Một cuốn sách bổ ích với nhiều thông tin lý thú

Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh
Cuốn sách "Giới thiệu các tổ chức và diễn đàn trên thế giới" sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết, để hiểu các tổ chức quốc tế đã hình thành và hoạt động ra sao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh (ở giữa) cùng hai tác giả cuốn sách.
Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh (ở giữa) cùng hai tác giả cuốn sách.

Vừa rồi, tôi được hai người bạn thân thiết tặng một món quà quý, đó là cuốn “Giới thiệu các tổ chức và diễn đàn trên thế giới”. Cuối cùng, ý tưởng làm cuốn sách của hai người bạn tôi đã hoàn thành, sau sáu năm biên soạn.

Nhìn đầu đề cuốn sách, tôi bồi hồi nhớ lại những ký ức với hai người bạn, những người có nhiều kỷ niệm với tôi trong thời gian dài công tác, trong đó ít nhiều liên quan đến chủ đề này.

Năm 1992, tôi và Đại sứ Nguyễn Hoàng An, được tham gia đoàn cán bộ của Bộ Ngoại giao dự lớp đào tạo ngoại giao đa phương ở Geneva, Thụy Sỹ. Trong gần hai tháng ở đó, tôi và các đồng nghiệp, được nghe giảng và tiếp xúc với nhiều tổ chức quốc tế tại đây.

Đó là lần đầu tiên, tôi có dịp được học và nghiên cứu khá sâu về ngoại giao đa phương và tổ chức quốc tế. Sau đó, tháng 4/1995, tôi được bổ nhiệm làm Đại biện lâm thời Đại sứ quán ta tại Brunei, với nhiệm vụ chính là mở cơ quan đại diện và chuẩn bị cho việc kết nạp nước ta vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/1995.

Tôi vừa lo các công việc liên quan để nhanh chóng lập Đại sứ quán (theo yêu cầu của ASEAN, các nước thành viên phải có sứ quán ở tất cả các nước thành viên khác), đồng thời tranh thủ nghiên cứu về tổ chức này. Người tôi thường xuyên liên hệ, xung quanh chuyện kết nạp, người phụ trách Vụ ASEAN ở Bộ Ngoại giao lúc đó, là bạn thân của tôi - Đại sứ Đỗ Ngọc Sơn - một trong hai tác giả cuốn sách.

Cầm quyển sách khá dày dặn, với 951 trang, tôi đọc và chìm trong suy nghĩ: Tại sao các tổ chức quốc tế (kể cả tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ quốc tế) lại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế? Trong tương lai, các tổ chức này sẽ đóng vai trò như thế nào nữa để góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.

Theo dòng suy nghĩ miên man đó, tôi thấy, trong lịch sử đương đại, sau khi hệ thống các quốc gia trên thế giới hình thành và tương đối ổn định, quan hệ quốc tế giữa các nước đã ngày càng phát triển, nhu cầu cùng nhau hợp tác ngày càng gia tăng để tận dụng cơ hội, đối phó với những thách thức cấp bách, phức tạp, liên quan đến hòa bình, phát triển, những vấn đề nhân đạo và môi trường trên thế giới.

Trong bối cảnh ấy, sự đan xen lợi ích quốc gia, sự tùy thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế tăng lên đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kết nối khu vực, liên khu vực.

Đây là những tiền đề dẫn đến sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức liên chính phủ quốc tế (IGO) và phi chính phủ quốc tế (INGO).

Có thể nói, từ đầu thế kỷ XX đến nay, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của việc rất nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời, với khoảng khoảng 75.000 tổ chức quốc tế, trong đó có hơn 250 tổ chức liên chính phủ, khoảng 40.000 tổ chức phi chính phủ quốc tế - INGO (ước tính khoảng 1.200 tổ chức phi chính phủ - NGO, mới được thành lập thêm mỗi năm).

Các tổ chức quốc tế ngày càng đóng một vai trò quan trọng, trong việc định hình các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các “luật chơi”, giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, thúc đẩy các giải pháp mang tính tập thể trên thế giới.

Thông qua các tổ chức quốc tế, các nước một mặt thúc đẩy lợi ích của mình, mặt khác đóng góp vào giải pháp chung cho các vấn đề nói trên. Tại các diễn đàn đa phương của các tổ chức quốc tế, sự kết hợp giữa hoạt động đa phương và song phương, đã trở thành một đặc điểm ngày càng rõ nét.

Một cuốn sách bổ ích và lý thú
Bìa cuốn sách.

