Bình thường mới và những tác động đến quyền con người

Bình thường mới có ‘buông’ chống dịch?

TS. BS PHẠM QUANG THÁI *
Là câu hỏi được dư luận xã hội quan tâm trong những ngày gần đây khi số ca mắc Covid-19 tăng đều tại hầu hết các tỉnh bất chấp tỷ lệ tiêm chủng đã đạt ở mức rất cao. Mặc dù đã có nhiều chỉ đạo trực tiếp từ cấp Chính phủ nhưng mỗi tỉnh lại có cách tiếp cận khác nhau đối với công tác chống dịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Một số tỉnh đã chuyển hẳn sang chỉ điều trị F0 có triệu chứng, cho phép F0 không triệu chứng và F1 tự theo dõi điều trị tại nhà nhưng cũng có những tỉnh đưa F1 đi cách ly tập trung. Vậy đâu là phương án vẹn toàn cho bình thường mới? Cần làm gì để có sự thống nhất cao trong chiến lược ứng phó an toàn với Covid-19?

Cán bộ y tế tuyến xã phường của Hà Nội phục vụ phòng chống dịch Covid-19. (Nguồn: SK&ĐS)
Cán bộ y tế tuyến xã phường của Hà Nội phục vụ phòng chống dịch Covid-19. (Nguồn: SK&ĐS)

Bước chắc chắn và liên tục đánh giá tình hình

Đại diện cho cách làm này có thể nhìn thấy được từ các tỉnh phía Bắc, đây là cách duy trì các hoạt động điều tra truy vết, cô lập và khống chế từng ổ dịch. Tất nhiên, về mặt thực hành chống dịch hiện nay đã dễ hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (Nghị quyết 128).

Điển hình là việc người về từ các tỉnh có ca bệnh không cần phải cách ly tập trung mà tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho y tế địa phương. Các ổ dịch khi được phát hiện vẫn sẽ được điều tra làm rõ nguồn lây và tiến hành cô lập nhưng trên phạm vi rất nhỏ như một tầng của tòa nhà thay vì phong tỏa toàn bộ và xét nghiệm toàn bộ.

Tại những tỉnh đang lưu hành dịch, hiện hình thức cách ly F1 tại nhà đã rất phổ biến, thậm chí cách ly F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà cũng đã dần phổ biến hơn. Bệnh nhân Covid-19 cũng không quá lo sợ khi chia sẻ tình trạng bệnh của mình cho người có khả năng đã tiếp xúc vì mọi người đều chia sẻ sự cảm thông với họ.

Nỗi sợ hãi lớn nhất bây giờ khi các trường hợp nặng ngày càng ít đi bởi sự bảo vệ từ vaccine chính là nỗi lo lắng phải đi cách ly tập trung. Những trung tâm cách ly tạo ra sự sợ hãi về lây nhiễm chéo cũng như thiếu thốn về cơ sở vật chất. Đây chính là nguyên nhân của việc người dân che giấu thông tin nhiễm bệnh và phơi nhiễm, dẫn đến sự khó khăn trong công tác điều tra truy vết phòng, chống dịch.

Như một xu hướng tất yếu, việc mở cửa cho giao thương và đi lại đã làm khả năng kiểm soát dịch giảm đi rất nhiều. Trái với việc dịch chỉ xuất hiện ở khoảng ½ số tỉnh trong giai đoạn trước, ngay sau khi thực hiện Nghị quyết 128, về cơ bản các tỉnh đều có trường hợp mắc mới và số mắc mới không chỉ tạo ra những ổ dịch nhỏ mà có lúc tạo ra những ổ dịch lớn trong cộng đồng.

Việc một số trường học tại Hà Nam, Phú Thọ, Tuyên Quang bùng phát dịch với hàng trăm ca mắc và tiếp sau đó là các ổ lây nhiễm trong cộng đồng mà không điều tra được đường vào cho thấy ở bất cứ địa phương nào nếu còn những cá thể cảm nhiễm tập trung thì đều có nguy cơ trước dịch.

Gần đây, việc gia tăng số mắc một cách liên tục trong đó số lượng trẻ em nhiễm tăng dần tại nhiều tình cho thấy dịch thực sự đã ngấm rất sâu trong cộng đồng và việc sống chung với dịch là bước đi không thể quay đầu. Tuy vậy, trước những kết quả khá khả quan về tỷ lệ mắc thể nặng và tử vong không tăng theo số nhiễm, việc kiên trì theo hướng đi mới vẫn sẽ là đòn bẩy cho sự hồi phục kinh tế trong thời gian tới.

