![]() |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương rà soát kỹ các nhiệm vụ quản lý giáo dục. (Ảnh: Thu Phương) |
Tại Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp, điều động, biệt phái và phát triển đội ngũ nhà giáo khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Trước đó, ngày 7/4, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó Bộ GD&ĐT được giao xây dựng hướng dẫn cụ thể, nhằm bảo đảm hoạt động giáo dục diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn hay suy giảm chất lượng trong quá trình chuyển đổi.
Theo công văn, các địa phương cần rà soát kỹ các nhiệm vụ quản lý giáo dục. Việc phân định cần rõ ràng giữa cấp tỉnh và cấp xã. Các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục phải bảo đảm thông suốt, ổn định. Tránh mọi tác động làm xáo trộn đến người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Bộ yêu cầu giao các nhiệm vụ chuyên môn như quản lý nhân sự, ngân sách, biên chế, vị trí việc làm cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ trì thực hiện, điều này nhằm bảo đảm tính thống nhất, tránh chia cắt, gián đoạn trong toàn hệ thống.
Việc tuyển dụng, điều động, biệt phái và phát triển đội ngũ giáo viên phải được thực hiện tập trung tại cấp tỉnh, đây là cách để xử lý hiệu quả tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ, đồng thời, giúp cân đối nhân lực trong toàn ngành.
Bộ cũng nhấn mạnh địa phương cần giao đầu mối quản lý giáo dục cho cấp có đủ năng lực. Năng lực ở đây bao gồm nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất. Nhiệm vụ chuyên môn phải giao cho Sở GD&ĐT. Nhiệm vụ hành chính, quản lý theo địa bàn có thể phân cho cấp xã, tuy nhiên, cần gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có như vậy mới nâng cao hiệu quả giáo dục tại chỗ.
Thực hiện theo Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, chính quyền cấp xã sẽ trực tiếp quản lý các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục vẫn giữ nguyên, không tổ chức lại, nhằm ổn định hệ thống và tránh xáo trộn không cần thiết.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện việc chuyển giao nhiệm vụ từ cấp huyện về cấp tỉnh hoặc cấp xã một cách hợp lý, không gây gián đoạn.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách mới. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, qua đó, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những vướng mắc, sai phạm nếu có.
![]()
| Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc Việc Bí thư Quảng Tây thăm Việt Nam trong ba năm liên tiếp đã thể hiện sự coi trọng của Quảng Tây đối với quan ... |
![]()
| Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ... |
![]()
| Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thứ trưởng mới Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh ... |
![]()
| Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo nhiều đơn vị Ngày 7/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ ... |
![]()
| Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 2 đại học quốc gia Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục đại học công lập do ... |