TIN LIÊN QUAN | |
Tăng cường tiếng nói của phụ nữ tại các cơ quan báo chí | |
Đẩy mạnh giáo dục để giải quyết vấn nạn bất bình đẳng giới |
Đó là quan điểm của bà Nguyễn Thùy Linh (Giám đốc Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng CECEM) tại buổi hội thảo “Bình đẳng giới – Góc nhìn từ người trong cuộc” do Oxfam và CECEM tổ chức chiều 3/3 tại Hà Nội.
Bình đẳng giới - còn nhiều trăn trở
Bà Nguyễn Thùy Linh cho rằng, ngay từ những năm 80, chúng ta đã nhắc đến những khái niệm như định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ. Vì thế, bình đẳng giới không phải là một câu chuyện mới.
Bà Ngô Thu Hằng (Chuyên viên về giới của CECEM) thì nhận định, cho đến nay chúng ta đã nghe đến cụm từ giới với những tên gọi như phụ nữ phát triển, tăng quyền cho phụ nữ, trao quyền cho phụ nữ. Thực tế, cũng đã có nhiều chương trình tạo cơ hội cho phụ nữ, tăng tiếng nói, vị thế của phụ nữ…
Bà Nguyễn Thùy Linh- Giám đốc Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng CECEM phát biểu khai mạc. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Tuy nhiên, theo bà Ngô Thu Hằng, nếu như chỉ quan tâm từ một phía người phụ nữ thôi thì không đủ, không đạt được bình đẳng giới. Có lẽ, đó là lý do những chương trình phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới, gần đây nhất là ngân sách giới ra đời.
“Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến chiến lược phụ nữ cũng như đòi quyền bình đẳng của họ trong tham gia chính trị. Tất nhiên, không chỉ có sự góp mặt của bản thân người phụ nữ mà vai trò của nam giới trong các chương trình phát triển mới đảm bảo tối đa bình đẳng giới” – bà Ngô Thu Hằng nói.
Bà Ngô Thu Hằng cũng nhấn mạnh bình đẳng giới không chỉ xét ở từng cá nhân, từng gia đình nữa mà phải lan rộng ra cả cộng đồng. Do vậy, cách tiếp cận lồng ghép giới ra đời. Không chỉ vậy, bà Hằng cũng đưa ra một cách tiếp cận thúc đẩy bình đẳng giới trên khía cạnh đặt quyền phụ nữ hay quyền nam giới trong quyền con người chứ không nên tách riêng biệt.
Chia sẻ dưới góc độ là người thực hiện dự án và trả lời cho câu hỏi “Bình đẳng về giới có xuất hiện trong các rủi ro, thiên tai hay không?”, ông Nguyễn Xuân Duy (Cán bộ Chữ thập đỏ Na Uy) cho biết: “Với mục tiêu giảm nhẹ sự thiệt hại về tính mạng, tài sản cũng như sinh kế của người dân trong dự án mà chúng tôi đang thực hiện ở tỉnh Hà Giang, Lào Cai, việc lồng ghép về giới là yêu cầu bắt buộc. Yêu cầu này đã được áp dụng trong vòng 5 đến 7 năm vừa qua”.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, ông Duy nhận thấy phụ nữ rất ít tham dự. Vì thế, việc tiếp cận thông tin của phụ nữ rất nhỏ so với đàn ông. Đó là thiệt thòi rất lớn bởi khi rủi ro thiên tai xảy ra thì cả phụ nữ và nam giới, trẻ trai, trẻ gái đều bị ảnh hưởng.