Việc gia tăng số mắc một cách liên tục trong đó số lượng trẻ em nhiễm tăng dần tại nhiều tình cho thấy dịch thực sự đã ngấm rất sâu trong cộng đồng và việc sống chung với dịch là bước đi không thể quay đầu. Tuy vậy, trước những kết quả khá khả quan về tỷ lệ mắc thể nặng và tử vong không tăng theo số nhiễm, việc kiên trì theo hướng đi mới vẫn sẽ là đòn bẩy cho sự hồi phục kinh tế trong thời gian tới.

Biến chủng mới đe dọa thành quả chống dịch

Theo thông báo từ cuộc họp khẩn cấp nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể B.1.1.529 (Omicron) được xác nhận đầu tiên từ một mẫu bệnh phẩm được thu thập vào ngày 09/11/2021 tại Nam Phi. Kết quả này được báo cáo lên WHO ngày 24/11 nhưng trước đó một số các trường hợp được ghi nhận tại các địa điểm khác nhau trên toàn cầu như Botswana vào 11/11, tại Hong Kong là một du khách đến từ Nam Phi.

Cũng trong ngày 26/11, chính phủ Bỉ cho biết một cá nhân gần đây đã đi du lịch từ Ai Cập và chưa được tiêm chủng, có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể này, đánh dấu trường hợp đầu tiên ở châu Âu. Liên tiếp sau đó các báo cáo từ Israel, Bỉ, Đức, Vương quốc Anh và Italy đã thấy xuất hiện biến chủng này và với khoảng 100 trường hợp được xác định với giải trình tự gen cho kết quả tượng tự và phần lớn đến từ Nam Phi hoặc liên quan đến các trường hợp đi về từ Nam Phi.

Biến thể này có nhiều các đột biến đáng lo ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm với biến thể này tăng lên nhiều lần so với các biến thể khác trước đây. Số lượng các trường hợp mắc biến thể Omicron đang tăng lên ở hầu hết các tỉnh của Nam Phi. Tại Nam Phi, biến thể Omicron chủ yếu được chẩn đoán ở tỉnh Gauteng; ước tính có tới 90% tổng số ca nhiễm Covid-19 mới ở Gauteng có thể liên quan đến Omicron.

Theo WHO, thông qua đánh giá so sánh, Omicron đã được chứng minh là có khả năng liên quan đến các thay đổi như: tăng khả năng lây truyền hoặc thay đổi bất lợi trong dịch tễ học Covid-19; tăng độc lực hoặc thay đổi biểu hiện bệnh lâm sàng; tăng mức độ nghiêm trọng (nhập viện hoặc tử vong); giảm hiệu quả của các biện pháp xã hội, sức khỏe cộng đồng và các phương pháp chẩn đoán, điều trị và vaccine có sẵn.

Chi tiết hơn, biến thể Omicron có số lượng đột biến cao bất thường, với khoảng 32 đột biến về protein gai, loại protein quyết định khả năng bám dính và xâm nhập vào các tế bào mà chúng tấn công. Để dễ hình dung, biến thể Delta chỉ có 9 đột biến tại protein gai nên con số 32 đột biến là vô cùng lớn.

Chính vì vậy, các nhà khoa học lo ngại rằng những đột biến đó có thể làm cho biến thể này dễ lây lan hơn và có thể dẫn đến việc né tránh miễn dịch. Thực tế đã chứng minh điều này là đúng, so sánh với biến thể Delta, Omicron dễ lây lan hơn nhiều.

Thông thường, phải mất vài tháng để một chủng biến thể chiếm ưu thế, lây lan trong một khu vực, trường hợp Delta là như vậy, phát hiện lần đầu từ tháng 10/2020 nhưng phải đến tận tháng 3 năm 2021 mới trở thành chủng lưu hành chính, trong khi biến thể Omicron lây lan rất nhanh chóng ở Nam Phi, chỉ trong vài ngày đến vài tuần chứ không phải vài tháng.

Liên quan đến vaccine, hiện đã có bằng chứng về việc nhiễm trên những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine tuy nhiên liệu có tăng tỷ lệ nặng trên những người đã tiêm đủ mũi vaccine hay chưa thì còn cần phải theo dõi sát trong thời gian tới.

Hiện tại các hãng vaccine đang ráo riết thực hiện những giám sát tác động cùng với chính phủ các nước. Moderna cho biết họ đang nhanh chóng làm việc để kiểm tra khả năng vô hiệu hóa biến thể của vaccine và dự kiến sẽ có dữ liệu trong những tuần tới. AstraZeneca cũng đang tiến hành nghiên cứu ở các địa điểm nơi mà biến thể đã được xác định, cụ thể là ở Botswana và Eswatini.

Pfizer cũng đang điều tra tác động của biến thể này đối với mũi tiêm của họ, với dữ liệu được dự kiến sẽ có trong vòng vài tuần tới. Johnson & Johnson tuyên bố rằng công ty cũng đang thử nghiệm hiệu quả của vaccine chống lại Omicron.

