Biển Đông: 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu

Phạm Duy Thực
Nghiên cứu sinh Phạm Duy Thực, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã chỉ ra 4 điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu
Ảnh chụp tàu Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu ngày 23/3. (Nguồn: Maxar)

Nội bộ chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây đã có những phát biểu không thống nhất trong vấn đề Biển Đông.

Ngày 28/4, Reuters đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố, Trung Quốc “không có quyền hay cơ sở pháp lý để ngăn cản Manila tiến hành cuộc diễn tập” ở Biển Đông.

Sau đó, ngày 3/5, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã thể hiện sự bức xúc khi yêu cầu Trung Quốc rời khỏi vùng biển không thuộc về nước này ở Biển Đông.

Cả hai quan chức quốc phòng và ngoại giao cao cấp của Philippines đều cho rằng, Đá Ba Đầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, cách phía Tây Bataraza, Palawan 175 hải lý.

Tuy nhiên, trái ngược lại với quan điểm của hai Bộ trưởng trên, Người phát ngôn Phủ Tổng thống Harry Roque ngày 11/5 cho rằng, Đá Ba Đầu không nằm trong EEZ của Philippines, và Philippines chưa bao giờ sở hữu Đá Ba Đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana sau đó khẳng định, cả ông và Người phát ngôn Roque đều đúng, vì Đá Ba Đầu nằm trong EEZ của Philippines và là một phần trong huyện Kalayaan theo Sắc lệnh 1596 của Tổng thống Marcos thiết lập Nhóm đảo Kalaayan (KIG) năm 1978.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 12/5 cho biết đối với các vấn đề đối ngoại, Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất có thẩm quyền lên tiếng.

Ông Locsin khẳng định: “Chỉ có duy nhất một tiếng nói về những gì thuộc về Philippines: đó là tiếng nói của tôi. Ngay cả quân đội cũng không có tiếng nói. Tôi phát biểu cho Tổng thống về vấn đề này”.

Người đứng đầu ngành đối ngoại Philippines cũng yêu cầu Người Phát ngôn Phủ Tổng thống Harry Roque “không được đề cập chủ đề này, hãy để Bộ Ngoại giao xử lý”.

Sự không thống nhất trong phát ngôn của các quan chức cấp cao Philippines cho thấy 4 điểm yếu về pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu.

Thứ nhất, không phải EEZ mà lãnh hải mới là cơ sở để xác định chủ quyền đối với thực thể lúc nổi lúc chìm (LTE) bên trong đó.

Đoạn 177 của Phán quyết ICJ trong vụ Nicaragua-Colombia năm 2012 (Phán quyết ICJ) khẳng định điều này.

Phán quyết của Tòa Trọng tài đã rạch ròi rằng Đảo Sinh Tồn và McKennan là thực thể nổi lúc thủy triều lên cao (đoạn 382-384, và 645).

Thứ hai, Philippines đã không yêu sách Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của Philippines.

Phần 1 của Sắc lệnh 1596 chỉ khẳng định “đáy biển, đất dưới đáy biển, rìa lục địa và vùng trời thuộc chủ quyền của Philippines”, không nêu rõ các thực thể trong KIG, gồm Đá Ba Đầu, thuộc chủ quyền của Manila.

Điểm yếu pháp lý trong yêu sách của Philippines đối với Đá Ba Đầu
Nội bộ chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây đã có những phát biểu không thống nhất trong vấn đề Biển Đông. (Nguồn: Reuters)

Thứ ba, Phán quyết của Tòa Trọng tài đã bác bỏ yêu sách KIG cũng như đường cơ sở ở KIG theo Đạo luật Cộng hòa 9522 năm 2009.

Đoạn 574-575 của Phán quyết Tòa Trọng tài tuyên rằng, bất cứ đường cơ sở nào của Philippines vẽ ra ở Trường Sa đều vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Thứ tư, Đá Ba Đầu không nằm trong lãnh hải của các thực thể hiện do Philippines chiếm đóng.

Phán quyết Tòa Trọng tài khẳng định, Thị Tứ, Bến Lạc và Song Tử Đông là đá (đoạn 580-622), nhưng lãnh hải 12 hải lý của các thực thể này không bao trùm Đá Ba Đầu.

Chính sách của Đức thời hậu Merkel: Quan tâm với Mỹ, thực dụng với Nga và Trung Quốc?
Người Việt tại Đức đặt niềm tin vào Quốc hội khóa XV
Ngoại trưởng Philippines bác bỏ Luật Hải cảnh của Trung Quốc
Philippines và Trung Quốc tiến hành tham vấn song phương về Biển Đông
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Lầu Năm góc cởi mở tìm cách liên lạc, Bắc Kinh vẫn làm ngơ?

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Algeria có những bước phát triển tích cực trong tất cả các lĩnh vực

Khẳng định Việt Nam sẽ là cầu nối Algeria với các nước ASEAN, Quyền Chủ tịch nước mong muốn Algeria là cầu nối giữa Việt Nam với các nước châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

ABAII trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030
Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4 - dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4. SXMB 25/4. kết quả xổ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động