Tất cả vì… hạt nhân!

Bí mật vụ hành quyết Chủ tịch Romania Nicolae Ceausescu:

Theo giới bình luận quốc tế, Mỹ và liên quân đang tấn công Libya nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bằng mọi giá mà nguyên do sâu xa vì dầu lửa. Còn hơn 20 năm về trước, theo AN, Liên Xô và Mỹ đã bắt tay nhau “hạ” Chủ tịch Romania Nicolae Ceausescu lại vì hạt nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhiều người có thể đã đặt câu hỏi: Tại sao tình báo Liên Xô và Mỹ lại bắt tay ám hại Chủ tịch Romania và tại sao Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev lại chấp thuận xử bắn vợ chồng Chủ tịch Romania Nicolae Ceausescu? Theo báo AN, câu trả lời khá ngắn gọn: “Cả Liên Xô và Mỹ khi đó có một điểm đồng - không cho phép Romania trở thành cường quốc hạt nhân”.

Từ tuyên bố gây sốc

Tháng 5/1989, với lời tuyên bố bất ngờ: “Về mặt kỹ thuật, chúng tôi có khả năng sản xuất được vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Romania Ceausescu đã thực sự làm cho Mỹ và Liên Xô bị sốc.

Thực tế, tham vọng hạt nhân đã được Tổng thống Ceausescu ấp ủ từ lâu, nhưng được che đậy dưới vỏ bọc xây dựng nhà máy điện nguyên tử năm 1980 ở Chernavode (gần bờ biển Hắc hải) cũng như các lò thử phản ứng tại thành phố Kolibasi, gần Thủ đô Bucares. Thậm chí, nhà máy này còn được sự ủng hộ về tài chính và công nghệ của Mỹ. Cụ thể, theo dự kiến, tại đây sẽ sản xuất nguyên liệu cho nhà máy điện nguyên tử và chất này đã được mua ở Mỹ với sự tán thành của Nghị viện Mỹ.

Cựu Giám đốc Viện Vật lý hạt nhân Romania Mikhai Belnesku, 84 tuổi, từng tiết lộ trên báo Evenimentul zilei: Dự án tối mật Dunai đã được bắt đầu từ năm 1976-1977. Tham gia nghiên cứu còn có một nhóm nhà vật lý hạt nhân tại Megurele (Đông Nam Romania) làm việc dưới sự giám sát của cơ quan tình báo đối ngoại. Các chuyên gia đều khẳng định, nếu những nỗ lực này hoàn tất thì đến năm 2000, Romania có thể có bom nguyên tử với công suất tương tự quả bom đã thả xuống Hiroshima.

Việc chính yếu là mua nguyên liệu hạt nhân - chất plutoni-239 hoặc là chất urani-235 là loại rất khó kiếm, trong khi nước này đã ký Công ước về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1973. Vì vậy, các chuyên gia hạt nhân Romania đã nghĩ ra mẹo - mua chất đồng vị plutoni-239 là thứ có thể sản xuất trong các lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử. Theo ông Belensku, đến năm 1985, lò thử phản ứng bắt đầu được sử dụng vào “các cuộc thử nghiệm bí mật để tạo ra chất plutoni-239”.

Nhưng cũng bắt đầu từ đó, ông Ceausescu đã cấm các chuyên viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đến thăm những công trình ở Kolibasi. Vì vậy, người Mỹ nhận thấy có điều đáng ngờ đã tạm ngừng cung cấp tài chính cho chương trình hạt nhân hoà bình của Romania. Song không hề hấn gì, ông Ceausescu vẫn tiếp tục bí mật lấy nguồn tài chính riêng từ trong nước. Ông Belensku cho biết Romania đã có được chất đồng vị cần thiết từ nguyên liệu hạt nhân được dùng trong lò phản ứng và chỉ cần 3 năm để xây dựng một nhà máy nhỏ điều chế plutoni-239.

Đến mục tiêu triệt hạ

Tất nhiên, giống như ở Iran hiện nay, tất cả đã được thực hiện trong khuôn khổ chương trình năng lượng hạt nhân. Vì vậy, những thành công trong quá trình thực hiện dự án đã cho phép ông Ceausescu chính thức tuyên bố vào tháng 5/1989 rằng, từ góc độ kỹ thuật, Romania đã có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Nhưng cũng chính tuyên bố này đã khiến ông bị lật đổ và bị xử bắn vào tháng 12/1989.

