Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc: Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai

Hà Phương
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao khóa 79 của Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp gửi đi thông điệp và lan tỏa câu chuyện thành công của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự hội nghị trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh Tương lai tháng 9/2023 tại Trụ sở Liên hợp quốc. (Nguồn: VOV)

Thưa Đại sứ, Khóa họp lần thứ 79 của ĐHĐ LHQ có tầm quan trọng như thế nào trước những bài toán chung toàn cầu ngày càng phức tạp hiện nay?

Khóa 78 ĐHĐ LHQ vừa qua đã khép lại với nhiều biến động. Tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng, bạo lực, xung đột vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi trên thế giới. Các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng gay gắt...

Năm 2024 ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử. Các hiện tượng khí hậu cực đoan thậm chí có thể đảo ngược thành quả kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Chúng ta vừa chứng kiến những tác động thảm khốc của siêu bão Yagi không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở các nước: Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar gây thiệt hại, mất mát to lớn về người và của. Bên cạnh đó, các hành động đơn phương, chính trị cường quyền, cạnh tranh giữa các nước lớn, chia rẽ, đối đầu tiếp tục đặt chủ nghĩa đa phương và LHQ trước những thử thách lớn.

Tuy nhiên, các thách thức trên càng làm nổi bật thực tế là không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự mình giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp độ toàn cầu. Dù muốn hay không, trong một thế giới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, chỉ có tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, cộng đồng quốc tế mới có thể giải quyết hiệu quả các thách thức trên. Các hoạt động của LHQ ứng phó dịch Covid-19, hỗ trợ nhân đạo kịp thời tới những nơi xa xôi, khó khăn nhất, nỗ lực ngăn ngừa xung đột, dù kết quả còn khiêm tốn, vẫn chứng tỏ sự cần thiết và ý nghĩa sống còn của LHQ nói riêng và chủ nghĩa đa phương nói chung nhằm giải các bài toán toàn cầu ngày càng phức tạp.

"Các thảo luận và quyết định trong Tuần lễ Cấp cao khóa 79 ĐHĐ LHQ có tác động lâu dài và sâu rộng đối với quan hệ quốc tế, hợp tác toàn cầu và thúc đẩy các mục tiêu chung".

Đứng trước bước ngoặt lịch sử gần 80 năm hình thành và phát triển, LHQ tiếp tục đóng vai trò chưa thể thay thế trong hệ thống quản trị toàn cầu và là diễn đàn quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, LHQ sẽ tiến hành tổ chức một chuỗi sự kiện trong Tuần lễ Cấp cao của ĐHĐ LHQ khóa 79 mà tâm điểm là Hội nghị thượng đỉnh Tương lai (22-23/9) với chủ đề “Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn” và Phiên thảo luận chung của ĐHĐ LHQ (24-30/9) với chủ đề bao trùm “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện nay và mai sau” nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố chủ nghĩa đa phương trong đó LHQ có vị trí trung tâm, đưa ra các giải pháp toàn cầu, hướng tới xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại.

Các thảo luận và quyết định trong Tuần lễ Cấp cao khóa 79 ĐHĐ LHQ có tác động lâu dài và sâu rộng đối với quan hệ quốc tế, hợp tác toàn cầu và thúc đẩy các mục tiêu chung.

Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai
Đại sứ Đặng Hoàng Giang (giữa), Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ khóa 77 (9/2022-9/2023), Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, chủ trì một phiên họp của ĐHĐ LHQ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của việc Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Tuần lễ Cấp cao khóa 79 ĐHĐ LHQ cũng như những thông điệp lớn của Việt Nam?

Với tinh thần nêu trên, việc Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao khóa 79 của ĐHĐ LHQ mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao của ĐHĐ LHQ với thông điệp trọng tâm là “Củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân”.

Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư trực tiếp tham dự ĐHĐ LHQ, đồng thời là hoạt động đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tổ chức toàn cầu này.

Sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước không chỉ tái khẳng định ở cấp cao nhất chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, mà còn chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam đối với các vấn đề lớn toàn cầu và về vai trò của LHQ; thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với hợp tác đa phương, các chương trình nghị sự quan trọng của LHQ, đóng góp thúc đẩy đoàn kết quốc tế và hợp tác đa phương. Đây là cơ hội tốt để lan tỏa câu chuyện thành công của Việt Nam, từ một đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nghèo đói và lạc hậu, đã chuyển mình mạnh mẽ thành một quốc gia phát triển năng động, ổn định về chính trị - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống người dân.

"Với tầm nhìn lạc quan và sự kết nối sâu sắc với tương lai của khu vực và thế giới, Việt Nam không chỉ chia sẻ câu chuyện phát triển mà còn truyền cảm hứng và đóng góp thiết thực vào việc xây dựng một tương lai hòa bình, thịnh vượng và tốt đẹp cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới".

Từ một đất nước nước từng bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã mở rộng và thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngày càng tự tin, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào tất cả các lĩnh vực trụ cột của LHQ, đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại LHQ.

Với tầm nhìn lạc quan và sự kết nối sâu sắc với tương lai của khu vực và thế giới, Việt Nam không chỉ chia sẻ câu chuyện phát triển mà còn truyền cảm hứng và đóng góp thiết thực vào việc xây dựng một tương lai hòa bình, thịnh vượng và tốt đẹp cho tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Bên cạnh các hoạt động đa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng sẽ có các hoạt động, tiếp xúc nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với LHQ, các nước đối tác quan trọng của Việt Nam và với nước sở tại trong bối cảnh kỷ niệm một năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ và hướng tới kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ.

Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ khẳng định chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước, coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để kiều bào ta tại Hoa Kỳ thể hiện tình đoàn kết, luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.

Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai
Hội nghị thượng đỉnh Tương lai có ý nghĩa lịch sử. (Nguồn: un.org)

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được dư luận quan tâm và mong chờ. Đại sứ có thể chia sẻ không khí hướng tới Hội nghị quan trọng này cũng như sự tham gia của Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai có ý nghĩa lịch sử. Đây là sự kiện quan trọng để lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia trao đổi và đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu, đề ra tầm nhìn chiến lược cho LHQ, định hướng phát triển tương lai vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng và bền vững hơn cho nhân loại.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, quá trình chuẩn bị cho Hội nghị kéo dài gần hai năm qua và đã có hơn 150 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ đăng ký tham dự phát biểu. Bên lề Hội nghị có hàng trăm sự kiện do các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tổ chức nhằm hưởng ứng, lan tỏa chủ đề và thông điệp chính của Hội nghị. Hội nghị thượng đỉnh Tương lai có chương trình nghị sự bao trùm và sâu rộng. Chuỗi văn kiện của Hội nghị được đánh giá là toàn diện nhất trong vòng gần 20 năm qua kể từ Hội nghị thượng đỉnh LHQ năm 2005, đề cập đến tất cả các lĩnh vực hợp tác tại LHQ từ phát triển, hòa bình an ninh, đến cả những lĩnh vực mới như hợp tác số, thanh niên và thế hệ tương lai. Do kỳ vọng đối với kết quả Hội nghị rất lớn, các nước đều tham gia rất tích cực và sôi nổi. Có những vòng đàm phán văn kiện kéo dài cả tháng và đến tận đêm khuya.

Trên tinh thần chủ động, tích cực, đoàn Việt Nam đã có những đóng góp xây dựng, trách nhiệm ngay từ đầu và xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng văn kiện. Chúng ta đã lồng ghép các ưu tiên của Việt Nam đồng thời cũng là quan tâm chung của nhiều quốc gia, đặc biệt là của ASEAN và các nước đang phát triển khác, trong đó có xóa đói nghèo, giảm rủi ro thiên tai, thúc đẩy giáo dục có chất lượng, tuân thủ và đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình…

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai nhận được sự quan tâm rất lớn từ tất cả các cấp và của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới sự kiện cấp cao “Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị thượng đỉnh Tương lai” cùng gần 50 nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao khác nhằm tạo động lực và cam kết chính trị ở cấp cao nhất trước thềm Hội nghị. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị, chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam về tương lai thế giới, khẳng định cam kết của Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các văn kiện của Hội nghị phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Hành động đa phương, cộng hưởng song phương... vì tương lai

Hành động đa phương, cộng hưởng song phương... vì tương lai

Chuyến công tác đa phương kết hợp song phương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới những vùng đất cách nửa vòng ...

Chuyến đi đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến đi đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác tại Mỹ và Cuba là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ...

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc ...

Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế cũng như của Liên hợp quốc

Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế cũng như của Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn trước chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ...

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Với lịch sử gần 80 năm hình thành và phát triển, Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng 'theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ'.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước triển khai hiệu quả các cơ chế đã có, nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác trên các ...
Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

Đại sứ Vũ Trung Mỹ trân trọng cảm ơn những tình cảm, tình đoàn kết mà các nhà lãnh đạo, nhân dân Venezuela dành cho Việt Nam.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Áo

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Áo

Tổng thống Áo chúc mừng Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng nhận nhiệm vụ và mong muốn phát triển hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

Khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

Sáng 19/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dự, phát biểu khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’.
Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brazil

Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị khẳng định, năm 2025, Đại sứ quán Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy thương mại song phương, tổ chức kết nối doanh nghiệp tại Brazil...
Hợp tác ASEAN năm 2024: Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Hợp tác ASEAN năm 2024: Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024...
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Vũ điệu sôi động của Đêm nhạc Mỹ Latinh -  biểu tượng kết nối châu lục

Vũ điệu sôi động của Đêm nhạc Mỹ Latinh - biểu tượng kết nối châu lục

Đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII không chỉ là một bữa tiệc văn hóa mà còn là cầu nối tinh thần, đưa Việt Nam kết nối với thế giới.
Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Quyết tâm và ưu tiên cao nhất thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Quyết tâm và ưu tiên cao nhất thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm nêu bật ý nghĩa chuyến thăm Lào sắp tới của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Đại sứ Saadi Salama: Văn hóa 'bắc nhịp cầu' ngoại giao

Đại sứ Saadi Salama: Văn hóa 'bắc nhịp cầu' ngoại giao

Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam trả lời phỏng vấn bên lề tiệc trưa giao lưu giữa các vị Đại sứ của đoàn Ngoại giao ngày 11/12.
Quốc vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Quốc vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Mối quan hệ giữa Ba Lan và Việt Nam rất đặc biệt vì hai nước có quan hệ ngoại giao trong một thời gian dài, năm 2025 sẽ tròn 75 năm.
Phiên bản di động