h |
Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng giám sát, giải trình về khoản thu tiền trường. |
Bộ GD&ĐT cho biết đối với học phí, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 81 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Theo Bộ GD&ĐT, nội dung dự thảo Nghị định theo hướng giữ ổn định học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm học 2023 - 2024 so với năm học 2021 - 2022.
Đối với học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập, lùi lộ trình học phí một năm so với lộ trình học phí quy định tại Nghị định 81; các quy định tại Nghị định số 81 về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tiếp tục thực hiện. Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được Chính phủ xem xét, quyết định.
Một nội dung quan trọng khác là Bộ GD&ĐT yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo nghiêm túc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu tiền trường. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục.
Văn bản nhấn mạnh tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học; chỉ đạo quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ theo đúng quy định.
Các cơ sở giáo dục phải công khai về cam kết chất lượng giáo dục - đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo quy định, phải chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu.
Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành có liên quan tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn.
Trong đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm, bảo đảm công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.
Thời gian qua, một số vụ lạm thu tại các trường học trên cả nước đã khiến dư luận xôn xao. Gần đây nhất là vụ việc năm học mới chưa đầy một tháng nhưng các khoản chi quỹ của lớp 1/2, trường Tiểu học Hồng Hà (Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đã hơn 260 triệu đồng. Tối 28/9, trường tiểu học này đã họp phụ huynh lớp 1/2 và hoàn trả gần 250 triệu đồng do lạm thu. Mỗi phụ huynh nhận lại hơn 9 triệu đồng.
Sau vụ việc này, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã ra văn bản nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định. Sở khẳng định sẽ xử lý nghiêm hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thu chi sai.
| Yêu cầu rà soát hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các trường Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu các sở GD&ĐT rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính ... |
| Bộ trưởng Giáo dục gửi thư thăm hỏi 2 cô giáo bị đất đá vùi lấp khi đi dạy về Trong bức thư gửi tới thầy trò hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ... |
| Thay đổi quan niệm về sự thành công giúp đứa trẻ hạnh phúc hơn Theo PGS. TS. Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc thay đổi quan niệm ... |
| Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chính thức thành ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Ngày 4/10, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc chuyển Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành ... |
| TS. MC Trịnh Lê Anh: Ứng xử trực tuyến, cần đặt câu hỏi đã có trách nhiệm và đúng đạo đức? TS. MC Trịnh Lê Anh (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi thực hiện ứng xử trực tuyến, hãy ... |