Theo tờ Evenimentul zilei, Tổng thống Mỹ thời đó là George Bush (cha) sau khi nghe tuyên bố gây chấn động trên đã quyết định lật đổ chế độ Ceausescu. Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã được cử đến Mátxcơva để luận đàm vấn đề này cùng với các nhà lãnh đạo Xô Viết. Tờ báo này khẳng định rằng, một trong những phương án được xem xét đến là tấn công Romania, nhưng phía Liên Xô cương quyết từ chối một giải pháp quân sự.

Thế là, một điệp vụ phối hợp của tình báo Mỹ, Liên Xô và Hungary nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Romania đã nhanh chóng được vạch ra. Roman, một sĩ quan tình báo quân sự Liên Xô trực tiếp tham gia điệp vụ trên, tiết lộ với tờ AN rằng vấn đề không phải ở chỗ Ceausescu bị báo chí Liên Xô gọi là “nhân vật Stalinist” hay “kẻ thù của cải tổ”, mà vì không thể để Romania trở thành cường quốc hạt nhân.

Chính Thủ tướng Hungary khi đó là Miklós Németh cũng đã thú nhận trong cuộc phỏng vấn mới đây với báo Magyar Hírlap ở Budapest rằng, các cơ quan đặc vụ Hungary, ngay trước các sự kiện ở Romania, đã cung cấp vũ khí cho phe đối lập Romania, còn các toán chiến đấu của lực lượng đối lập thì được huấn luyện tại các trại của Hungary. Gần hai thập niên qua, đây là một trong những bí mật được giữ cẩn mật nhất. Tham gia huấn luyện phe nổi dậy Romania lúc đó còn có các cố vấn Liên Xô từ lữ đoàn đặc nhiệm của Cụm quân phía Nam của Hồng quân.

Nhưng theo Roman, đóng vai trò chủ chốt trong tổ chức các hành động lật đổ chế độ Ceausescu không phải là KGB của Liên Xô hay các cơ quan đặc vụ Hungary mà vai chính thuộc về CIA của Mỹ. Âm mưu lật đổ được chuẩn bị khá chi tiết. Không chỉ huấn luyện và cung cấp vũ khí cho phe đối lập, chiêu mộ quan chức, tướng lĩnh làm tay trong, mà họ còn mở chiến dịch mang tính quyết định - bôi nhọ chế độ ông Ceausescu. Mục tiêu là phải mở được phiên tòa xử bắn vợ chồng ông Ceausescu ngày 25/12/1989 về việc 60.000 thường dân vô tội bị giết hại khi đụng độ với các nhân viên an ninh Securitate của ông Ceausescu trên các đường phố ở Bucarest và Timisoara.

Kể cả tạo... chứng cứ giả

Roman nhớ lại rằng, hình ảnh tử thi của các thường dân vô tội bị giết hại được phát trên các kênh truyền hình thế giới thực ra chỉ là giả. Những tử thi này được đưa đến nơi ghi hình từ các nhà xác ở địa phương. Đó là xác của những người chết vì nguyên nhân bình thường và người Mỹ đã trả cho các y tá 100 USD/xác chết. Hơn nữa, không phải 60.000 người mà chỉ khoảng 1.000 người bị chết. Song ngay cả con số này cũng phần nhiều do các toán chiến đấu được huấn luyện tại các căn cứ bí mật ở Hungary thực hiện. Nên nhớ, thời điểm đó lần đầu tiên ở Romania đã xuất hiện các vận động viên bắn súng nước ngoài, trong khi không hề có giải đấu quốc tế nào. Sau ngày 25/12, 257 nam “xạ thủ trẻ” này đã rời Bucharest...

Lật đổ chế độ Ceausescu, điệp vụ ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Romania của các cường quốc hạt nhân Mỹ và Liên Xô đã hoàn thành. Các cuộc thanh tra do IAEA tiến hành đối với các cơ sở hạt nhân Romania đã cho thấy, kể từ năm 1985, Romania đã tiến hành các thí nghiệm bí mật về tách plutonium dùng làm vũ khí và nếu không bị lật đổ, bom nguyên tử của Romania sẽ ra đời trước năm 2000.

Viên Hòa (Theo Evenimentul zilei, AN và Tiếng vọng hành tinh)

Đọc thêm

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi hôm nay 30/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của Chủ tịch Nhóm.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 29/3 - SXMN 29/3/2024 - kết quả xổ số hôm nay 29/3

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 29/3 - SXMN 29/3/2024 - kết quả xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2023. kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. xổ số hôm nay 29/3. SXMN 29/3. XSMN ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 ...
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động