“Bình đẳng giới” là cụm từ mà chúng ta đã được nghe rất nhiều không chỉ trong các diễn đàn về vấn đề xã hội, mà cả trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao… và “bình đẳng giới” cũng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển. Chúng ta cùng lắng nghe bà Elisa Fermander Saenz - Trưởng đại diện của cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam chia sẻ về vấn đề này.
Thưa bà, với một người có tiếng nói tại Liên hợp quốc về bình đẳng giới, có lẽ bà đã từng tham gia nhiều vào các hoạt động trong lĩnh vực này tại nhiều quốc gia. Vậy theo bà, “bình đẳng giới” được hiểu như thế nào?
Bà Elisa Fermander Saenz: Có thể nói nôm na “bình đẳng giới” chính là nhân quyền, là quyền lợi của mỗi cá nhân trong xã hội được hiểu rằng, ai sinh cũng có quyền bình được, được vui chơi, học tập và làm việc giống như nhau.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia rất coi trọng công tác bình đẳng giới và ở đó, họ cùng thống nhất những quy ước về nhân quyền và những quyền con người được tuyên bố trong đó. Cái thuật ngữ nhân quyền hay nói khác hơn là bình đẳng giới được sử dụng trong một bối cảnh như thế và không một nước nào đượ đi ngược lại quyền con người cơ bản đó.
Đặc biệt, việc bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là một trong những mục tiêu quan trọng của Liên hợp quốc và đã được xác định tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ là một trong 8 mục tiêu của thiên niên kỷ.
Làm tốt công tác Bình đẳng giới là yếu tốt cần thiết để Việt Nam vươn tới mục tiêu cả cuộc cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế. |
Vậy với kinh nghiệm của bà tại Liên hợp quốc và một năm qua, trong vai trò Trưởng văn phòng UN Woman, bà đánh giá như thế nào về tình hình bình đẳng giới tại Việt Nam?
Bà Elisa Fermander Saenz: Tôi có thể không chia sẻ hết những vấn đề về bình đẳng giới. Tuy nhiên, là người chuyên trách của UN Woman, tôi đánh giá cao những nỗ lực của chính phủ Việt Nam và đã đạt được những tiến bộ lớn về các mục tiêu bình đẳng giới.
Tôi xin nói rõ hơn. Đó chính là sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những thập niên gần đây, đã tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận gần hơn các hoạt động cộng đồng, cơ hội giáo dục và đào tạo. Theo số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đã rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ học sinh nữ cấp tiểu học và trung học cơ sở. Hiện tại, tỷ lệ nhập học tiểu học đối với trẻ em gái là 91,5% và trẻ em trai là 92,3%. Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đối với trẻ em gái là 82,6% và trẻ em trai là 80,1%. Tỷ lệ nhập học trung học phổ thông đối với trẻ em gái là 63,1% và trẻ em trai là 53,7%. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động là 73% và nam giới là 82%. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ: 33,95%; tiến sĩ: 25,69%.
Trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30% tổng số nhà báo. Ngoài ra, phụ nữ cũng đã tham gia chiếm ưu thế trong một số ngành như: giáo dục, y tế, dịch vụ.
Những vấn đề bà vừa nêu cho thấy rõ ràng Việt Nam đã đạt được những kết quả cao trong công tác bình đẳng giới. Tuy nhiên, với bà đâu là vấn đề cần quan tâm nhất?
Bà Bà Elisa Fermander Saenz: Nói về bình đẳng giới thì rất rộng nhưng với tôi, tôi lại rất quan tâm đến lĩnh vực bình đẳng giới trao quyền cho phụ nữ và trẻ em. Không phải vì tôi đang phụ trách UN Woman. Mà vì tôi thấy, tại Việt Nam bạo lực, bạo hành gia đình đối với phụ nữ và sự xâm hại bé gái là vấn đề đáng báo động, nhất là tại một số khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, việc đối xử phân biệt trọng nam khinh nữ trong gia đình hay giữa nam giới và nữ giới ngoài cộng đồng vẫn còn những khoảng cách. Mà tôi cũng cho đó là nguyên nhân dẫn đến việc quyền lợi của nữ giới không được bảo đảm như ở các quốc gia khác.
Các con số thống kê về bạo hành với phụ nữ cả cả trong gia đình và nơi công cộng đều rất cao và đã để lại một xu hướng tiêu cực cho xã hội. Vì tác hại của bạo hành gia đình sẽ liên qua trực tiếp sức khỏe của phụ nữ, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng của họ tham gia vào các hoạt động xã hội. Tôi cho rằng đó là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng.
Quan điểm của bà về việc sử dụng đúng tính chất của mạng xã hội như thế nào?
Bà Elisa Fermander Saenz: Tôi nghĩ rằng, cách nghĩ sẽ dẫn đến thái độ ứng xử… và về mặt cơ bản, mạng xã hội là một kênh tích cực để cho mọi người bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó hay có thể kết nối, hiểu biết nhiều góc độ về mặt thông tin thông qua các mối quan hệ. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những nguy cơ tiêu cực, khi mà họ sử dụng những thông tin thiếu chính xác, sai lệch hay giả tạo để tạo nên những xu hướng kết nối mang tính tiêu cực cho xã hội.
Về mặt quan điểm và nhân quyền, tôi nghĩ rằng vẫn nên có những không gian để bày tỏ quan điểm của mình, nhưng nó vẫn phải tuân theo những quy chuẩn về nhân quyền quốc tế, về mặt pháp luật của chính phủ Việt Nam, chứ không thể dùng mạng xã hội để lạm dụng, để vi phạm quyền của người khác. Điều đó hoàn toàn không chấp nhận được.
Theo những gì bà vừa chia sẻ, dể dàng thấy được “bình đẳng giới” là yếu tố quan trọng thúc đẩy một xã hội phát triển toàn diện, trong đó có cả lĩnh vực ngoại giao quốc tế. Vậy theo bà, chính phủ Việt Nam cần làm gì để đạt được những mục tiêu cao hơn nữa về bình đẳng giới?
Bà Elisa Fermander Saenz: Những đánh giá cụ thể về hiệu quả của công tác bình đẳng giới sẽ thuộc quyền phát ngôn của Liên hợp quốc. Bởi họ sẽ có cơ sở đánh giá, so sánh sau khi khảo sát đồng bộ và có kết quả của tất cả các chương trình về bình đẳng giới tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, rõ ràng khi thực hiện tốt các mục tiêu trong bình đẳng giới, sẽ góp phần giúp cho các tầng lớp người dân đến gần với nhau hơn, họ có suy nghĩ tích cực hơn về một xã hội bình đẳng, thân thiện. Từ đó, sẽ thúc đẩy họ tích cực tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Và như tôi đã chia sẻ, mặc dù mới chỉ về đảm nhận vai trò UN Woman tại Việt Nam từ năm ngoái, nhưng tôi cũng đã được chính phủ Việt Nam hỗ trợ rất nhiều, trong việc thực hiện những mục tiêu trong công tác bình đẳng giới. Ngoài ra, tôi được biết Chính phủ Việt Nam đã ký rất nhiều công ước về nhân quyền quốc tế, bao gồm cả những công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ và quyền trẻ em.
Điều này không chỉ cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã và đang không ngừng quan tâm đến người dân và mong muốn sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam mà ở đó người dân được bình đẳng, thân thiện và hạnh phúc. Đó cũng chính là cách mà tôi cho rằng sẽ đưa Việt Nam đến gần thế giới hơn và không ngừng nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trong các hoạt động ngoại giao quốc tế.
Xin cảm ơn Bà!
Bảo Lan (thực hiện)