Bê bối ‘Sofagate’ và câu chuyện bất bình đẳng giới

Hoa Lan
Kể cả tại các cuộc họp cấp cao, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn có thể xảy ra. Lần này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen là ‘nạn nhân’.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bà Ursula Von der Leyen là chủ tịch của EC và là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất châu Âu. Dù vậy, bà vẫn bị đối xử bất bình đẳng trong một cuộc họp cấp cao.

Bê bối ‘Sofagate’ và câu chuyện phân biệt giới tính
Có ba nhà lãnh đạo nhưng chỉ có 2 chiếc ghế. (Nguồn: Cục báo chí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ)

Ồn ào vụ ‘Sofagate’

Chuyện xảy ra ngày 6/4, khi bà von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng gặp gỡ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara để thảo luận về vấn đề làm hạ nhiệt căng thẳng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước khi bắt đầu cuộc họp, bà von der Leyen đã hết sức bối rối khi không có ghế ngồi. Chỉ có 2 chiếc ghế được bày ra ở phía trước cờ của EU và Thổ Nhĩ Kỳ trong khi có tới 3 nhà lãnh đạo. Ông Michel đã nhanh chóng ngồi lên chiếc ghế lẻ còn lại cạnh ông Erdogan.

Ít lâu sau, bà đã được xếp ngồi trên ghế sofa, đối diện với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và cách xa với những người đồng cấp.

Video về phản ứng ngạc nhiên và thất vọng của bà trước sự sắp xếp chỗ ngồi này đã lan truyền rộng rãi nhiều giờ sau cuộc họp.

Vụ việc này được truyền thông quốc tế gọi là bê bối “Sofagate” (nhại theo vụ Watergate). Sau vụ bê bối "ghế sofa", bà Ursula von der Leyen hôm 27/4 đã lần đầu lên tiếng, chia sẻ quan điểm về sự cố này.

Bê bối ‘Sofagate’ và câu chuyện phân biệt giới tính
Bà von der Leyen đã phải ngồi trên ghế sofa, đối diện với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu trước Nghị viện Châu Âu, bà von der Leyen cho biết trong một cuộc họp cấp cao với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, bà đã không được xếp ghế ngồi trong khi hai nhà lãnh đạo nam đã “an tọa” có thể vì bà là phụ nữ.

Bà Ursula von der Leyen chia sẻ: “Tôi không thể tìm thấy lời giải thích phù hợp nào cho sự việc đã xảy ra trong cuộc họp. Vậy nên tôi chỉ có thể kết luận đó là vì tôi là phụ nữ. Liệu điều này có xảy ra nếu tôi mặc vest và đeo cà vạt? Trong những bức ảnh cuộc họp trước đây, tôi chưa từng thấy trường hợp xếp thiếu ghế nào. Nhưng đồng thời, tôi cũng không thấy xuất hiện người phụ nữ nào trong các bức ảnh đó.”

Về mặt nguyên tắc trong nghi thức ngoại giao, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel ở cấp cao hơn bà Ursula, tuy nhiên hai nhà lãnh đạo này thường được tiếp đón với vai trò ngang hàng nhau trong các cuộc họp. Trong các cuộc gặp trước đây giữa hai chủ tịch nam tiền nhiệm EU và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cả ba nhà lãnh đạo đều được sắp xếp ngồi ngang hàng với nhau.

Vấn nạn còn tồn tại

Không lâu sau khi sự việc xảy ra, sự tố giác của bà Von der Leyen ít nhiều đã gây chú ý bởi đây được xem như là một cáo buộc trực tiếp cho “vấn nạn” phân biệt giới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, nữ lãnh đạo quyền lực nhất thế giới và là đồng minh lâu năm với bà Von der Leyen, từng có cách tiếp cận “ngầm” với các vấn đề về bình đẳng giới. Trong một cuộc phỏng vấn với Zeit năm 2019, bà Merkel cho biết bà đã cố ý từ chối đề cập đến các vấn đề phân biệt giới tính mà bà đã trải qua trong suốt quá trình đương chức.

