Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị đe doạ

Kha Ninh
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng và nguồn thức ăn của loài ong, gián tiếp khiến những người thu hoạch mật ong thủ công ở Nepal gặp khó khăn, thậm chí phải đối mặt với nguy hiểm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân khiến số lượng ong bị sụt giảm. Trong ảnh: Xác một con ong bên dưới vách đá gần làng Taap ở Lamjung, Nepal. (Nguồn: Reuters)

Trong nhiều thế hệ, cộng đồng Gurung ở Taap và các ngôi làng khác ở các huyện lân cận Lamjung và Kaski, cách thủ đô Kathmandu (Nepal) khoảng 175 km về phía Tây phải lùng sục các vách đá ở dãy Himalaya để tìm tổ ong lấy mật.

Thời gian gần đây, nghề thu hoạch mật ong truyền thống lâu đời ở cộng này đang gặp khó do nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng đến sự phát triển của loài ong.

Trong khi đó, sự suy giảm số lượng của các đàn ong khiến quá trình thụ phấn của thực vật sinh trưởng tự nhiên và trong hoạt động trồng trọt bị hạn chế. Điều này lại tác động trở lại với đàn ong khi khó khăn tìm nguồn thức ăn.

Với tình hình này, những người thu hoạch phải leo cao hơn, đối mặt với nhiều rủi ro an toàn để có mật ong cung cấp cho thị trường.

Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Aita Prasad Gurung cắt tổ ong khi treo mình lên một chiếc thang làm bằng tre và thân cây. (Nguồn: Reuters)

Một cư dân của làng, Aita Prasad Gurung chia sẻ, ông phải đu mình trên một vách đá ở Nepal, cẩn thận điều khiển cây gậy thu hái để cắt đi những khối tổ ong Himalaya sau khi chúng bay khỏi tổ do đám cháy.

Để thu hoạch, người đàn ông 40 tuổi phải treo mình cách vách núi 50 mét trên một chiếc thang thủ công bện từ sợi tre. Ông đội chiếc mũ có lưới che mặt để bảo vệ khỏi bị đốt khi đến gần đàn ong.

Những người làm nghề như ông phải vừa giữ an toàn vừa khéo léo mới thu hoạch được mật ong từ các tổ cách mặt đất hàng chục mét.

Nhắc đến sự khó khăn, một người khác, Chitra Bahadur Gurung, 49 tuổi, cho biết, năm ngoái, ông phát hiện khoảng 35 tổ ong nhưng năm nay chỉ còn 15 tổ.

Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Tek Prasad Gurung, 64 tuổi, cắn miếng tổ ong mới thu hoạch. (Nguồn: Reuters)

Hem Raj Gurung, 41 tuổi, cho hay, thu nhập trong việc thu hoạch mật ong đã giảm trong một thập niên qua do giảm sản lượng. Theo ông, 10 năm trước, họ đã thu hoạch khoảng 600kg mật ong, con số này đã giảm xuống còn khoảng 180kg năm 2023 và chỉ còn khoảng 100kg trong năm nay. Nhiều gia đình làm nghề thu hoạch mật ong đã phải chuyển hướng sang trồng trọt để làm kế kinh nhai.

Theo một số chuyên gia, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng ong. Tuy nhiên, những nguyên nhân khác như nạn phá rừng, xây đập thủy điện và sử dụng thuốc trừ sâu cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự sụt giảm trên.

Dữ liệu của Liên hợp quốc và nghiên cứu độc lập cho thấy, nhiệt độ tăng ở dãy Himalaya, nơi có những ngọn núi cao nhất hành tinh, cao hơn mức tăng trung bình toàn cầu là 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Người thu hoạch treo mình bên vách đá để thu hoạch tổ ong. (Nguồn: Reuters)

Chuyên gia khoa học Trái đất và biến đổi khí hậu của Viện Tài nguyên và năng lượng Ấn Độ Suruchi Bhadwal chỉ ra, các nghiên cứu trên toàn cầu đã phát hiện, nhiệt độ tăng dù chỉ 1 độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ong, nguồn thức ăn có sẵn có và sự thụ phấn chéo của thực vật.

Nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu đang làm gián đoạn chuỗi thức ăn của ong và sự ra hoa của thực vật, ảnh hưởng đến quần thể của cả hai loài trên khắp thế giới.

Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Làng Taap là quê hương của những người thợ săn mật ong thuộc cộng đồng Gurung. (Nguồn: Reuters)

Theo các chuyên gia khác, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến loài ong ở vách đá Himalaya theo nhiều cách khác nhau. Mưa quá nhiều hoặc quá ít, mưa dữ dội hoặc thất thường, khô hạn kéo dài hoặc nhiệt độ dao động cao gây căng thẳng cho ong mật trong việc duy trì sức mạnh đàn và trữ lượng mật ong.

