Sông băng Marmolad. (Nguồn: La Presses) |
Theo tờ Today của Italy, đây là cảnh báo của các nhà khoa học nước này đang theo dõi các sông băng và tác động của tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Tin liên quan |
Hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu |
Báo cáo cho biết, sông băng Marmolada đang mất từ 7-10 cm độ sâu mỗi ngày. Trong 5 năm qua, bề mặt sông băng Marmolada đã mất đi 70 ha, tương đương với 98 sân bóng đá.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện các phép đo khoa học vào năm 1888, độ sâu của sông băng Marmolada đã giảm đi 1.200 mét trong tình trạng không thể đảo ngược. Tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang tác động đến dãy Dolomites, khiến nơi này trải qua tình trạng hạn hán mùa Đông, với rất ít tuyết rơi.
Theo các chuyên gia, điều này kết hợp với nhiệt độ cao bất thường trên khắp khu vực vào mùa Hè, đang khiến các sông băng tan chảy nhanh chóng.
Forni, một trong những sông băng thung lũng lớn nhất của Italy, đã rút đi 800 m trong vòng 30 năm qua và 2km trong thế kỷ qua. Sông băng tan chảy đã làm lộ ra những vũ khí được bảo quản hoàn hảo, xe trượt tuyết, thư từ, nhật ký và cả thi thể của những người lính đã chiến đấu trong cuộc chiến ở dãy Alps thuộc vùng Lombardy của Italy và dãy Dolomites ở vùng Trentino Alto-Adige trong Thế chiến I.
Ông Vanda Bonardo, điều phối viên quốc gia về dãy Alps của nhóm bảo vệ môi trường Legambiente, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban quốc tế bảo vệ dãy Alps (Cipra), nhận định: “Dãy Alps có tầm quan trọng ở cấp độ quốc gia và châu Âu, nhưng đang ngày càng trở nên mong manh do tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang gia tăng. Sông băng Marmolada là một ví dụ quan trọng".
Trong khi đó, Tổng giám đốc của Legambiente Giorgio Zampetti đã hối thúc chính phủ Italy thực hiện các chính sách giảm thiểu tình trạng khẩn cấp về khí hậu, chẳng hạn như một kế hoạch quốc gia nhằm thích ứng hiệu quả với cuộc khủng hoảng khí hậu, bắt đầu từ những khu vực dễ bị tổn thương nhất như những ngọn núi cao.
| BRICS thông qua khuôn khổ hành động vì khí hậu, thiết lập quan hệ đối tác trong thị trường carbon Ngày 30/8, Văn phòng báo chí thuộc Bộ Phát triển kinh tế Nga cho biết, các thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi ... |
| Giáo hoàng Francis bắt đầu chuyến công du 12 ngày tới Đông Nam Á, thúc đẩy vấn đề tâm huyết trong 11 năm Thúc đẩy hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu là thông điệp chính trong chuyến thăm dài ngày tới Đông Nam Á lần ... |
| Khi bão không chỉ là chuyện trên TV... Trực tiếp trải qua cơn bão lớn, chúng ta mới thực sự thấy rằng biến đổi khí hậu là vấn đề sát sườn, hằng ngày, ... |
| Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền LHQ: Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải ... |
| Thị trường tín chỉ carbon: Vì cuộc sống xanh hơn Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường ... |