Biến đổi khí hậu có thể là lực lượng dẫn dắt phát triển kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu thế giới do Nhà Trắng chủ trì, các nhà lãnh đạo thế giới đều cho thấy mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các nhà lãnh đọa tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu. (Nguồn: AP)
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu theo hình thức trực tuyến. (Nguồn: AP)

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu thế giới do Nhà Trắng chủ trì, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/4 cho rằng công cuộc ứng phó với khủng hoảng khí hậu toàn cầu mang lại một “cơ hội kinh tế đặc biệt”.

Tổng thống Mỹ mô tả tình hình hiện nay là một “khoảnh khắc nguy hiểm, nhưng cũng là triển vọng vô cùng lớn lao”.

Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hoan nghênh những cam kết đầy tham vọng mà Mỹ mới đưa ra tại hội nghị trên. Phát biểu sau khi ông chủ Nhà Trắng cam kết tăng gấp đôi mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ tới năm 2030, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh: “Tôi thực sự xúc động trước tuyên bố mang tính thay đổi cuộc chơi mà Tổng thống Joe Biden vừa đưa ra và tôi hết sức tự hào rằng Anh sẽ thực hiện hành động tương tự”.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng nhận định công cuộc ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu có thể trở thành một “lực lượng dẫn dắt” phát triển kinh tế.

Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản nêu rõ: “Ứng phó với biến đổi khí hậu không còn là một sự miễn cưỡng đối với nền kinh tế của chúng tôi. Thay vào đó, công cuộc này sẽ là động lực dẫn dắt tăng trưởng dài hạn và mạnh mẽ không chỉ đối với Nhật Bản, mà toàn bộ thế giới”.

Từ Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố sẽ chấm dứt việc hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài, cam kết đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc khẳng định thế giới cần phải giảm số lượng các nhà máy nhiệt điện và các nước đang phát triển vốn phụ thuộc nhiều vào than đá cần được hỗ trợ thỏa đáng. Tổng thống Moon Jae-in cam kết nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á sẽ đạt nục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và đặc mục tiêu mở rộng các mục tiêu quốc gia vào năm 2030.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng tuyên bố các nước trên thế giới cần hành động ngay lập tức vì sẽ "không có vaccine phòng ngừa một hành tinh bị ô nhiễm". Ông nêu mục tiêu của Canada là giảm 40-50% lượng khí thải so với mức của năm 2005.

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến quy tụ 40 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (Xi Jinping), Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.....

Theo giới chức Mỹ, mục tiêu cắt giảm khoảng 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà Washington đưa ra là nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống cuộc khủng hoảng khí hậu. Mục tiêu này sẽ tạo ra "đòn bẩy" để các nước khác hành động mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày diễn ra vào thời điểm các nhà khoa học đang cảnh báo rằng các chính phủ phải có hành động dứt khoát để khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Hậu quả của việc vượt quá ngưỡng này là sự biến mất của nhiều loài động thực vật, tình trạng thiếu nước trầm trọng và các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho các quốc gia nghèo nhất. Tuy nhiên, một nghịch lý là các nước nghèo lại chỉ chịu một phần trách nhiệm rất nhỏ trong việc nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

TIN LIÊN QUAN
Biến đổi khí hậu: 750 triệu trẻ em ở 45 quốc gia có nguy cơ là nạn nhân
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (16-22/4): Mỹ có đối tác hàng đầu khác, Trung Quốc bị ‘thay thế’ trong chuỗi cung ứng mới, IMF phân bổ quyền rút vốn
Liên hợp quốc đánh giá biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến thương mại
Liên hợp quốc hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Liệu có phải biến đổi khí hậu đã dẫn tới SARS-CoV-2?
(theo AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Có cần xét nghiệm D-dimer, đông máu sau khi đã tiêm vaccine AstraZeneca?

Có cần xét nghiệm D-dimer, đông máu sau khi đã tiêm vaccine AstraZeneca?

Những người đã tiêm vaccine AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer hay làm bất kỳ xét nghiệm đông máu.
Việt Nam-EU: Chung tay vì một môi trường sạch

Việt Nam-EU: Chung tay vì một môi trường sạch

Ngày mai (12/5), sự kiện Ngày châu Âu tại Việt Nam với chủ đề: “Việt Nam - EU: Chung tay vì một môi trường sạch” sẽ diễn ra tại tỉnh ...
Có hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng bảo hiểm xã hội số

Có hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng bảo hiểm xã hội số

Đến nay, đã có hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số.
Ngày của Mẹ 2024 là ngày nào? Ngày 12/5 có phải là Ngày của Mẹ hay không?

Ngày của Mẹ 2024 là ngày nào? Ngày 12/5 có phải là Ngày của Mẹ hay không?

Ngày của Mẹ phổ biến nhất là ngày Chủ nhật thứ 2 của tháng 5. Theo cách tính này, Ngày của Mẹ năm 2024 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày ...
Bão Mặt trời tấn công Trái đất mạnh nhất trong 20 năm gần đây

Bão Mặt trời tấn công Trái đất mạnh nhất trong 20 năm gần đây

Hôm nay, Trái Đất hứng chịu một cơn bão Mặt Trời mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây...
HLV Ancelotti đưa ra quyết định không ngờ về trận chung kết Cúp C1

HLV Ancelotti đưa ra quyết định không ngờ về trận chung kết Cúp C1

HLV Carlo Ancelotti sẵn sàng đặt niềm tin vào thủ thành Thibaut Courtois, người mới trở lại sau chấn thương...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động