Nhỏ Bình thường Lớn

Bình Phước quyết tâm phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái và bền vững

Sau 25 năm tái lập tỉnh Bình Phước, diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần ngày càng quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Cùng với tiêu chí phát huy cao độ các lợi thế, Bình Phước đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ.

“Chìa khóa” để nông nghiệp bay cao

Với thế mạnh đất nông nghiệp chiếm trên 64% diện tích cả tỉnh, giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25% cơ cấu kinh tế, Bình Phước là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp. Để phát triển ngành hiệu quả, thời gian qua, tỉnh luôn đặt mục tiêu hướng đến trở thành một trong những địa phương tiên phong về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp nâng cao hiệu quả nông nghiệp, tạo chuỗi sản xuất lớn.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, từ khi đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tăng từ 40-50 lần so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống. Đồng thời, hình thành và thu hút nhiều doanh nghiệp có thương hiệu, tiềm năng và thế mạnh, phấn đấu có nhiều thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên địa bàn tỉnh.

Riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã phát triển được các mô hình trồng dưa lưới, rau thủy canh… ở thành phố Đồng Xoài, các huyện Hớn Quản và Phú Riềng. Có được được kết quả trên là do sự ưu tiên, tạo điều kiện xây dựng, thành lập các doanh nghiệp có chức năng dẫn dắt, liên kết và làm đầu mối để xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đạt chuẩn. Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng nhiều vùng, cây trồng được canh tác theo chuẩn VietGap, GlobalGap, nhiều sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chí của các thị trường khó tính nhất, hứa hẹn mang lại diện mạo mới-giá trị mới cho nông nghiệp.

Bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi về kỹ thuật và năng suất sản xuất dưa lưới ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản.
Bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi về kỹ thuật và năng suất sản xuất dưa lưới ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản.

Xu thế tất yếu

Với những lợi thế đang nắm giữ, Bình Phước thống nhất cao với Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW và nhận thức rằng Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể cho vùng Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Để triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương lớn nói trên, Bình Phước bám sát mục tiêu “đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hưởng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái và bền vững”.

Theo đó, định hướng của tỉnh là tập trung chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và một số tiêu chuẩn quốc tế khác. Đề cao ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

Đối với các loại cây công nghiệp có hiệu quả thấp hơn so với các cây trồng khác, cần đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng giảm bớt diện tích. Đối với cây cao su, hiện nay doanh thu 1 ha cao su khoảng 80-100 triệu đồng/ha, trong khi đó cây sầu riêng doanh thu từ 560-600 triệu đồng/ha, cây bưởi 300-450 triệu đồng/ha, rau sạch công nghệ cao tầm 700 triệu đồng/ ha.

Do đó, cần phải chuyển đổi một phần diện tích cao su, nhất là cao su già cỗi sang phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây ăn trái. Đối với cây điều, trước đây là cây giảm nghèo, có thể duy trì phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và chế biến sâu sản phẩm để phục vụ xuất khẩu, không mở rộng diện tích trồng điều.

Đối với cây ăn trái, tập trung mở rộng diện tích và thăm canh tăng năng suất đối với các cây có nhiều triển vọng như: sầu riêng, xoài, mít, bơ và các loại cây có múi; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để phục vụ xuất khẩu, nhất là cây sầu riêng.

Đối với chăn nuôi, phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị, an toàn vệ sinh thực phẩm; ưu tiên triển khai các đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, thiết thực, phù hợp với quy trình canh tác và thích ứng biển đổi khí hậu để chuyển giao cho sản xuất như: chọn giống chống chịu với các điều kiện khí hậu khô hạn, ngập lụt; kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước...

Ưu tiên triển khai chuyển đổi số cho các đối tượng đã được cấp giấy chứng nhận VietGap, GlobalGAP, Utz certified... gắn với phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của địa phương, tạo ấn tượng với khách du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với hợp tác xã và nông dân theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Trồng dưa theo công nghệ cao ở Đồng Xoài.
Trồng dưa theo công nghệ cao ở Đồng Xoài.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhấn mạnh, việc phát triển nông nghiệp cần gắn với xây dựng nông thôn mới, kết nối nông thôn với đô thị, gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và chuyển đổi số. Theo ông, cần đẩy mạnh các phong trào nông dân khởi nghiệp, thi đua sản xuất kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để nông dân và người dân nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm ổn định, tiếp cận các nguồn lực, tiến bộ kỹ thuật; nâng cao năng lực quản trị, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, kết nối với đô thị; đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; môi trường xanh, sạch, đẹp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Bình Phước tự tin bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Bình Phước tự tin bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Qua 25 năm Ngày tái lập tỉnh (1/1/1997-1/1/2022), dựa vào tình hình phát triển chung và những đánh giá về tiềm năng cũng như các ...

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước: Luôn đồng hành và nỗ lực vì nhà đầu tư

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước: Luôn đồng hành và nỗ lực vì nhà đầu tư

Những năm qua, Ban quản lý Khu kinh tế Bình Phước luôn hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiến hành đổi mới trong quản lý ...

Bình Phước bắt nhịp và đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư

Bình Phước bắt nhịp và đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư

Chính thức tái lập từ 1/1/1997 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Sông Bé, trải qua hơn 25 năm xây dựng, phát triển, hội ...