Tưởng chừng những ý tưởng kiểu như vậy chỉ có tồn tại trong phim ảnh hoặc trong trí tưởng tượng, nhưng thực tế đang chứng minh sự tồn tại của những điều tưởng chừng vô lý đó.
Đơn vị Thử nghiệm các sáng kiến Quốc phòng (DIUx) của Mỹ đã được thành lập từ năm 2015 với nhiệm vụ giúp các tổ hợp công nghiệp quân sự của nước này triển khai các dự án nghiên cứu phục vụ an ninh quốc phòng, bắt kịp tốc độ của Thung lũng Silicon trong việc phát triển máy bay không người lái (drone) và các hệ thống mạng.
Binh sĩ Mỹ sẽ được sử dụng công nghệ mới trong thời gian tới. |
Theo báo cáo của trang web Defense One, công ty Sonitus đã nhận được một hợp đồng trị giá 10 triệu USD để triển khai dự án phát triển các thiết bị liên lạc hai chiều có thể gắn vào răng người sử dụng. Mang tên Molar Mic, công nghệ này sẽ được triển khai bước đầu ở lực lượng Không quân Mỹ, và sau đó mở rộng các lực lượng quân sự khác.
Theo CEO của Sonitus, Peter Hadrovic, bằng cách sử dụng "đường thính giác" của răng, người dùng có thể hiểu được âm thanh khi chúng được truyền tới thiết bị. Thời gian để não người thích nghi, đồng thời có thể cải thiện khả năng xử lý âm thanh của người dùng vào khoảng 3 tuần. Thiết bị sử dụng cảm ứng từ trường tầm ngắn để đồng bộ với bộ phát, dạng Bluetooth. Nó được tùy chỉnh để vừa với miệng của người dùng, sau đó được gắn vào trong răng hàm. Microphone và pin sạc không dây được thiết kế chống nước.
Mô phỏng thiết bị khi được gắn vào răng. |
Thiết kế hiện tại có vẻ gây khó chịu và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy khác đối với người sử dụng. Tuy nhiên, khi phải thực hiện những công việc đòi hỏi phải sử dụng tay chân như nhảy dù, chiến đấu hay nhiều công việc khác, việc gắn thiết bị vào răng sẽ giúp cho người sử dụng cảm thấy thuận tiện hơn nhiều, trong khi vẫn tiếp tục giữ được kết nối thông tin liên lạc.
Một quỹ đầu tư phi lợi nhuận thuộc CIA có tên In-Q-Tel đã đầu tư vốn cho Sonitus phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, CEO của Sonitus từ chối cho biết sau khi hoàn thành dự án, công nghệ này có được CIA đưa vào sử dụng hay không.
Hiện mẫu này đang được thử nghiệm tại lực lượng giải cứu trên không của Đội cứu hộ 131 thuộc Lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia tại Moffett Field ở Mountain View, California, thông qua chương trình "chiến binh tại nơi cư trú" của DIUx.
Thành viên của lực lượng này hiện đang thử nghiệm tại Afghanistan và sẽ có các báo cáo phản hồi. Ngoài ra, thiết bị này cũng đã được một nhóm khác của lực lượng sử dụng trong suốt chiến dịch giải cứu sau cơn bão Harvey ở Texas.
Theo Sonitus, công ty không cho biết khi nào sẽ bán công nghệ này ra các thị trường hay có ứng dụng nó ở những lĩnh vực phi quân sự hay không.
Với người sử dụng bình thường, để có thể tiếp cận công nghệ hiện đại này, chắc chắn họ sẽ phải chờ thêm thời gian dài nữa.
Một số ý tưởng công nghệ quân sự của Mỹ: - Áo chống đạn sử dụng chất liệu Graphenne (một dạng nguyên tử carbon hình tổ ong), vừa giúp chống đạn tốt hơn, giảm trọng lượng và sự cồng kềnh. - Máu tổng hợp nhân tạo có hiệu quả hơn nhiều so với máu tự nhiên. Khi được tiêm loại máu nhân tạo này, con người sẽ có hàng tỷ thùng không khí thu nhỏ bên trong cơ thể, hỗ trợ cho quá trình trao đổi cần mà không cần oxy từ phổi. - Giày Kangaroo có thể giúp người lính nhảy cao tới 2,1 m và chạy với tốc độ tới 40 km/h. Loai chất được tiêm sẽ tồn tại trong cơ thể người khoảng 30 ngày, giúp tự chữa trị vết thương. - Một loại siêu chip kết nối não người với máy tính và hệ thống cảm biến số, cho phép con người kết nối với nhau bằng ý nghĩ. - Khung xương ngoài được chế tạo theo công nghệ mô phỏng sinh học hỗ trợ cho các khớp và cơ trên cơ thể người, giúp người mặc mang vác những vật nặng, chạy, đi bộ trên quãng đường dài mà không bị mệt. - Găng tay người Nhện (Geckos) được chế tạo tương tự như chân của loài tắc kè. Nó giúp người lính (có trọng lượng lên tới 90 kg) có thể leo lên các vách đá, nhà cao tầng mà không cần sự hỗ trợ của thiết bị khác. |