Những sơ đồ minh họa trưng bày trong buổi hội thảo. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Khơi dậy tình yêu thương
Từ góc nhìn của người quản lý chương trình GALS (thuộc Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng CECEM) đã được áp dụng vào 4 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Cà Mau và Sóc Trăng, bà Phan Tú Quỳnh chia sẻ nỗi băn khoăn cá nhân: “Khi triển khai, tôi thấy tinh thần và cốt lõi của phương pháp này là khơi dậy được tình yêu thương của mỗi con người, trở thành nét văn hóa cho từng cá nhân và lan tỏa nó. Để từ đó, người chồng sẽ thay đổi, người vợ cũng sẽ thay đổi và khi đứa con nhìn thấy bố mẹ thay đổi thì cũng sẽ học được nét văn hóa ấy. Tuy nhiên, để có được điều đó phải có sự đồng thuận từ cả vợ lẫn chồng, cả vợ chồng cùng tham gia, và đây là điều không dễ dàng”.
Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng (nguyên cán bộ Vụ Bình đẳng giới – Bộ Lao động,Thương binh & Xã hội) thì nhận định, hiện nay nước ta có chương trình nông thôn và chương trình xóa đói giảm nghèo. Những chương trình này hoàn toàn "sát" với những mô hình về giới mà chúng ta đang triển khai thực hiện nên cần có sự phối kết hợp để thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Đấy là một hướng làm mới để thúc đẩy cũng như đảm bảo bình đẳng giới.
Đồng thời, bà Hồng đánh giá cao các mô hình, hoạt động cho cộng đồng, đảm bảo sự bình đẳng giới hiện nay. Tuy nhiên, bà cho rằng điều chúng ta hay nói đến là liên kết mạng, không chỉ giữa các gia đình với nhau, giữa những người dân với nhau. Tất cả các cấp chính quyền là xã, huyện, tỉnh, trung ương cần phải có trách nhiệm đưa những mô hình này, những cách làm này để đảm bảo xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phát triển nông thôn.
Là người trong cuộc, chị Hương đến từ Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai cho biết: “Tôi thấy có sự thay đổi rất lớn khi tham gia tập huấn bình đẳng giới. Chúng tôi đã có phương pháp phá băng. Bởi nông dân là đối tượng ngại thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trắc trở, thác ghềnh nhưng nhờ có cách làm mới, tôi mong những dự án như thế này sẽ được lan tỏa, nhân rộng hơn nữa, ngọn lửa sẽ cháy nhiều hơn nữa”.
Giới thiệu về chương trình WEMAN/GALS WEMAN: Là chương trình toàn cầu liên kết và lồng ghép tăng quyền cho phụ nữ. Với mục đích tăng quyền và cải thiện đời sống sinh kế đối với phụ nữ, gia đình họ và cộng đồng. Thứ hai, lồng ghép bình đẳng giới vào các hoạt động. GALS: Là hệ thống học tập và hành động về giới, bao gồm các nguyên tắc, công cụ để thúc đẩy việc học tập và hoạt động về giới. Chương trình này có tác động với cả phụ nữ và nam giới. Người tham gia tự trải nghiệm, tự phân tích và phát hiện, tự đưa ra hành động. Việc học diễn ra tự nhiên, hành động cụ thể, tính cam kết thực hiện cao. Huy động sự tham gia tối đa vợ chồng cùng tham gia, sử dụng hình vẽ để những người không biết chữ cũng tham gia được. Từ đó, giúp người phụ nữ tự tin hơn, họ yêu bản thân mình hơn, chăm sóc cho mình hơn, vợ chồng cùng yêu thương nhau nhiều hơn. |
Bình đẳng giới trong thế giới “phẳng” “Bình đẳng giới là chìa khóa giúp người phụ nữ nhận ra giá trị đích thực của mình, được tôn trọng và yêu thương. Còn ... |
Đừng tự mãn về bình đẳng giới! Quan điểm truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn tồn tại trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ... |
Phụ nữ hôm nay và vấn đề bình đẳng giới Phụ nữ thời kỳ kinh tế hội nhập, không chỉcần phải có đủ Công–Dung–Ngôn-Hạnh mà còn phải khéo léo,nhạy bén trong sự nghiệp cũng như ... |