Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai

TS. Vũ Đăng Minh
Hôm nay, 22/9, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc, với tinh thần cốt lõi là thúc đẩy đối thoại, hợp tác đa phương, hướng tới một tương lai hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là cơ hội lớn để khẳng định giá trị không thể thay thế của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương trước các thách thức toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có những chuyển dịch trái chiều, gợi lên câu hỏi, phải chăng nước lớn là tâm điểm, đa phương hóa là chuyện của các nước đang phát triển, nước nhỏ?

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội lớn để khẳng định giá trị không thể thay thế của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương trước các thách thức toàn cầu. (Nguồn: UN Foundation)
Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội lớn để khẳng định giá trị không thể thay thế của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương trước các thách thức toàn cầu. (Nguồn: UN Foundation)

Xu thế không thể đảo ngược

Cùng với biến đổi khí hậu, đói nghèo, bất bình đẳng, thì đối đầu, xung đột, chia rẽ đang diễn ra ở nhiều khu vực. Xung đột bùng phát ở Ukraine, ở Dải Gaza, Trung Đông; nguy cơ bất ổn tiềm ẩn ở Biển Đông… Đối đầu Đông - Tây, một bên do Mỹ đứng đầu cùng một số nước phương Tây chi phối và bên kia do Trung Quốc, Nga dẫn dắt, ngày càng căng thẳng, phức tạp.

Hàng ngìn lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây với Nga, Trung Quốc và một số nước khác, khiến nguồn lực thế giới bị chia tách sâu sắc. Cuộc chiến kinh tế, thương mại giữa các nước lớn nóng bỏng bởi đòn tấn công, đáp trả liên tục như cấm vận công nghệ cao, chip, bán dẫn, đất hiếm, áp thuế xe điện Trung Quốc…

Cùng với đó là những động thái có chiều hướng ngược lại. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và người đứng đầu chính phủ Na Uy Jonas Gahr Store gần như cùng lúc đến Trung Quốc, tìm kiếm hợp tác trong khác biệt. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên lâu năm của NATO vẫn duy trì quan hệ kinh tế, mua bán vũ khí với Nga và có dự định gia nhập BRICS.

Mỹ đặt trọng tâm chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tìm cách chinh phục “trái tim” châu Phi. Ngày 12/9, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Lind Thomas-Greenfield tuyên bố ủng hộ thêm hai ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho các quốc gia châu Phi (nhưng hạn chế quyền phủ quyết!).

Châu Á cũng vậy. Ngày 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm Hàn Quốc, có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 12 trong vòng 2 năm qua, với Tổng thống Yoon Suk Yeol, tiếp tục gác lại mâu thuẫn lịch sử, cải thiện quan hệ song phương, đối phó với thách thức chung. Trong những ngày đầu nhiệm kỳ thứ ba, Thủ tướng Ấn Độ Narendar Modi liên tục các chuyến công du nước ngoài, đến Áo, Ba Lan, Nga, Ukraine, Singapore, Brunei, Mỹ... Đáng chú ý, các điểm đến của Thủ tướng Ấn Độ có những nước đang đối đầu, là đối thủ của nhau như Nga, Ukraine, Mỹ…

Thực tiễn quan hệ quốc tế nổi lên mấy vấn đề đáng chú ý sau:

Một, EU mâu thuẫn, căng thẳng với Moscow nhưng về lâu dài, châu Âu không thể thiếu Nga. EU và Trung Quốc nhiều mâu thuẫn nhưng vấn rất cần nhau. Washington xác định Bắc Kinh là đối thủ toàn diện, cạnh tranh nghiêm trọng nhất, đe dọa ngôi vị quyền lực số một. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, công nghệ, chính trị và sức ảnh hưởng giữa hai cường quốc hàng đầu chưa có lối thoát, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc không thể không hợp tác với nhau.

Hai, quan hệ giữa các nước đan xen phức tạp, đa tầng nấc; vượt khuôn khổ tổ chức, liên minh, sự khác biệt để hợp tác vì lợi ích chung; hình thành tập hợp lực lượng mới thông qua thể chế “đa phương nhỏ”, đa dạng, linh hoạt.

Ba, dù thế giới tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn, chia rẽ, phân phe, nhóm phức tạp, nhưng đa phương hóa quan hệ quốc tế vẫn là xu thế lớn, không thể đảo ngược.

Bốn, không chỉ những nước đang phát triển, nước vừa và nhỏ mà các nước lớn, nước phát triển cũng không thể đứng ngoài, vẫn cần đa phương hóa quan hệ quốc tế. Có điều, nước lớn luôn tìm cách chi phối, dẫn dắt các thể chế, diễn đàn đa phương, trước hết vì lợi ích quốc gia, ít hoặc không tính tới lợi ích chung, lợi ích chính đáng của các nước khác.

Việt Nam nâng tầm đa phương hóa

Độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế là quan điểm cơ bản, xuyên suốt của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương thức hữu hiệu để ứng phó với thế giới đầy biến động, đối đầu, chia rẽ; góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Trong những năm qua, nhất là từ sau Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại đa phương được triển khai mạnh mẽ; thể hiện bản lĩnh vững vàng, tự tin, chủ động đảm nhiệm thành công nhiều vai trò, vị trí quan trọng tại các cơ chế, diễn đàn đa phương; có nhiều sáng kiến, ý tưởng trong hợp tác, tham gia định hình “luật chơi” chung và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế. Đối ngoại đa phương đạt nhiều thành tựu lớn, ghi những dấu ấn mới trên các diễn đàn, cơ chế đa phương quốc tế và khu vực.

