Ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ khẳng định, công tác nhân quyền là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài và là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. |
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ, đồng chí Đại tá Nguyễn Phương Đằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Bình Phước, cùng hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố, cán bộ phụ trách công tác nhân quyền.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ khẳng định, công tác nhân quyền là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài và là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.
Phó Chánh văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ nhấn mạnh, việc tập huấn nhân quyền cho đội ngũ cán bộ cơ sở cần được thực hiện thường xuyên để nâng cao và thống nhất nhận thức về vấn đề quyền con người. Công tác nhân quyền phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, giữ vững ổn định bên trong, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để tạo cơ sở vững chắc cho công tác đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Phương Đằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Bình Phước khẳng định, thời gian qua, công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đại tá Nguyễn Phương Đằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Bình Phước cho biết, công tác bảo đảm và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. |
Cùng với đó, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là trong lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân… ngày càng hoàn thiện. Nhờ vậy, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngày càng thiết thực.
Công tác đấu tranh với các hoạt động lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo đạt hiệu quả tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhận thức về vấn đề quyền con người của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự đầy đủ; chưa được tiếp cận sâu, rộng với các kiến thức nền về công tác nhân quyền dẫn đến công tác bảo vệ và đấu tranh nhân quyền có nơi, có lúc đã vô tình tạo cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, vu cáo.
Tại buổi tập huấn, các đại biểu nghe các báo cáo viên báo cáo các chuyên đề: Quyền con người và giới hạn quyền; Công tác nhân quyền trong tình hình mới và một số kinh nghiệm trong công tác đấu tranh và bảo vệ quyền con người; Công tác đấu tranh phản bác hoạt động xuyên tạc, tuyên truyền kích động chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền trên không gian mạng.
Hội nghị đã góp phần quan trọng để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ trực tiếp tham mưu, thực hiện công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh, đồng thời phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá; qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong tình hình mới.
Các đại biểu tham dự tập huấn. |
Hội nghị cũng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Thông tư của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới, vận dụng những kiến thức tại Hội nghị để triển khai thực hiện trên thực tế, rà soát những vẫn đề còn tồn tại, bất cập để bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội đặc biệt là những cam kết ưu tiên của Việt Nam khi trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025; đồng thời chủ động trong công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện chủ động ngăn chặn hiệu quả âm mưu hoạt động của các đối tượng chống phá trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
| Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tiếp tục bảo đảm và thúc đẩy quyền con người Ngày 19/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa, Khóa 77 Đại ... |
| Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Hoàn thiện khuôn khổ bảo vệ trẻ em Bạo lực gia đình đối với trẻ em đã và đang để lại hậu quả hết sức nguy hại. Trẻ em bị bạo lực không ... |
| Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: 'Trái ngọt' từ những nỗ lực vận động 'nước rút' trước giờ G Cùng TG&VN nhìn lại nỗ lực vận động từng lá phiếu ủng hộ của đoàn Việt Nam trước phiên họp bỏ phiếu của Đại hội ... |
| Nỗ lực thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em Là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Quyền trẻ ... |
| Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành ... |