Bộ trưởng Giáo dục và nghiên cứu Đức Bettina Stark-Watzinger (ảnh) cảnh báo nguy cơ về gián điệp khoa học từ Trung Quốc - Ảnh: Bà Stark-Watzinger thăm phòng thí nghiệm của BioNTech tại Mainz, Đức ngày 27/7. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 29/7, phát biểu với tập đoàn truyền thông Bayern (Đức), bà Bettina Stark-Watzinger cho rằng, các tổ chức nghiên cứu và trường đại học cần có trách nhiệm bảo vệ chống lại hoạt động gián điệp của những người nhận học bổng được Bắc Kinh tài trợ.
Quan chức này nêu rõ: “Trong khoa học và nghiên cứu, Trung Quốc đang ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống”.
Tin liên quan |
Trung Quốc thử nghiệm thành công máy dò radar nhanh chóng xác định các dấu hiệu sự sống |
Đồng thời, bà hoan nghênh quyết định của Đại học Friedrich Alexander (FAU) Erlangen-Nürnberg – theo đó, từ ngày 1/6, đại học này không chấp nhận những người chỉ được Hội đồng Học bổng Trung Quốc (CSC) chu cấp cho các tài năng khoa học trẻ.
Theo bà Stark-Watzinger, đây là một công cụ chiến lược của Trung Quốc và sự trợ giúp của công cụ này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách công nghệ bằng cách thu thập kiến thức từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, bà cho rằng, những người này không thể hiện được đầy đủ quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do học thuật, quy định trong Luật Cơ bản (Hiến pháp) của Đức.
Bộ trưởng Stark-Watzinger đề nghị các tổ chức khác cũng nên xem xét lại mối quan hệ hợp tác với CSC sau quyết định của FAU, trong đó các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trung gian cần có trách nhiệm gắn liền với tự do học thuật.
Tuy nhiên, Hiệp hội trường đại học Đức lại nghĩ khác. Ông Hubert Detmer, Giám đốc điều hành thứ hai của tổ chức này, nêu rõ: "Quyết định tùy thuộc vào trường Đại học. Nếu có nghi ngờ cụ thể về hoạt động gián điệp, việc loại trừ như vậy có thể là cần thiết. Tuy nhiên, tôi cho là có vấn đề với một lệnh cấm hoàn toàn".
Giữa tháng 7 này, Đức đã công bố một văn bản chiến lược dài 64 trang về cách ứng xử với Trung Quốc, trong đó bao gồm các vấn đề hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt về tài liệu nêu trên.
| Nói Trung Quốc đang thay đổi, Đức chọn cách giảm phụ thuộc chứ không tách rời Ngày 13/7, chính phủ Đức công bố tài liệu chiến lược dài 40 trang, trong đó nhấn mạnh giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. |
| Cách tiếp cận mới của Đức về Trung Quốc Tuần trước, chính phủ Đức công bố Chiến lược mới về Trung Quốc, tài liệu đã được quan chức và giới học giả trông đợi ... |
| Đức 'ráo riết' thúc đẩy sản xuất chip, sẵn sàng chi tiền hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ xây nhà máy ở Magdeburg Ngày 24/7, hãng Bloomberg đưa tin, Đức có kế hoạch chi 20 tỷ Euro (22,19 tỷ USD) để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ... |
| IMF: Đức là nền kinh tế duy nhất trong G7 có thể rơi vào suy thoái trong năm nay Ngày 25/7, trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng nhẹ dự báo tăng trưởng ... |
| Đức được duyệt kinh phí xây nhà ga LNG trên bờ đầu tiên, Czech 'đổ đầy' kho dự trữ mà không cần khí đốt từ Nga Ngày 27/7, Liên minh châu Âu (EU) đã “bật đèn xanh” cho phép Đức cung cấp 40 triệu Euro để xây dựng nhà ga khí ... |