khi chiếm tới 27,8% số phiếu bầu. Trong khi đó, bà Marine Le Pen, chính trị gia cực hữu Đảng Mặt trận quốc gia Pháp giành được 23,1% số phiếu.

Cả hai ứng cử viên đều đạt được sự ủng hộ cao hơn so với vòng đầu tiên năm 2017, song lần này khoảng cách giữa cả hai đã lớn hơn. Điều này giúp ông Macron có thêm động lực trước thềm vòng hai, sau nhiều tuần dư luận nghiêng về phía bà Le Pen.

Đặc biệt, người đứng ở vị trí thứ ba, ông Jean-Luc Mélenchon đã có thành tích ấn tượng khi vượt kỳ vọng 22% trước đó và liên tục bám đuổi bà Marine Le Pen. Thậm chí có thời điểm, khi các thành phố lớn kiểm phiếu vào đêm muộn, ông Mélenchon còn được đánh giá có khả năng vượt qua bà Le Pen vào vòng hai.

Là người đại diện cho tiếng nói của phe cánh tả đầy chia rẽ, chính trị gia này đã gây được tiếng vang lớn với giới trẻ qua chiến dịch vận động tranh cử cùng phong trào La France Insoumise (Nước Pháp bất khuất), trở thành ứng cử viên được lòng các cử tri từ 18 đến 34 tuổi nhất. Không may, đây cũng là nhóm cử tri ít đi bỏ phiếu nhất.

Ông cũng nhận được sự ủng hộ vào phút chót từ cử tri ủng hộ Đảng Xanh và Đảng Cộng sản. Do đó, bất chấp một số đề xuất chính sách có phần cực đoan, ông Mélenchon lại là ứng cử viên cánh tả duy nhất có cơ hội, song đã không thành công.

Trong vòng hai, ông Emmanuel Macron nhiều khả năng sẽ nhận được thêm lá phiếu từ phe cánh hữu chính thống, cánh tả và đảng Xanh. Tổng thống đương nhiệm cũng cần thêm sự ủng hộ của một số người từng bầu cho cho ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon. Trong khi đó, bà Marine Le Pen sẽ giành được phiếu từ cử tri ủng hộ ông Éric Zemmour. Sự thay đổi này sẽ khiến kết quả bầu cử vòng hai khó đoán hơn.

(04.13) Phản ứng của ông Mélenchon sau khi công bố kết quả vòng đầu bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. (Nguồn: Shutterstock)
Phản ứng của ông Mélenchon sau khi công bố kết quả vòng đầu bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. (Nguồn: Shutterstock)

Bối cảnh chính trị mới

Một điểm nhấn khác là sự chuyển mình của nền chính trị Pháp. Nó vốn đã bắt đầu vào năm 2017 khi ông Macron, chính trị gia trung dung lên nắm quyền. Điều này đã thay đổi gần như toàn bộ truyền thống bầu cử ở Pháp, vốn xoay quanh hai chính đảng truyền thống là đảng Cộng hoà và đảng Xã hội.

Năm năm sau đó, ứng cử viên đảng Cộng hòa Valérie Pécresse chỉ đạt 4,7% số phiếu. Ứng cử viên đảng Xã hội, thị trưởng Paris Anne Hidalgo, nhận được vỏn vẹn 1,7% số phiếu, thấp nhất trong lịch sử đối với một chính đảng từng nắm quyền tại điện Elysee, quốc hội và hầu hết các vùng một thập kỷ trước.

Giờ đây, nền chính trị Pháp chứng kiến sự nổi lên của tư tưởng tự do, thân châu Âu và chủ nghĩa toàn cầu hóa ở trung tâm. Trong khi đó, phe cực tả và cực hữu tiếp tục phân hóa thành những tư tưởng không đồng nhất và mức độ khác nhau như chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc.

Cử tri Pháp chia rẽ sâu sắc

Ngoài ra, cuộc bầu cử năm 2022 cũng cho thấy sự chia rẽ trong cử tri Pháp. Khoảng 53% lá phiếu được dành cho một ứng cử viên có quan điểm chống các nguyên tắc xã hội, chính trị và kinh tế truyền thống. Trong bối cảnh đó, thách thức của ông Emmanuel Macron trong vòng thứ hai sẽ là thuyết phục đủ số cử tri rằng mặc dù họ có thể không thích ông, song họ e ngại bà Le Pen hơn.

