Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững

Bjorn Andersson
Giám đốc khu vực của UNFPA Châu Á -Thái Bình Dương
Cùng với đại dịch Covid-19, phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác là biến đổi khí hậu và tác động của hiện tượng này đối với sức khỏe, quyền và sự bình đẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Biến đổi khí hậu là sự khuếch đại của những hình thức dễ bị tổn thương và bất bình đẳng vốn đã tồn tại từ trước, bao gồm cả bất bình đẳng giới, và thường dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Từ năm 2010-2020, người dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương chiếm ba phần tư trong tổng số 122 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Do châu Á-Thái Bình Dương là khu vực xảy ra thiên tai nhiều nhất trên thế giới, chúng ta không thể bỏ qua những tác động vô cùng lớn của biến đổi khí hậu lên phụ nữ và trẻ em gái.

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững
Ông Bjorn Andersson - Giám đốc khu vực của UNFPA châu Á - Thái Bình Dương.

Bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại, như tục tảo hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, đang thể hiện chiều hướng gia tăng trong nhóm dân số bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Các trường hợp khẩn cấp liên quan đến biến đổi khí hậu gây ra sự gián đoạn đáng kể trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu về sức khỏe tình dục và sinh sản, cũng như các loại thuốc đóng vai trò cứu sống tính mạng, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, góp phần gia tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Chị Adelina, 43 tuổi, đến từ Dinagat, Philippines đã chia sẻ về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phụ nữ trong quá trình tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ.

Mới đây, Adelina đang mang thai bé thứ 6 khi siêu bão Odette đổ bộ. Cơn bão đã gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở y tế gần nhất và không còn lựa chọn nào khác, chị phải vất vả đi thuyền hai tiếng để sinh con tại một bệnh viện ở thành phố gần đó.

Tất cả các bên đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chuẩn bị ứng phó và khắc phục hậu quả sớm của thiên tai có khả năng chống chịu với khí hậu và toàn diện hơn. Điều này sẽ đảm bảo phụ nữ được tiếp cận dịch vụ, thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản, bao gồm dịch vụ sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình và bảo đảm an toàn.

Từ đó, phụ nữ và trẻ em sẽ được trao quyền để bảo vệ quyền của chính mình, đưa ra lựa chọn và phát huy tiềm năng của bản thân, cũng như tăng cường khả năng thích ứng của những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Trong Hội nghị Thế giới lần thứ 4 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995, cộng đồng toàn cầu đã nhất trí thúc đẩy chủ trương tích cực, rõ ràng về lồng ghép quan điểm giới vào tất cả các chính sách và chương trình. Hơn 25 năm sau, chúng ta nhận thấy rằng chưa có nhiều tiến triển trong quá trình hiện thực hóa bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Vì lý do này, Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA và các đối tác đang đẩy mạnh nỗ lực đảo ngược chiều hướng đáng lo ngại này để tất cả mọi người được tiếp cận toàn diện tới quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản.

Vì phụ nữ vẫn là những người nằm trong đội ngũ tuyến đầu trong công cuộc chống đại dịch và khủng hoảng khí hậu, cho dù họ là nhân viên y tế, nhà lãnh đạo cộng đồng, người làm giáo dục hay người chăm sóc không được trả lương, nên nhu cầu cấp thiết là phải xây dựng khả năng chống chịu của phụ nữ và trẻ em gái trong mọi cộng đồng, ở tất cả các cấp, nhằm chiến đấu chống lại mọi cuộc khủng hoảng và đảm bảo khả năng tiếp cận tới dịch vụ, thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản.

Năm ngoái, khi lũ lụt ảnh hưởng nặng nề tới trại tị nạn Rohingya ở Cox’s Bazar, Bangladesh, nữ hộ sinh Shakila Parvin đã nhanh chóng cung cấp hỗ trợ tại chỗ về dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục.

Ngoài ra, chị cũng hỗ trợ vấn đề sức khỏe tâm thần cho các gia đình, giúp họ an tâm về tình hình sức khỏe và sự an toàn của người mẹ cũng như trẻ sơ sinh sau khi sinh con trong trường hợp khẩn cấp.

Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 đã kêu gọi đưa chủ đề về quyền phụ nữ và sức khỏe sinh sản làm nội dung trọng tâm trong các nỗ lực phát triển kinh tế, chính trị cấp quốc gia và quốc tế.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc tiếp tục cung ứng đồ dùng thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh Covid-19
UNPFA cung ứng đồ dùng thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh Covid-19. (Nguồn: UNFPA)

Tuy việc đạt được sự tự chủ về thân thể cho tất cả mọi người đóng vai trò thiết yếu, nhưng chỉ có 55% trẻ em gái và phụ nữ từ 15-49 tuổi đã kết hôn hoặc tham gia công đoàn cho biết họ có thể tự ra quyết định về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản thông qua ra quyết định về chăm sóc sức khỏe, tránh thai và hoạt động tình dục.

Nhằm đảm bảo tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người, điều quan trọng là đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi, như thông qua dịch vụ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình, tăng cường việc ra quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục, cũng như thông qua củng cố chính sách, tổ chức, mạng lưới về nữ quyền và thanh niên, qua đó thúc đẩy và bảo đảm những điều trên để xây dựng xã hội có khả năng chống chịu, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này, UNFPA, với tư cách cơ quan Liên hợp quốc hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe tình dục và sinh sản, đang nỗ lực xây dựng một thế giới trong đó phụ nữ đi đầu công cuộc đảm bảo tương lai bền vững.

UNFPA kêu gọi chính phủ tất cả các nước cùng chung tay và đầu tư nguồn lực để phổ cập sự tiếp cận về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản cho tất cả mọi người, bằng cách đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái trong các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch chuyển và chia sẻ quyền hạn với các nhóm, đối tượng bị loại trừ - đồng thời thúc đẩy cân bằng giới trong quá trình ra quyết định.

Kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 và tôn vinh đóng góp của cán bộ nữ cho ngành Ngoại giao

Kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 và tôn vinh đóng góp của cán bộ nữ cho ngành Ngoại giao

Ngày 8/3, tại phiên họp giao ban ở trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã phát biểu chúc mừng cán bộ ...

Cần tôn trọng, đánh giá cao và đối xử bình đẳng với phụ nữ

Cần tôn trọng, đánh giá cao và đối xử bình đẳng với phụ nữ

Theo bà Sujatha Ramachandra, Phu nhân Đại sứ Singapore tại Việt Nam, phụ nữ Việt Nam là những người rất tận tâm và tài giỏi ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động