Bế tắc ngoại giao Mỹ-Trung: Người đầu sông, kẻ cuối sông

Mỹ Lệ
Nếu Washington muốn giải quyết từng vấn đề trong quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh lại chủ trương ‘tất cả hoặc không có gì’ và chỉ hợp tác khi mọi yêu sách được đáp ứng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quan hệ Mỹ - Trung là cặp quan hệ có ảnh hưởng lớn nhất tới các trục quan hệ quốc tế. Ảnh: Reuters
Quan hệ Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu cải thiện sau khi Mỹ từ bỏ việc dẫn độ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. - Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Còn nhiều gai góc

Hiện chiến lược ngoại giao với Mỹ của Trung Quốc dựa trên một loạt yêu cầu không khoan nhượng trong “Ba điểm mấu chốt”, “Danh sách những hành động Mỹ cần chấm dứt” và “Danh sách những cá nhân mà Trung Quốc quan ngại”. Điều này khiến nỗ lực cải thiện quan hệ của Washington trở nên khó khăn hơn.

Cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9 và động thái gần đây khi Mỹ từ bỏ dẫn độ giám đốc điều hành cấp cao của Huawei chưa xoay chuyển tình thế trong đối đầu ngoại giao Mỹ-Trung.

Đáng ngại hơn, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược đàm phán “tất cả hoặc không có gì” khi đưa ra hai danh sách về vạch ranh giới đỏ, yêu cầu Mỹ thực hiện.

Cụ thể, các điều kiện này yêu cầu Washington ngừng can thiệp vào Tân Cương (Trung Quốc) và Hong Kong (Trung Quốc), tuyên bố Bắc Kinh có quyền thực hiện bất kỳ biện pháp cần thiết nào trước động thái của Đài Loan (Trung Quốc). Đồng thời, Trung Quốc yêu cầu Mỹ hủy trừng phạt với quan chức và công ty nước này.

Những yêu cầu này làm dấy lên nghi ngờ về tiến độ cải thiện thực chất trong quan hệ Mỹ-Trung, dù là về thương mại, hợp tác chống biến đổi khí hậu hay quân sự.

Ngày 28/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định: “Có phương tiện truyền thông nhận xét vụ thả bà Mạnh Vãn Chu đã loại bỏ cái gai cắm sâu vào quan hệ Mỹ-Trung, nhưng chính sách của Mỹ với Trung Quốc gần đây đã tạo ra nhiều cái gai khác có độ dài ngắn khác nhau”.

Bà cho biết Bắc Kinh hy vọng Washington coi trọng, hành động thực chất nhằm xóa bỏ hai danh sách này.

Bà Diana Fu, Phó Giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học Toronto, Canada cho biết: “Việc xóa bỏ hai danh sách và đồng ý với 'Ba điểm mấu chốt' do Bắc Kinh đề xuất là không khả thi trong cả mục tiêu chính trị hay ý thức hệ của Washington. Về bản chất, yêu cầu của Trung Quốc đi ngược lại giá trị Mỹ theo đuổi”.

“Việc xóa bỏ hai danh sách và đồng ý với “Ba điểm mấu chốt” do Bắc Kinh đề xuất là không khả thi trong cả mục tiêu chính trị cũng như ý thức hệ của Washington. Bởi lẽ, về bản chất, các yêu cầu của Trung Quốc đặt ra đi ngược lại những giá trị mà Mỹ theo đuổi”.

Ngoại giao liên kết của Trung Quốc

Trong nhiều thập niên, Bắc Kinh đã đàm phán theo chiến lược ngoại giao liên kết, móc nối các vấn đề với nhau. Giờ đây, điểm khác biệt nằm ở chỗ Trung Quốc đã công khai đòi hỏi các đối tác phải tuân thủ đầy đủ khiếu nại của mình.

Theo ông Matt Turpin, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, đây là tiến trình đã được nhìn thấy từ trước và thời gian tới, Trung Quốc có thể công khai hành động quyết liệt hơn.

Trong cuộc họp kéo dài 6 tiếng tại Zurich, Thụy Sỹ ngày 7/10 với ông Dương Khiết Trì, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã thách thức cách tiếp cận này.

Ông khẳng định Washington sẽ không chấp nhận cách Bắc Kinh liên kết các vấn đề song phương với thách thức toàn cầu quan trọng như hợp tác về biến đổi khí hậu.

Dù cuộc họp diễn ra một cách nghiêm túc, với sự tôn trọng lẫn nhau nhằm chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung cuối năm nay, song nó không cho thấy chỉ dấu tích cực về quan hệ song phương.

Ông David Shambaugh, giám đốc Chương trình chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, Mỹ nhận định: “Phong cách ngoại giao này phản ánh cách giải thích tư tưởng Tập Cận Bình, kêu gọi áp dụng ‘một phong cách ngoại giao đặc biệt’ bảo vệ ‘lằn ranh đỏ’ trong các lợi ích cốt lõi mà Trung Quốc tự tuyên bố”.