Với nỗ lực không mệt mỏi của toàn ngành y tế, bao gồm cả công lập và tư lập cũng như sự vào cuộc của ban, ngành, đoàn thể và rất nhiều doanh nghiệp, công tác tiêm chủng đã căn bản phủ xong đối tượng nguy cơ và tiến tới tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi. Trong thời gian tới, việc đảm bảo nguồn vaccine cũng như sớm nghiên cứu các biến chủng mới để đưa vào vaccine chính là chìa khóa cho công tác chống dịch.

Bình thường mới - không buông chống dịch

Với số lượng liều vaccine được nhập về Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiệm cận được với việc bao phủ vaccine toàn bộ nhóm trên 18 tuổi. Với kết quả hết sức khả quan này, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có độ chấp thuận cao với vaccine, đặc biệt khi mà chưa có quốc gia nào phê duyệt khẩn cấp và cho lưu hành tới 8 loại vaccine Covid-19 khác nhau.

Thực tế chống dịch cho thấy, mặc dù tỷ lệ bảo vệ của các vaccine không như nhau nhưng về cơ bản vẫn có thể bảo vệ chống thể nặng và nhập viện ở mức trên 90%, đây chính là tiền đề cho việc mở cửa và sống chung với dịch.

Cũng vì khá nhiều vaccine có được thông qua ngoại giao vaccine, hạn dùng của vaccine có thể khá ngắn cũng như việc theo dõi đối tượng khi các tỉnh mở lại giao thương đã khiến cho công tác phân bổ vaccine rất khó khăn. Chẳng hạn, khi tiêm mũi 2, dù còn thiếu vaccine so với đối tượng mũi 1 nhưng đến khi vaccine về lại vẫn thừa do không tìm thấy đối tượng tại địa bàn.

Với những nỗ lực không mệt mỏi của toàn ngành y tế, bao gồm cả công lập và tư lập cũng như sự vào cuộc của ban, ngành, đoàn thể và rất nhiều doanh nghiệp, công tác tiêm chủng đã căn bản phủ xong đối tượng nguy cơ và tiến tới tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi. Trong thời gian tới, việc đảm bảo nguồn vaccine cũng như sớm nghiên cứu các biến chủng mới để đưa vào vaccine chính là chìa khóa cho công tác chống dịch.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta an toàn. Thực tế cho thấy biến chủng không nhất thiết phải đến từ bên ngoài. Trong quá trình virus nhân lên và lan truyền trong cộng đồng, sẽ có hàng loạt các đột biến xuất hiện và nếu số lượng đột biến đủ lớn, đủ làm cho virus trở nên nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn và né tránh được miễn dịch có sẵn (do nhiễm cũ hoặc nhờ được tiêm vaccine) thì chắc chắn biến chủng đó sẽ nhanh chóng chiếm đa số như trường hợp của Omicron tại Nam Phi.

Vì vậy, để có được an toàn thực sự trước đại dịch, Việt Nam cũng phải tăng cường hoạt động hợp tác đặc biệt là hợp tác nghiên cứu các vấn đề về biến chủng và chủ động an ninh vaccine, như vậy cơ hội an toàn trước đại dịch mới được bảo đảm.

Ngoài ra, việc chống dịch nếu thiếu sự vào cuộc của người dân là hoàn toàn không khả thi. Mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc Covid-19, bao gồm các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng đã được chứng minh như đeo khẩu trang vừa vặn, vệ sinh tay, giữ khoảng cách với người khác, hạn chế tụ tập, cải thiện sự thông thoáng của không gian trong nhà, tránh không gian đông đúc, bí bức và tuân thủ tiêm chủng vaccine Covid-19.

Và để những điều này không bị quên đi, công tác truyền thông về phương châm “5K + vaccine + điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân” là việc cần thực hiện liên tục và theo nhiều kênh khác nhau để những thực hành an toàn phòng chống dịch sẽ là phản xạ có điều kiện của mỗi người dân.

Hãy nhớ rằng, càng để virus lan tràn, nguy cơ xuất hiện biến chủng nguy hiểm ngày càng lớn và đưa chúng ta trở lại những nỗ lực đầu tiên, vì vậy hãy tuân thủ 5K và vaccine để giữ vững mặt trận và tiếp tục phát triển kinh tế.


* Phó Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Phục hồi thị trường lao động trong trạng thái bình thường mới

Phục hồi thị trường lao động trong trạng thái bình thường mới

Nỗ lực kết nối cung - cầu lao động, kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính, kéo dài thời hạn ...

Việt Nam - Đối tác quốc tế có trách nhiệm trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Việt Nam - Đối tác quốc tế có trách nhiệm trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đặt ra những thách thức chưa từng có cho mỗi quốc gia, tác động tàn khốc tới cuộc sống và sinh kế ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động