Nhỏ Bình thường Lớn

Biến thể Delta khiến 'Cuộc chiến chống Covid-19' phải thay đổi: Tiêm vaccine hay là chết?

Biến thể Delta đang làm thay đổi 'Cuộc chiến chống Covid-19'. CDC Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi toàn cầu cần có những phản ứng mới, đối phó hiệu quả hơn với đột biến nguy hiểm này, thì ở bên kia 'chiến tuyến', cũng là lúc Delta vẫn tiếp tục biến đổi, Delta+ hay gì nữa...chúng ta không thể biết trước.
Biến thể Delta khiến cuộc chiến chống Covid-19 phải thay đổi: Tiêm vaccine hay là chết!
Biến thể Delta khiến 'Cuộc chiến chống Covid-19' phải thay đổi: Tiêm vaccine hay là chết!. (Nguồn: Shutterstock)

Vaccine Covid-19 là bắt buộc và đeo khẩu trang là cần thiết

Cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đã thay đổi vì biến thể Delta dễ lây lan hơn chúng ta tưởng tượng. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, họ đã phải đề ra thông điệp rõ ràng - tiêm vaccine Covid-19 là điều kiện bắt buộc đối với nhân viên y tế, đội ngũ chăm sóc sức khỏe và những người dễ bị tổn thương. Trong khi đó, mọi người cần phải trở lại thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang, đặc biệt ở nơi công cộng và trong không gian kín.

Một tài liệu nội bộ của CDC cho biết, biến thể này, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ nhưng hiện đã trở thành chủng virus corona chiếm ưu thế trên toàn cầu, có khả năng lây lan như bệnh thủy đậu và dễ lây nhiễm hơn nhiều so với cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Nguy hiểm hơn, Delta có thể lây truyền ngay cả đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ và có khả năng gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn các chủng virus corona trước đó.

Tài liệu có tựa đề "Minh bạch thông tin về hiệu quả và khả năng thực sự của vaccine" cho biết, đối với biến thể Delta yêu cầu phải có một cách tiếp cận mới để giúp công chúng hiểu rõ sự nguy hiểm của chủng virus này. Theo đó, những người không được tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ nhiễm bệnh gấp 3 lần và bệnh trở nặng hoặc tử vong cao hơn 10 lần so với những người đã được tiêm chủng.

Tin liên quan
Covid-19: 5 sự thật nên biết về ‘sát thủ Delta’ để chủ động phòng ngừa Covid-19: 5 sự thật nên biết về ‘sát thủ Delta’ để chủ động phòng ngừa

"Hãy thừa nhận rằng cuộc chiến đã thay đổi!", bởi vậy, việc chỉ rõ các nguy hiểm đối với cả những người đã tiêm chủng cũng trở nên rất cần thiết.

Theo CDC, những người được tiêm vaccine Covid-19 ít có khả năng bị nhiễm bệnh hơn, chứ không phải miễn nhiễm. Người đứng đầu CDC, Ts. Rochelle Walensky cho biết, vaccine có thể ngăn chặn 90% trường hợp bệnh nặng, nhưng hiệu quả kém trong việc phòng bệnh hay lây nhiễm cho người khác.

Đặc biệt, không giống như trường hợp với các biến thể trước đây, nếu nhiễm biến thể Delta thì dù tiêm vaccine đầy đủ thì vẫn truyền bệnh cho người khác, với mức độ tương đương người chưa tiêm chủng. Do đó, ngày càng có nhiều ca nhiễm dù đã tiêm vaccine đầy đủ và ca lây nhiễm trong cộng đồng dù công tác tiêm vaccine đang được đẩy mạnh, đặc biệt tại Mỹ.

Cuối tuần trước, một nghiên cứu do CDC công bố về đợt bùng phát ở Massachusetts cho thấy, 3/4 số người nhiễm bệnh đã được tiêm phòng đầy đủ và một số người vẫn phải nhập viện điều trị. Đây là nghiên cứu lớn đầu tiên đi ngược lại với bằng chứng ban đầu, trong đó cho thấy những người đã chủng ngừa sẽ không mắc bệnh nặng, thậm chí bệnh do biến thể Delta và các biến thể khác của virus corona.

Chuyên gia Walensky cho biết, nghiên cứu trên đóng vai trò then chốt trong quyết định của CDC trong tuần qua - “một lần nữa khuyến nghị những người đã được tiêm vaccine vẫn cần phải đeo khẩu trang”.

Trong khi đó, ở nhiều nơi khác trên thế giới - nơi có nhiều người vẫn chưa được tiêm chủng, biến thể Delta một lần nữa khiến tỷ lệ tử vong và nhập viện tăng cao. Ngay cả ở các nước giàu có, cũng là những quốc gia đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng, hiện vẫn đang đứng trước nguy cơ về các làn sóng nhiễm bệnh mới.

