Vitamin C có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành tóc bạc sớm. (Nguồn: NDVT) |
Vitamin B12
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình trao đổi chất, sản xuất DNA và cung cấp năng lượng tổng thể cho cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin B12 được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tóc bạc sớm.
Để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng vitamin B12 cần thiết, nên bổ sung các thực phẩm như thịt, sữa, ngũ cốc, rong biển, hàu, phô mai, cá...
Vitamin B9
Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các protein mới, bao gồm keratin và melanin. Nó có vai trò quan trọng với sự phát triển và chức năng của các tế bào trong cơ thể.
Thiếu vitamin B9 làm giảm sản xuất melanin và góp phần gây ra tình trạng tóc bạc sớm.
Cần bổ sung vitamin B9 qua thực phẩm như rau bina, súp lơ, đậu lăng, trái cây họ cam quýt, bơ, hạt hướng dương và cà rốt.
Vitamin B7
Vitamin B7 hay biotin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc. Thiếu hụt biotin có thể gây rụng tóc, tóc bạc sớm, mỏng, yếu. Bổ sung biotin qua các thực phẩm như hạt óc chó, hạnh nhân, cà rốt, cá, rau bina...
Vitamin B6
Vitamin B6 (pyridoxine) đóng vai trò không thể thiếu trong việc chuyển hóa protein. Khi protein được xử lý đúng cách, các nang lông có đủ axit amin để sản xuất melanin và keratin - hai thành phần quan trọng của lông, giúp tóc mọc nhanh và đen bóng.
Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm hạt hướng dương, cá, bơ, chuối, mận...
Vitamin B5
Vitamin B5 là yếu tố quan trọng trong việc giữ màu tóc. Thiếu hụt vitamin này gây tóc bạc sớm. Vitamin B5 có nhiều trong các thực phẩm như trứng, bơ, khoai lang, thịt bò, dầu cá...
Vitamin C
Vitamin C có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do, giảm tổn thương oxy hóa, bảo vệ tế bào hắc tố, giảm nguy cơ hình thành tóc bạc.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi... giúp cải thiện tình trạng tóc bạc hiệu quả.