Các tổ chức liên chính phủ phủ và phi chính phủ quốc tế có nhiều hình thức khác nhau, như tổ chức toàn cầu (Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn trực thuộc Liên hợp quốc); tổ chức khu vực (Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, Liên đoàn Arab, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ); tổ chức quân sự, an ninh (như NATO, INTERPOL, một số tổ chức phòng thủ khu vực); tổ chức kinh tế, thương mại (Tổ chức thương mại thế giới, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, một số tổ chức chuyên về một sản phẩm, ngành hàng); tổ chức tài chính ngân hàng (Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế); tổ chức văn hóa, xã hội (Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo); tổ chức nhân đạo, từ thiện, các quỹ tư nhân, viện trợ nhân đạo, các tổ chức tôn giáo... (phẫu thuật nụ cười, Hội chữ thập đỏ quốc tế); tổ chức nghiên cứu, tư vấn (các trung tâm, mạng lưới nghiên cứu)…

Số lượng ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế (cả liên chính phủ và phi chính phủ), đã phản ánh sự công nhận của các quốc gia về vai trò và tầm quan trọng của của các chủ thể này trong quan hệ quốc tế, trong hợp tác nhằm đối phó với thách thức mang tính toàn cầu, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại, như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…

Những thập kỷ qua, nhận thức vai trò, tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của đất nước, Việt Nam đã tham gia và trở thành viên tích cực, chủ động và trách nhiệm của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực.

Chính sách ngoại gia đa phương của Việt Nam hướng tới đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại tại các cơ chế đa phương, góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của đất nước tại các tổ chức quốc tế. Do vậy, việc hiểu rõ các tổ chức quốc tế là điều vô cùng cần thiết.

Cuốn sách “Giới thiệu các tổ chức và diễn đàn trên thế giới”, theo tôi được biết, đã được hai tác giả bắt đầu soạn thảo từ năm 2016, trải qua nhiều lần sửa chữa, bổ sung, cho đến nay mới hoàn thành và ra mắt bạn đọc.

Cuốn sách này sẽ là nguồn thông tin bổ ích, góp phần nâng cao kiến thức về các tổ chức quốc tế cho những người làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế và đông đảo bạn đọc nói chung.

Trong cuốn sách, có những thông tin cơ bản, cần thiết và tương đối đầy đủ về gần 1.000 tổ chức, diễn đàn, học viện, trung tâm, mạng lưới nghiên cứu… đang hoạt động trên thế giới, ở cả bình diện đa phương, khu vực, song phương và quốc gia, được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh để dễ tra cứu., bao gồm bối cảnh ra đời, người sáng lập, ngày và nơi thành lập, tôn chỉ mục đích, thành viên, cơ cấu tố chức, chương trình, địa bàn hoạt động, nguồn tài trợ, quan hệ với Việt Nam (nếu có), trụ sở và địa chỉ website.

Cấu trúc cuốn sách gồm ba phần: danh mục tên viết tắt tiếng Anh của các tổ chức, diễn đàn, trung tâm...; các tổ chức và diễn đàn cụ thể trên thế giới với tất cả các thông in chi tiết và ba phụ lục song ngữ Anh-Việt: Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN và Công ước viên về Luật điều ước quốc tế.

Dù bạn là sinh viên, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, người tham gia các hoạt động đối ngoại hoặc là công dân mong muốn tìm thông tin về các tổ chức này, cuốn sách sẽ mang đến cho bạn kiến thức cần thiết, để hiểu các tổ chức quốc tế đã hình thành và hoạt động ra sao.

Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh (sinh năm 1950) vào ngành Ngoại giao từ năm 1971 và từng trải qua các cương vị như Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Brunei, Đại sứ Việt Nam tại Philippines, Đại sứ Việt Nam tại Brazil. Hiện ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam-Philippines, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Brazil.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Chiều ngày 4/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen và Tuyên dương của Bộ trưởng Ngoại giao ...

Nhà văn, nhà báo Mỹ Lady Borton và cuốn sách đầy tâm huyết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà văn, nhà báo Mỹ Lady Borton và cuốn sách đầy tâm huyết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi nhớ về dịp Trung tướng Phạm Hồng Cư - nguyên Phó chủ nhiệm Tổng ...

Cuốn sách thắm đượm tình đoàn kết giữa Việt Nam và khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh

Cuốn sách thắm đượm tình đoàn kết giữa Việt Nam và khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh

Ngày 12/6, cuộc tọa đàm giới thiệu cuốn sách 'Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á-Phi-Mỹ Latinh: Những chặng đường, những người ...

Một trong những cuốn sách cổ nhất thế giới được bán với giá gần 4 triệu USD

Một trong những cuốn sách cổ nhất thế giới được bán với giá gần 4 triệu USD

Ngày 11/6, cuốn sách cổ nhất thế giới thuộc một bộ sưu tập tư nhân và là một trong những cuốn sách lâu đời nhất ...

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc ...

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình, đền Thái Vi mang đến cho du khách cảm giác thư thái và yên bình.
Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Với nhiều sự kiện quan trọng, TP Huế đặt mục tiêu đón khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38-40%.
Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến hưởng tuần trăng mật tiết kiệm nhất trên thế giới.
8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực làm phong phú thêm thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.
Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Những giá trị di sản của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được các nghệ nhân tâm huyết bảo tồn và phát huy.
Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại Hungary vừa tổ chức Gala chào năm mới và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2025.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Phiên bản di động