Bối cảnh thế giới và khu vực những năm tới đặt ra đòi hỏi mới. Đất nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, với một vị thế, tầm vóc mới. Tất yếu, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại đa phương phải vươn lên tầm cao mới, để hoàn thành những trọng trách vinh quang mới tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quốc tế, khu vực.

Việt Nam có nền tảng, điểm tựa để nâng tầm đối ngoại đa phương trong giai đoạn mới. Trước hết là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đại hội XIII và bổ sung, phát triển tại Đại hội XIV của Đảng. Thứ hai là đất nước ta chưa bao giờ có dược cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Thứ ba là sự kết hợp chặt chẽ giữa ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân và giữa các bộ, ngành địa phương dưới sự quản lý tập trung của Nhà nước. Thứ tư là, truyền thống, văn hóa đối ngoại của dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, có bài phát biểu quan trọng, hướng tới tư duy mới, phương thức hoạt động mới cho tương lai; là biểu tượng mang tính mở đầu của đối ngoại đa phương trong giai đoạn mới.

Trong giai đoạn mới, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh hơn tính chủ động, tích cực, đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho các cơ chế, diễn đàn đa phương, trọng tâm là Liên hợp quốc và ASEAN. Tạo được “thương hiệu” riêng ngày càng mạnh, vị thế cao hơn; xác lập, củng cố và phát huy vai trò dẫn dắt tại một số diễn đàn chủ chốt, lĩnh vực quan trọng, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hoàn tất thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết, đồng thời tham gia có lựa chọn các cam kết quốc tế mới. Đẩy mạnh triển khai, phát huy hiệu quả các FTA. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, phù hợp với quan điểm của Đảng, vị thế mới cao hơn của đất nước, tạo “điểm nhấn” về trách nhiệm quốc tế của Việt Nam.

Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai
Các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8-8-2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 ngày 25/1 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Các nội dung nhiệm vụ trên cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, đúng thứ tự ưu tiên, theo tư duy mới, dài hạn, thống nhất. Để hoàn thành tốt các trọng trách, nhiệm vụ đó, cần thực hiện tốt một số biện pháp chính sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và những bổ sung, phát triển, định hướng trong giai đoạn mới. Đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm trong công tác đối ngoại đa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đa phương và song phương, hỗ trợ lẫn nhau, nâng tầm đối ngoại.

Hai là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại đa phương; chú trọng chuyển đổi số, bảo đảm thường xuyên tiếp cận kịp thời, đầy đủ, toàn diện các nguồn thông tin liên quan, nắm chắc các xu thế của thế giới, khu vực. Trên cơ sở đó, tham mưu chiến lược cho Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách đối ngoại đa phương trong tổng thể đường lối, chính sách đối ngoại; kết hợp chặt chẽ đối ngoại với đối nội và đối sách với các diễn biến, tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ, tận dụng tốt các cơ hội.

Ba là, tiếp tục chuẩn bị nguồn lực mọi mặt để nâng tầm đối ngoại đa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại đa phương theo hướng chuyên môn, chuyên nghiệp. Kết hợp giữa đào tạo trong nước với ngoài nước, giữa học tập tại trường và rèn luyện qua thực tiễn; cử cán bộ trẻ thực tập tại các tổ chức quốc tế, khu vực và cơ quan đại diện của Việt Nam bên cạnh tổ chức quốc tế. Tích cực chuẩn bị, tiến cử cán bộ Việt Nam tham gia ngày càng nhiều hơn tại các tổ chức quốc tế. Bảo đảm nguồn tài chính phù hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cơ sở dữ liệu, mua sắm phương tiện trang bị và hoạt động đối ngoại đa phương.

Bốn là, chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy các tổ chức quốc tế chọn Việt Nam làm địa điểm đặt trụ sở, văn phòng, chi nhánh và tổ chức sự kiện quốc tế, khu vực quan trọng… Đẩy mạnh công tác chuẩn bị đăng cai, sẵn sàng đảm nhiệm các trọng trách quốc tế mới.

Thực tiễn khẳng định đối ngoại đa phương là xu thế lớn, không thể đảo ngược, ngày càng quan trọng, cần thiết với mọi quốc gia. Việt Nam có đủ cơ sở để nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; phối hợp đồng bộ, hiệu quả công tác đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương trên diễn đàn, cơ chế đa phương; phát huy vai trò tiên phong, góp phần ngày càng to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hành động đa phương, cộng hưởng song phương... vì tương lai

Hành động đa phương, cộng hưởng song phương... vì tương lai

Chuyến công tác đa phương kết hợp song phương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới những vùng đất cách nửa vòng ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc: Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc: Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định rằng Tổng Bí thư, ...

Trí tuệ tăng cường trong quan hệ quốc tế

Trí tuệ tăng cường trong quan hệ quốc tế

Trí tuệ tăng cường ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang mang lại sự thay đổi đáng ...

Niềm hân hoan song phương hòa cùng ‘xuân hội ngộ’ đa phương

Niềm hân hoan song phương hòa cùng ‘xuân hội ngộ’ đa phương

Niềm hân hoan song phương hòa cùng “xuân hội ngộ” đa phương là mạch nguồn xuyên suốt chuyến công du nước ngoài đầu tiên Năm ...

Ngoại giao Việt Nam: Giữ thế chủ động trong thế giới đầy biến động

Ngoại giao Việt Nam: Giữ thế chủ động trong thế giới đầy biến động

Một năm qua, thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều điều cấm kỵ trong quan hệ quốc tế, ...

Bài viết cùng chủ đề

79 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu sẽ tổ chức sự kiện One Global Vietnam-ASEAN 2024, quy tụ các chuyên gia, trí thức, và nhà khoa ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động