Bà Merkel cho biết: “Đó là một cách tiếp cận cơ bản. Tôi tin rằng, là một chính trị gia, bạn phải có đủ khả năng để đương đầu với nó và bạn chỉ có thể làm công việc này nếu không quá nhạy cảm. Bạn phải tập trung vào các vấn đề thực tế. Tôi chỉ đơn thuần là chú ý vào những thứ khác.”

Bê bối ‘Sofagate’ và câu chuyện phân biệt giới tính
Trong quá khứ, 3 nhà lãnh đạo của EU, EC và Thổ Nhĩ Kỳ thường được xếp ngồi ngang hàng với nhau. (Nguồn: BBC)

Ngược lại, hôm 26/4, bà von der Leyen đã nói với các nhà lập pháp rằng những người phụ nữ, dù đã đạt đến một số vị trí quyền lực nhất định trong giới chính trị vẫn có thể rút kinh nghiệm cho chính bản thân từ câu chuyện của bà.

Bà von der Leyen nói trước EC: “Thưa các vị đại biểu, nhiều người trong số các vị, đặc biệt là các thành viên nữ trong Nghị viện, có thể đã có những trải nghiệm tương tự trong quá khứ. Tôi tin rằng các vị biết chính xác cảm giác của tôi lúc đó. Với tư cách là một người phụ nữ và một người Châu Âu, tôi cảm thấy bị tổn thương và lạc lõng.”

“Đây không còn là vấn đề về sắp xếp chỗ ngồi hay nghi thức ngoại giao nữa. Cốt lõi của việc này hướng tới việc tìm ra giá trị của bản thân và cộng đồng chúng ta đại diện, đồng thời cho thấy quãng đường chúng ta cần đấu tranh để giành quyền bình đẳng về cho phụ nữ.”

Chủ tịch ủy ban Châu Âu đã không đổ lỗi cụ thể cho ông Erdogan, ông Michel hay đội ngũ lễ tân về vụ “Sofagate” mặc dù các quan chức thân cận cho biết bà đã bày tỏ sự thất vọng của mình với tất cả mọi người. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ lẽ ra phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp chỗ ngồi, vì đội ngũ cấp cao của ông Michel đã kiểm tra trước đó và đáng ra có thể phản đối sự thiếu sót này.

Ông Michel cho biết rằng ông rất tiếc, và nếu được quay lại, ông đã có thể xử lý tình huống theo cách khác. Nhưng ông cũng cho biết thêm rằng tại thời điểm đó, ông muốn tránh tạo ra một sự cố ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ để tập trung vào chương trình nghị sự trong bối cảnh quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ đang có nhiều bất động.

Điều đáng chú ý, chương trình nghị sự hôm đó có nhấn mạnh đến vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ.

TIN LIÊN QUAN
Bình đẳng giới: Phải mất thêm nhiều thập niên, khoảng cách về giới mới có thể thu hẹp
Tổng thư ký LHQ: Đã đến lúc phải tập hợp và tiếp sức cho mục tiêu tạo ra một thế giới bình đẳng hơn
5 nữ Đại sứ 'chiến binh' đấu tranh bình đẳng giới và phát huy sức mạnh phụ nữ
Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới
Mỹ thúc đẩy quyền bình đẳng giới tại hội nghị LHQ
(theo Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em Liên hợp quốc

Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Năm 2024, hàng nghìn người di cư thiệt mạng hoặc mất tích khi đang tìm đường đến châu Âu. Con số đáng báo động do Liên hợp quốc (LHQ) công bố.
Anh sẽ mạnh tay hơn với nạn buôn người

Anh sẽ mạnh tay hơn với nạn buôn người

Chính phủ Anh tuyên bố những kẻ tham gia buôn người sẽ đối mặt với các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt theo luật mới tại nước này.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động