Biến lục địa già trẻ lại

Thời kỳ khoa học bùng nổ cũng là lúc châu Âu hiện thực hóa tham vọng phủ sóng toàn cầu của mình bằng cách làm sống lại kênh ngoại giao khoa học quen thuộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bien luc dia gia tre lai Liệu bà Merkel có “đơn thương độc mã”...
bien luc dia gia tre lai Mỹ và châu Âu trông đợi gì ở TTIP?

Hợp tác khoa học luôn đóng vai trò không nhỏ trong chính sách phát triển cũng như nâng cao vai trò toàn cầu của châu Âu. Hơn lúc nào hết, EU đã và đang đẩy mạnh vai trò tích cực trong nền ngoại giao khoa học quốc tế.

Mục tiêu này được EU thực hiện thông qua việc vận dụng ngôn ngữ phổ quát của khoa học nhằm tạo ra các kênh giao lưu mở. Có thể thấy rằng, EU đang cố gắng duy trì sự hiện diện ở mức cao nhất trong những hoạt động khoa học quốc tế cũng như tích cực tham gia vào công tác ứng dụng khoa học ở bên ngoài châu Âu.

Lịch sử vinh quang

Nhắc đến châu Âu là nhắc đến cái nôi khoa học công nghệ của thế giới. Lợi thế này cũng sản sinh ra thứ gọi là ngoại giao khoa học trên lục địa già. Từ những năm 1950, trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang tìm kiếm hòa bình và phục hồi sau Thế Chiến thứ II, nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã rời Tây Âu sau chiến tranh để theo đuổi các công trình nghiên cứu ở quốc gia khác, khiến nhiều dự án khoa học quốc gia bị chững lại. Trước bối cảnh đó, một nhóm các nhà khoa học châu Âu kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng khoa học tại đây.

bien luc dia gia tre lai
Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu.

Năm 1954, Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) với sự tham gia của 12 quốc gia châu Âu được hình thành nhằm thúc đẩy sức mạnh khoa học thống nhất trên toàn châu lục. Các nhà khoa học đã cùng chia sẻ nghiên cứu về vật lý hạt nhân và những tác động nguy hiểm của chúng. Điều này đã dần xóa nhòa khoảng cách về ý thức hệ giữa các quốc gia và giảm thiểu những xung đột, chiến tranh so với thập kỷ trước.

Cho đến nay, CERN vẫn luôn là niềm tự hào của nền ngoại giao khoa học châu Âu khi trở thành tâm điểm cho các nhà khoa học hàng đầu thế giới nghiên cứu về hạt nhân cũng như phổ biến, chia sẻ những công nghệ liên quan đến hạt nhân trên toàn cầu.

Một minh chứng cho tác động xuyên quốc gia của CERN là giới khoa học châu Âu đang chuẩn bị tham gia vào dự án “Nguồn sáng Synchrotron dành cho Khoa học thực nghiệm và ứng dụng tại Trung Đông” (SESAME) được xây dựng ở Jordan. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá về khoa học cho khu vực Trung Đông. Việc EU trở thành quan sát viên của SESAME trong năm 2015 chính là sự khởi đầu cho công tác nâng tầm ảnh hưởng của châu Âu tại Trung Đông thông qua kênh ngoại giao khoa học.

Tất nhiên, CERN không phải là ví dụ duy nhất cho thành công của châu Âu trong hợp tác khoa học xuyên quốc gia. Năm 1962, 10 quốc gia châu Âu đã ký Công ước thành lập Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu (ESRO), tiền thân của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày nay. Với những thành tích khoa học vũ trụ đáng kể như là cơ quan đầu tiên cho tàu thăm dò Philae hạ cánh xuống một sao chổi, ESA đã và đang đóng góp vào công tác ngoại giao liên lục địa. Hiện trung tâm này đang đóng vai trò trung gian hợp tác quan trọng về khoa học không gian giữa Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, tổ chức Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cũng góp phần thúc đẩy quan hệ châu Âu - Mỹ Latinh khi đóng vai trò trung gian trong việc ký kết các thỏa thuận quan trắc không gian giữa EU với các quốc gia Nam Mỹ.

Nhân rộng các giá trị

Các nhà hoạch định chính sách của EU luôn chú ý lắng nghe tham vọng của cộng đồng khoa học và tập trung vào việc biến nền khoa học nghiên cứu châu Âu trở thành một thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhờ thương hiệu tiếng tăm của mình, châu lục này đã thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới cũng như thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu khoa học với các lục địa khác.

Năm 2007, Hội đồng Nghiên cứu châu Âu (ERC) ra đời với nhiệm vụ nhân rộng giá trị khoa học châu Âu đến với thế giới thông qua hỗ trợ nghiên cứu quốc tế. Hiện ERC có bảy “thỏa thuận thực hiện” (IA) được ký kết với các đối tác của EU như Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Phi.  Những thỏa thuận này đem lại cơ hội cho các nhà khoa học trẻ tham gia nghiên cứu các dự án hàng đầu được châu Âu bảo trợ. Đây mới chỉ là sự khởi đầu cho bản kế hoạch 2020 của ERC với một loạt các chương trình tài trợ nghiên cứu mới nhất của EU cùng khoản ngân sách nghiên cứu quốc tế cao nhất thế giới trị giá 80 tỷ Euro.

Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ mới sau khi phê chuẩn Hiệp ước Lisbon năm 2009 của EU là hình thành một Khu vực Nghiên cứu châu Âu (ERA) nhằm “cải thiện sự phối hợp hoạt động nghiên cứu các quốc gia châu Âu”.

Năm 2012, trước những thách thức toàn cầu như an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu,… EU đã thống nhất mở rộng ERA thành một “khu vực nghiên cứu thống nhất cởi mở toàn thế giới”.

Rõ ràng, tham vọng của châu Âu là giành vị trí chủ đạo trong việc thực hiện các công tác, nghĩa vụ quốc tế như giải quyết các vấn đề toàn cầu, thực hiện các Mục tiêu Thiên nhiên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc… Và phần nào mục tiêu này của EU đã cán đích thông qua ngoại giao khoa học.

Không chỉ dừng lại ở “cái nôi của khoa học kỹ thuật”, châu Âu luôn không ngừng làm mới các nghiên cứu khoa học của mình, dày công vun đắp cho mình một thương hiệu khoa học nổi tiếng. Có lẽ cũng chẳng sai khi nói rằng khoa học chính là nhân tố giúp lục địa già “không già” trong thời đại mới.

bien luc dia gia tre lai APEC: Ngoại giao khoa học chưa bao giờ quan trọng hơn

Trong Hội nghị cấp Bộ trưởng APEC về vấn đề khoa học, tổ chức giữa tháng 10 vừa qua tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia ...

Minh Tuấn (theo Science Diplomacy)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn tình cảm chân thật

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn tình cảm chân thật

Xem tử vi 9/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, ...
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Từ ngày 7-9/11, tại Nghệ An diễn ra chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) năm 2024.
Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động