Từ năm 1972-1982, Washington và Bắc Kinh từng ban hành Ba thông cáo chung đề cập đến cam kết của Mỹ trong giải quyết vấn đề Đài Loan. Đây cũng là tinh thần chung của Mỹ trong xử lý mối quan hệ với Trung Quốc. Tháng 3 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tóm gọn phương cách tiếp cận ngoại giao với Trung Quốc với công thức “cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối đầu nếu cần thiết”.

7 tháng sau cuộc gặp căng thẳng, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ gặp lại Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Nguồn: THX)
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan gặp lại Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 7/10 tại Zurich, Thụy Sỹ. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Nước và lửa

Bà Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Quốc ở Trung tâm Stimson, tổ chức tư vấn tại Washington D.C., Mỹ cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy là bế tắc và xung đột giữa hai cách tiếp cận này.”

Giả sử, Washington nói “sẽ tuân theo nguyên tắc của mình và không nhượng bộ về Đài Loan, Tân Cương, Hong Kong và Tây Tạng”. Khi đó, câu trả lời của Bắc Kinh là: “Nếu Mỹ không thay đổi thái độ thù địch, sẽ không có hợp tác giữa hai quốc gia”.

Điều này khiến đàm phán song phương dưới thời ông Joe Biden càng trì trệ. Theo đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry, chặng đường phía trước sẽ còn chông gai, nhất là sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố hợp tác khí hậu “không thể tách rời khỏi tình hình chung của quan hệ Mỹ-Trung”.

Sau những động thái ngoại giao thời gian qua, giới lập pháp ở Washington cho rằng hai bên cần có cách tiếp cận tích cực hơn. Tuy nhiên, phương án này khó xảy ra khi hiện song phương vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Hạ nghị sĩ Michael McCaul, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nhận định: “Bắc Kinh rất rõ ràng về các vấn đề hợp tác chung. Mỹ không thể lựa chọn và phải đồng ý với tất cả điều khoản của Trung Quốc... Nếu Washington tiếp tục để Bắc Kinh đặt điều và cầm trịch quan hệ, Mỹ sẽ không thể có kết thúc tốt đẹp với Trung Quốc”.

Trả lời China Watcher, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành ngoại giao thực tế, hạn chế nguy cơ ngộ nhận và tính toán sai lầm để hướng tới kết quả tốt đẹp nhất”.

“Bắc Kinh rất rõ ràng về các vấn đề hợp tác chung. Mỹ không thể lựa chọn và phải đồng ý với tất cả điều khoản của Trung Quốc... Nếu Washington tiếp tục để Bắc Kinh đặt điều và cầm trịch quan hệ, Mỹ sẽ không thể có kết thúc tốt đẹp với Trung Quốc”. (Hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul)

Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện một nỗ lực ngoại giao “cờ vây” bằng cách thu hút các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Phố Wall có xu hướng thân thiện với Trung Quốc làm những đại diện ngoại giao tiềm năng.

Tháng trước, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính đã gặp cựu Chủ tịch Goldman Sachs và Chủ tịch điều hành của Barrick Gold Corp. Theo bà Yun Sun, Trung Quốc tin rằng thông qua Phố Wall và các tổ chức thương mại Mỹ, Bắc Kinh có thể buộc Washington dưới thời Tổng thống Joe Biden phải nhượng bộ thêm.

Mỹ-Trung Quốc thảo luận về thương mại song phương, cam kết giải quyết vấn đề tồn đọng

Mỹ-Trung Quốc thảo luận về thương mại song phương, cam kết giải quyết vấn đề tồn đọng

Tối 8/10, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã thảo luận với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc về các hoạt động thương ...

Lần đầu tiên, tình báo Mỹ lập đơn vị cấp cao chuyên về Trung Quốc

Lần đầu tiên, tình báo Mỹ lập đơn vị cấp cao chuyên về Trung Quốc

Ngày 7/10, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thông báo đang thành lập một đơn vị cấp cao nhằm củng cố sự tập ...

(theo Politico)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

Sáng 2/5 giờ địa phương, bên lề Hội nghị Bộ trưởng OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Thứ trưởng Ngoại giao Litva Simonas Satunas.
Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Instagram là một trong những mạng xã hội được nhiều người dùng yêu thích và sử dụng thường xuyên. Nếu bạn đăng tải story lên Instagram nhưng lỡ tay xóa ...
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn đổi màu phông nền trong Photoshop đơn giản, nhanh chóng nhất

Bạn đang tìm cách để đổi nền cho ảnh hoặc đổi màu phông nền trong Photoshop trên máy tính. Bài viết này sẽ mách bạn cách đổi phong nền trong ...
XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 3/5/2024. SXMB 3/5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay, thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMT ...
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động