Bộ GD&ĐT đưa ra giải pháp gỡ khó trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

Chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra loạt giải pháp, kiến nghị tới Quốc hội, các ban ngành và địa phương để gỡ khó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ GD&ĐT kiến nghị loạt giải pháp để gỡ khó việc triển khai chương trình mới
Bộ GD&ĐT kiến nghị loạt giải pháp để gỡ khó việc triển khai chương trình mới

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại buổi giao ban tuyên giáo ngày 3/1 về đổi mới chương trình phổ thông, còn nhiều hạn chế, nhất là các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK), đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.

Theo Bộ GD&ĐT, SGK được biên soạn còn một số nội dung chưa phù hợp như một số từ ngữ mang tính địa phương; một số đoạn văn, bài thơ đưa vào sách chưa hay; thông tin trong một vài môn học chưa cụ thể và gần gũi với học sinh.

Do Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 122 về việc không tổ chức biên soạn 1 bộ SGK (do Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện) nên việc biên soạn và thử nghiệm SGK điện tử, dịch SGK sang sách chữ nổi Braille theo bộ sách này chưa thực hiện được.

Việc ban hành chương trình các môn học tự chọn tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2 (môn học tự chọn) và các môn Ngoại ngữ 1 ngoài Tiếng Anh còn chậm so với các môn học khác.

Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ về cơ cấu đối với cấp THCS và THPT, nhất là khi triển khai chương trình phổ thông 2018 có một số môn học mới.

Số lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn thừa thiếu cục bộ, đặc biệt là thiếu giáo viên tiểu học, thiếu giáo viên các môn Âm nhạc và Mỹ thuật ở cấp THPT. Chất lượng đội ngũ không đều, nhất là ở các vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Còn tình trạng thiếu trường lớp ở một số địa phương, đặc biệt ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Một số địa phương thực hiện dồn ghép cơ sở giáo dục một cách cơ học; việc quy hoạch, dành quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn trường học. Việc mua sắm thiết bị dạy học tại các địa phương không đảm bảo tiến độ.

Theo Bộ GD&ĐT, các vấn đề về việc lựa chọn SGK; tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; đảm bảo các điều kiện triển khai chương trình phổ thông 2018 (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học) thuộc trách nhiệm của các địa phương.

Thực tế, việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương của một số nơi còn chậm, gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình.

Hiện nay, một số địa phương chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn thừa thiếu cục bộ, việc mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu còn chậm, ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học.

Để tháo gỡ các tồn tại trên, Bộ GD&ĐT cho hay, bên cạnh những nỗ lực từ ngành còn cần sự vào cuộc của các địa phương, sự hỗ trợ của Quốc hội, Chính phủ thông qua các chính sách.

Bộ GD&ĐT cho rằng, cần ban hành chính sách đặc thù cho giáo dục về kinh phí chi thường xuyên để bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng; thực hiện các chính sách trong học tập cho học sinh, sinh viên; chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập, thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh khuyết tật.

Các địa phương cần rà soát, xác định nhu cầu đầu tư, xây dựng kế hoạch và nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 của Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông. Cùng đó, nghiên cứu đề xuất các hạng mục, địa bàn ưu tiên đầu tư xây dựng...

Về phần mình, Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu với Trung ương Đảng, Quốc hội và ban hành theo thẩm quyền chính sách nhằm quan tâm tới tính đặc thù của công chức; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và tinh giản biên chế ngành giáo dục; bảo đảm đủ biên chế cho các địa phương đang thiếu giáo viên.

Bộ GD&ĐT kiến nghị Quốc hội khi thẩm định phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm bảo đảm tiêu chí phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực; chi đầu tư phát triển tách riêng ngành giáo dục để đảm bảo tối thiểu tổng chi theo quy định.

Đối với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, Bộ đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2021-2025 (ưu tiên miền núi, biên giới, hải đảo, các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các khu vực khó khăn). Bên cạnh đó, xem xét, ban hành chế độ đặc thù phụ cấp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Nước nào cho học sinh nghỉ lễ nhiều nhất thế giới?

Nước nào cho học sinh nghỉ lễ nhiều nhất thế giới?

Ngoài những ngày lễ quốc gia, học sinh, sinh viên ở nhiều nước đều có kỳ nghỉ hè và kỳ nghỉ đông. Vậy học sinh ...

Vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 thuộc về nam sinh Hà Nội

Vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 thuộc về nam sinh Hà Nội

Nguyễn Việt Thành giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý 1 với 325 điểm và mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên ...

Từ 1/1/2023, lương giáo viên TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng bao nhiêu?

Từ 1/1/2023, lương giáo viên TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng bao nhiêu?

Giáo viên TP. Hồ Chí Minh được áp dụng hệ số tăng thu nhập 1,8 lần, giúp tiền lương hằng tháng cao hơn 2-6 triệu ...

PGS.TS. Trần Thành Nam: Giáo viên phải dạy học sinh phương pháp 'câu cá' chứ không phải cho con cá...

PGS.TS. Trần Thành Nam: Giáo viên phải dạy học sinh phương pháp 'câu cá' chứ không phải cho con cá...

PGS. TS. Trần Thành Nam, (Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu ...

Chính sách giáo dục nào có hiệu lực từ tháng 1/2023?

Chính sách giáo dục nào có hiệu lực từ tháng 1/2023?

Tăng thu nhập cho giáo viên tại TP. Hồ Chí Minh là một trong những chính sách giáo dục đáng chú ý có hiệu lực ...

(theo Vietnamnet)

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động