Thêm vào đó, những thay đổi trong vòng đời của thực vật cũng gây nên sự ra hoa sớm hoặc muộn cũng như sự biến động trong quá trình tiết mật hoa và dịch ngọt. Ngoài ra, lũ lụt và lở đất có thể gây mất môi trường sống và thu hẹp các khu vực mà ong có thể tìm kiếm thức ăn.

Cùng sự suy giảm số lượng ong là việc cây trồng vùng núi cao và hệ thực vật hoang dã không đủ khả năng thụ phấn. Điều này tác động một vòng tuần hoàn lặp lại với sinh kế của đàn ong và sinh trưởng của thực vật.

Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Dân làng che mình bằng "bakhu", những chiếc khăn choàng lớn hoặc áo poncho do phụ nữ địa phương làm từ len cừu khi đi săn mật ong. Trước khi những người thu hoạch trèo lên lấy mật, dân làng đã thực hiện nghi lễ giết mổ một con gà trống đỏ, tách chân và lông của nó để dâng lên thần vách đá nhằm cầu xin sự tha thứ vì đã lấy mật của loài ong khổng lồ có tên khoa học là Apislaboriosa. (Nguồn: Reuters)
Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’

Mật của loài ong này còn được gọi là “mật ong điên” (mad honey), một trong 5 loại mật ong quý nhất thế giới vì chứa một số chất gây say, tạo ảo giác, được bán với giá 2.000 Rupee Nepal (1,5 USD)/lít. Trong ảnh: Một con ong đậu trên tổ mới cắt. (Nguồn: Reuters)

Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Người lấy mật còn phải đốt lửa để tạo ra khói, xua đuổi đàn ong ra khỏi tổ để dễ thu hoạch. (Nguồn: Reuters)
Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Trong nhiều thế hệ, cộng đồng Gurung ở miền Trung Nepal đã lùng sục các vách đá ở dãy Himalaya để tìm mật ong. (Nguồn: Reuters)
Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Dân làng cắt tre thành những dải mỏng để bện làm dây thang dùng khi đi săn mật ong. (Nguồn: Reuters)
Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Họ mang theo "gagri", những chiếc bình thường dùng để đựng mật ong. (Nguồn: Reuters)
Biến đổi khí hậu: Nghề thu mật ong truyền thống lâu đời ở Nepal bị ‘đe doạ’
Bashanta Gurung, 18 tuổi, bị ngất do bị ong rừng đốt trong khi đi săn mật. (Nguồn: Reuters)
Chống biến đổi khí hậu: Chậm nhưng chắc

Chống biến đổi khí hậu: Chậm nhưng chắc

Tiến trình thực hiện các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu vẫn còn chậm, song đã đạt được một số kết quả thực ...

Loài linh trưởng nhỏ bé có thể gặp khó khăn khi thích ứng với biến đổi khí hậu

Loài linh trưởng nhỏ bé có thể gặp khó khăn khi thích ứng với biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu trên hai loài linh trưởng có quan hệ gần gũi cùng sinh sống tại dãy núi Soutpansberg ở tỉnh Limpopo của Nam ...

Đến năm 2050, biến đổi khí hậu làm mất 17% GDP toàn cầu/năm

Đến năm 2050, biến đổi khí hậu làm mất 17% GDP toàn cầu/năm

Theo đánh giá của PIK, đến năm 2050, kinh tế toàn cầu sẽ bị ‘bào mòn’ hơn 40.000 tỷ/năm do biến đổi khí hậu.

Giá vé máy bay ‘hạ nhiệt’

Giá vé máy bay ‘hạ nhiệt’

Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay trong dịp cao điểm Hè đã “hạ nhiệt” và thời ...

Hà Nội đảm bảo cung cấp nước sạch mùa Hè cho người dân

Hà Nội đảm bảo cung cấp nước sạch mùa Hè cho người dân

UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc đảm bảo cung cấp nước sạch mùa Hè năm 2024 cho người dân ...

(theo Al Jazeera)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Câu chuyện phía sau tài xế lái xe đâm vào khu chợ Giáng sinh ở Đức, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Trung Quốc tìm ra cách chỉnh sửa gene giúp cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Trung Quốc tìm ra cách chỉnh sửa gene giúp cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tìm ra một phương pháp mới giúp tăng đáng kể năng suất cây trồng trong bối cảnh ...
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ ...
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đưa Fed vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách ...
Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Nhà sản xuất DRAM tiên tiến nhất Trung Quốc đang lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường chip DDR5 với khối lượng sản xuất lớn và giá thành cạnh tranh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động