WHO đánh giá biến chủng Delta là một biến thể mới, đặc biệt nguy hiểm, có khả năng “gây tử vong cao hơn, khả năng lây truyền nhanh hơn, làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân. Nó sẽ tìm tới những người dễ bị tổn thương, khiến họ phải nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng và có khả năng tử vong cao”.

Một phần nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ biến chứng nguy hiểm khi mắc biến chủng Delta còn nằm ở các biểu hiện lâm sàng không đặc trưng hoặc không có triệu chứng khi nhiễm virus. Người mắc bệnh rất dễ hiểu nhầm bản thân mắc bệnh cảm lạnh thông thường.

Khi đó, "vaccine cho đến nay đã thành công trong nhiệm vụ ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng và giữ cho tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nhưng phần lớn dân số vẫn dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người chưa được tiêm vaccine. Chúng ta đang chống lại cùng một loại virus nhưng loại virus đó đã trở nên khó đối phó hơn", Giám đốc Chương trình khẩn cấp y tế của WHO – Mike Ryan cảnh báo.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Ghebreyesus lại vừa một lần nữa phải cảnh báo về tình trạng quá tải hệ thống y tế ở nhiều quốc gia. “Biến thể Delta đang đe dọa những thành tựu chống dịch Covid-19 mà thế giới phải khó khăn lắm mới đạt được” và “nếu thế giới không hành động nhanh sẽ lại có thêm các biến thể nguy hiểm hơn”.

Delta+... thêm mối đe dọa tiềm tàng

Delta+ (Delta Plus) khác với Delta bởi một đột biến bổ sung — K417N — nằm trong protein đột biến, bao phủ bề mặt của virus SARS-CoV-2. Vị trí tương tự này cũng bị đột biến trong các biến thể đáng lo ngại (VOC) khác, như Beta (lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi) hay Gamma (lần đầu tiên được xác định ở Brazil). Đột biến K417 cũng đã được phát hiện trong một số mẫu Alpha (lần đầu tiên được xác định ở Anh).

Vị trí K417 nằm trong vùng của protein đột biến tương tác với protein thụ thể ACE2, khiến virus có khả năng lây nhiễm sang các tế bào khác — bao gồm, cả những tế bào ở phổi, tim, thận và ruột. Khi protein đột biến gặp ACE2, nó chuyển từ trạng thái “đóng” sang trạng thái “mở” để liên kết với thụ thể và lây nhiễm sang tế bào.

Dựa trên các nghiên cứu về biến thể Beta, mang đột biến tương tự, K417N có thể giúp tăng đột biến đạt đến trạng thái hoàn toàn “mở”, điều này có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm của nó. Tăng liên kết với thụ thể ACE2 và trạng thái mở hơn là những đặc điểm của các biến thể kháng kháng thể và khả năng lây truyền cao khác.

Các nghiên cứu cho thấy, các đột biến tại vị trí K417 giúp biến thể Beta tránh được các kháng thể, do đó, điều đó có nghĩa là Delta+ có thể né được vaccine và kháng thể thậm chí còn tốt hơn Delta.

“Trong dòng biến thể Delta, sự hiện diện của đột biến K417N được phát hiện trong một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo, biến thể này có thể tiến hóa để tăng khả năng chống lại các kháng thể”, Olivier Schwartz - người đứng đầu Khoa Virus và miễn dịch tại Viện Pasteur của Pháp cho biết.

Các phòng cấp cứu và khu chăm sóc đặc biệt ở nhiều khu vực của Mỹ lại chật kín bệnh nhân Covid-19. Điều này khiến người ta dễ có cảm tưởng biến thể Delta đang gây bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, hơn 90% người nhập viện hiện nay ở Mỹ là những người chưa tiêm chủng.

Giá vàng hôm nay 4/8: Bình yên trước 'cơn giông', tháng 8 sẽ tuyệt vời đối với vàng?

Giá vàng hôm nay 4/8: Bình yên trước 'cơn giông', tháng 8 sẽ tuyệt vời đối với vàng?

Giá vàng thế giới khởi đầu tháng 8 không có quá nhiều thay đổi, khi đồng USD hạ giá và lợi suất trái phiếu Mỹ ...

Covid-19: 5 sự thật nên biết về ‘sát thủ Delta’ để chủ động phòng ngừa

Covid-19: 5 sự thật nên biết về ‘sát thủ Delta’ để chủ động phòng ngừa

Biến chủng Delta đang kéo thế giới trở lại với sự bấp bênh. Như các chuyên gia y tế cảnh báo, tình hình còn "rất ...

Tin vui về thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir: Niềm hy vọng chấm dứt đại dịch toàn cầu

Tin vui về thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir: Niềm hy vọng chấm dứt đại dịch toàn cầu

Song song với việc tiêm chủng trên diện rộng phòng ngừa sự lây lan của đại dịch Covid-19, một loại thuốc kháng virus mang tên ...

(theo Reuters, BBC)