Chiến dịch tranh cử của bà Le Pen đã khéo léo tập trung vào vấn đề sinh hoạt phí gia tăng, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri. Khi đó, ông Macron nhiều khả năng sẽ khai thác các kẽ hở trong đề xuất của chính trị gia cực hữu, bảo vệ thành quả kinh tế của mình và chia sẻ tầm nhìn về một tương lai tươi sáng.

Khảo sát của Ipsos cho biết 43% cử tri cho biết họ “rất hài lòng” khi bỏ phiếu cho ông Macron, so với 21% cho bà Le Pen. Ngược lại, 46% người được hỏi cho rằng họ “không hài lòng” đã bỏ phiếu cho bà Le Pen và chỉ 4% ông Macron.

(04.13) Thị trưởng Paris - bà Anne Hidalgo, chỉ nhận 1,7% số phiếu trong vòng đầu bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. (Nguồn: AFP)
Thị trưởng Paris - bà Anne Hidalgo, chỉ nhận 1,7% số phiếu trong vòng đầu bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. (Nguồn: AFP)

Vấn đề Nga

Đáng chú ý, trong khi những lập luận ủng hộ Điện Kremlin của ông Zemmour đã làm ứng cử viên này thất thế thì bà Le Pen, bất chấp lập trường thân Nga của mình, vẫn vững vàng. Việc nhanh chóng chỉ trích “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã khiến chính trị gia này không chịu nhiều nhiều tác động trong cuộc bầu cử vừa qua.

Trong khi đó, ông Emmanuel Macron đã tạo được ấn tượng tốt khi liên tục điện đàm và thực hiện ngoại giao con thoi với Moscow khi bùng phát. Các cuộc thăm dò cho thấy, cử tri quan tâm đến các vấn đề đối ngoại có xu hướng bỏ phiếu cho ông Macron.

Nỗ lực phút chót

Cuối cùng, trong hai tuần tới, ông Emmanuel Macron được cho là sẽ vận động tích cực hơn, với kế hoạch đến thăm miền Bắc và miền Đông nước Pháp và gặp mặt cử tri ở Marseille trong tuần tới, còn bà Le Pen sẽ gặp gỡ cử tri ở Avignon ngày 14/4.

Cả hai ứng cử viên sẽ xuất hiện trên một số chương trình tin tức trên truyền hình vào buổi tối trước sự kiện quan trọng của chiến dịch tranh cử. Cuộc tranh biện truyền thống giữa các ứng viên sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ tối ngày 20/04.

“Ngày im lặng” bắt đầu vào nửa đêm ngày 22/4, kể từ đó giới truyền thông sẽ bị cấm trích dẫn các ứng cử viên hoặc công bố các cuộc thăm dò ý kiến cho đến khi bầu cử mở cửa 8h sáng ngày 24/4. Các dự đoán sớm về kết quả sẽ được đưa ra khi các cuộc thăm dò kết thúc lúc 8h tối theo giờ địa phương.

Bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron dẫn dầu vòng 1, 'tái ngộ' bà Le Pen ở vòng 2

Bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron dẫn dầu vòng 1, 'tái ngộ' bà Le Pen ở vòng 2

Ngày 10/4, các cử tri Pháp bắt đầu bỏ phiếu cho vòng đầu tiên của cuộc bầu cử để tìm ra chủ nhân tiếp theo ...

Bầu cử tổng thống Pháp: Cử tri bắt đầu bỏ phiếu vòng một

Bầu cử tổng thống Pháp: Cử tri bắt đầu bỏ phiếu vòng một

Sáng 10/4, cử tri Pháp đã đi bỏ phiếu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống dự kiến dẫn tới một trận ...

(theo The Guardian)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu vũ trụ SpaceX Dragon đã trở về Trái Đất, mang theo hơn 1,85 tấn hàng hóa cùng nhiều thí nghiệm khoa học có giá trị.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Lào - nền kinh tế Đông Nam Á này đã quyết định khôi phục thuế VAT 10% và điều chỉnh lãi suất ngân hàng...
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Theo cơ quan khí tượng quốc gia, trong tháng 5/2024, nắng nóng gay gắt dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn, cần đề phòng dông, lốc, sét, mưa đá.
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho quân đội, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này trong bối cảnh viện trợ quân sự chậm trễ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động