Bên bờ vực phá sản vì khí đốt, doanh nghiệp Đức liệu có đòi được tiền ‘nhà giàu’ Gazprom? (Nguồn: Anews) |
Uniper đã bị đẩy đến bờ vực phá sản do giá năng lượng tăng và dòng khí đốt từ nhà cung cấp chính Gazprom bị ngừng lại. Đầu tháng 11, doanh nghiệp này đã báo cáo khoản lỗ ròng tới 40 tỉ Euro (42 tỉ USD). Công ty này cũng đang tìm kiếm một khoản cứu trợ trị giá 53 tỉ USD từ chính phủ Đức cho quá trình quốc hữu hóa.
Trở lại vào tháng 9, CEO Đức Klaus-Dieter Maubach cảnh báo, Uniper có thể hết tiền do Berlin cung cấp dưới dạng gói viện trợ vào cuối tháng.
Theo diễn biến sự việc thì Tập đoàn năng lượng của Nga đã không thể cung cấp khí đốt cho doanh nghiệp Đức do vướng các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Đó là lý do, Uniper vừa khởi xướng thủ tục trọng tài chống lại Gazprom, bởi những "thiệt hại" do nguồn khí đốt đã không được giao đúng như hợp đồng, khiến họ phải mua thay thế theo giá thị trường cao hơn rất nhiều.
Trong quá trình tố tụng sẽ diễn ra tại Stockholm, Uniper đang yêu cầu bồi thường thiệt hại mà công ty phải chịu liên quan đến lượng khí đốt không được Gazprom giao kể từ tháng 6/2022. Theo đó, chỉ riêng chi phí để doanh nghiệp năng lượng Đức phải sử dụng để thay thế nguồn cung khí đốt Nga, hiện đã lên tới ít nhất 11,6 tỷ Euro (12,02 tỷ USD) và khoản tiền sẽ còn tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2024.
Hiện tại, Gazprom Export (GPE) cũng đã xác nhận, Uniper chính thức khởi xướng thủ tục trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga không công nhận hành vi vi phạm hợp đồng hoặc tính hợp pháp của các yêu cầu bồi thường thiệt hại nêu trên.
Vị Giám đốc điều hành của Uniper Klaus-Dieter Maubach tiết lộ, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức đã cảm nhận được “nỗi đau” do giá năng lượng cao ngất trời, khi phải vật lộn để tìm nguồn cung cấp thay thế khí đốt của Nga trong bối cảnh thua lỗ ngày càng gia tăng.
Quay trở lại hồi đầu tháng 9, CEO này đã cảnh báo Uniper có thể hết tiền do Berlin cung cấp dưới dạng gói viện trợ vào cuối tháng đó.
Khi nguồn cung cấp khí đốt Nga giảm và Moscow đưa ra lý do không thể giao hàng theo hợp đồng là do các vấn đề kỹ thuật và các lệnh trừng phạt của phương Tây, Uniper buộc phải bù đắp lượng khí thiếu hút bằng cách mua khí đốt với giá thị trường giao ngay cao hơn và bán cho khách hàng của mình với giá thấp hơn trong dài hạn.
Nhà nhập khẩu khí đốt Đức đã phải báo cáo thua lỗ hơn 12 tỷ USD vào đầu tháng 7, buộc chính phủ nước này phải ra tay can thiệp. Berlin đã bồi thường thiệt hại cho Uniper bằng cách mua 30% cổ phần và cung cấp cho công ty gói viện trợ bổ sung trị giá 7,7 tỷ USD nhằm giúp công ty tồn tại đến quý IV/2022.
Đến nay, Uniper hiện thừa nhận tất cả những hỗ trợ trên của chính phủ là không đủ.
Những khó khăn mà Đức đang phải đối mặt đã được xác nhận bởi một tuyên bố mới đây của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Người đứng đầu liên minh quân sự đã thẳng thắn nói rằng, sự hỗ trợ dành cho Ukraine đang làm cạn kiệt châu Âu - cái giá quá cao đối với người châu Âu. Tuy nhiên, hiện ông Stoltenberg cũng chưa có giải pháp nào khả thi cho cuộc xung đột, thậm chí ông này còn cho rằng, các nước thành viên EU nên tiếp tục gửi quân nhu cho Kiev, vì "cách tốt nhất để duy trì hòa bình là hỗ trợ Ukraine".
Đức là nước hỗ trợ chính cho Kiev kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Nga. Ukraine trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Đức sau khi Berlin phê duyệt xuất khẩu vũ khí trị giá 584 triệu USD sang Ukraine trong vòng 6 tháng đầu năm 2022.
Trong khi đó, trong nửa đầu năm, EU đã hỗ trợ Ukraine khoản vay 1,2 tỷ Euro và chuyển giao vũ khí hàng tỷ Euro. Vào tháng 7, EU đã đồng ý cung cấp gói hỗ trợ trị giá 9 tỷ Euro, trong đó 1 tỷ Euro đã được gửi vào mùa Hè năm ngoái và 5 tỷ Euro khác đã được phê duyệt nhưng chưa được chuyển giao.
Mặc dù cam kết hỗ trợ nhiều hơn, nhưng các quan chức cấp cao của EU thừa nhận rằng, rất có thể sẽ có một "điểm khủng hoảng" vào mùa Thu hoặc đầu mùa Đông khi các nước EU bắt đầu cảm thấy tổn thất kinh tế sâu sắc trong nước do cuộc khủng hoảng năng lượng.
Đức cũng chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng Ukraine hơn bất kỳ ai khác, với việc người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Klaus Müller hồi đầu tháng nói rằng, mặc dù Đức có kho dự trữ khí đốt kha khá, nhưng mùa Đông có thể kéo dài đối với nước này.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier một tuần trước đó đã nói rằng, công dân Đức cần học cách khiêm tốn và chấp nhận những hy sinh, mất mát mà họ phải trải qua trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trong khi đó, đồng chủ tịch Tino Chrupalla nhấn mạnh, Đức sẽ không phải là trung tâm khí đốt của châu Âu để bán hydrocarbon - thay vào đó, nước này sẽ phải mua nhiên liệu hóa thạch của Nga từ các quốc gia khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều này xảy ra mặc dù Đức đã thông báo vào giữa tháng 10, rằng trữ lượng khí đốt của họ đã được lấp đầy nhanh hơn tới 95% so với dự đoán.
Berlin cũng đã thực hiện các chính sách cho phép sử dụng nhiều năng lượng từ than hơn và giảm mức tiêu thụ năng lượng trong các công trình công cộng.
Ngoài ra, họ đã đầu tư 1,50 tỉ Euro (1,46 tỉ USD) vào việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Qatar và Mỹ, hai trong số các nhà cung cấp chính của họ. Năm kho cảng LNG mới cũng đang được phát triển cho mục đích nhập khẩu LNG bằng đường biển.