Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

“Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024. Hội nghị do Bộ Y tế đồng chủ trì cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo với sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, đại diện Unilever Việt Nam, các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí tại Trung ương và địa phương.

Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này do Việt Nam đề xuất. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ động tổ chức và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh hàng năm. Nhân ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra thông điệp: “Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”.

Phát biểu Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã nhấn mạnh: “COVID-19 sẽ là một lời cảnh tỉnh đối với toàn thế giới; hệ thống y tế bị đẩy đến giới hạn; kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an sinh, an ninh xã hội không được bảo đảm, đời sống người dân bị đảo lộn. Cuộc khủng hoảng tạm thời đã qua, nhưng bài học kinh nghiệm vẫn luôn còn đó. Quán triệt quan điểm thực hiện hiệu quả việc phòng bệnh từ sớm, từ xa; tuyệt đối không chủ quan, lơ là và luôn cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh, trong đó có cả tình huống có thể xảy ra của đại dịch”.

Toàn cảnh hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024
Toàn cảnh hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế gửi cảm ơn sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban ngành, địa phương và sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của bạn bè quốc tế, sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức nước ngoài và đặc biệt là sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tham gia tích cực của cộng đồng xã hội và Nhân dân cả nước trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong thời gian qua.

Với cách thức và hình thái lây truyền đa dạng, tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, các bệnh truyền nhiễm nói chung luôn diễn biến khó lường, khó dự báo. Bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng làm cho các đợt bùng phát dịch bệnh ngày càng gia tăng và nguy cơ xảy ra đại dịch luôn hiện hữu. Năm 2024, các đợt bùng phát dịch bệnh Mpox, dịch tả, bại liệt, Marburg… vẫn xảy ra tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới là sự cảnh báo rằng các bệnh truyền nhiễm luôn là mối nguy hiểm hiện hữu đối với mọi quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại sự kiện
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại sự kiện

Tại Việt Nam, trong năm 2024 tình hình các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát; các bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét giảm mạnh so với năm 2023; không ghi nhận các trường hợp bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm nhóm A (Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9) xâm nhập vào Việt Nam. Năm 2024 xảy ra cơn bão Yagi lớn nhất từ trước đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng, chủ động nên các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau thiên tai, bão lũ được kiểm soát tốt, không để xảy ra các ổ dịch lớn tại các địa bàn bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, năm 2024, trên phạm vi toàn quốc, một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng cao như sởi, ho gà, dại, một số bệnh như sốt xuất huyết, bạch hầu tăng cao cục bộ tại một số địa phương.

Để phòng bệnh từ sớm, từ xa, để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chủ động, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức quốc tế và cộng đồng xã hội khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về y tế dự phòng, y tế cơ sở và phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo việc chủ động tổ chức triển khai sớm, hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2025 và nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng; đồng thời chỉ đạo việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm, chuẩn bị các phương án ứng phó với các tình huống xảy ra của dịch bệnh; đảm bảo nguồn lực, kinh phí tổ chức thực hiện và huy động các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị xã hội chủ động tham gia công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Không chỉ phối hợp cùng các cơ quan nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy hiệu quả của công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh. Điển hình như chương trình hợp tác chiến lược “Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững” giai đoạn 2023 - 2028 giữa Bộ Y tế cùng Unilever Việt Nam nhằm góp phần tiếp tục nâng cao nhận thức và điều kiện vệ sinh, sức khỏe cho người dân, xây dựng môi trường y tế bền vững tại Việt Nam.

Trong năm qua, chiến dịch “Chuyến xe sạch khuẩn” do Lifebuoy khởi xướng kết hợp với Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam đã mang đến những buổi tư vấn y tế chuyên nghiệp, khám chữa bệnh miễn phí và các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh cá nhân cho hàng ngàn người dân trên hơn 30 tỉnh thành. Với sự tham gia của các chuyên gia y tế, chiến dịch không chỉ cung cấp kiến thức phòng chống bệnh tật mà còn mang lại giải pháp thực tiễn, giúp cải thiện sức khỏe cho người dân Việt Nam. Những nỗ lực này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Unilever và Lifebuoy trong việc đồng hành cùng Chính phủ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bà Lê Thị Hồng Nhi, Phó tổng giám đốc Truyền thông, đối ngoại và phát triển bền vững, Unilever Việt Nam chia sẻ: “Đối với Unilever, ngoài cung cấp các sản phẩm thì việc nâng cao ý thức cộng đồng về vệ sinh phòng dịch luôn luôn là một sứ mệnh đi kèm với hoạt động kinh doanh. Chúng tôi rất hy vọng thời gian tới sẽ có thể tiếp tục hỗ trợ hiệu quả cho các Cục, Vụ, Viện và thậm chí ứng dụng những công nghệ tiên tiến như dự báo, cảnh báo dịch bệnh hay công cụ về trí tuệ nhân tạo để đưa những thông tin chính xác hơn và lan tỏa mạnh hơn những thông điệp về dự phòng này.”

Bà Lê Thị Hồng Nhi, Phó Tổng giám đốc Truyền thông, đối ngoại và phát triển bền vững, Unilever Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Phó Tổng giám đốc Truyền thông, đối ngoại và phát triển bền vững, Unilever Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Ngành Y tế mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ban, ngành, địa phương, sự đóng góp, hỗ trợ của bạn bè quốc tế và sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng xã hội và Nhân dân cả nước.

Nhằm chung tay xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh hơn, người dân cần nâng cao ý thức và chủ động các biện pháp phòng bệnh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn, dinh dưỡng đầy đủ, thực hiện lối sống lành mạnh để phòng, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.

Với sứ mệnh đồng hành vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn, Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024 có sự phối hợp tổ chức của công ty Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy.

THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2024

- Toàn dân, toàn xã hội cùng tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác - Chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa;

- Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội;

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm;

- Ăn chín, uống sôi, an toàn thực phẩm để phòng, chống dịch bệnh;

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nơi ở, nơi sinh hoạt và làm việc để ngăn ngừa các mầm bệnh truyền nhiễm phát triển;

- Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để dự phòng bệnh truyền nhiễm lây lan và hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng, tử vong;

- Quan hệ tình dục an toàn để phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục;

- Thực hiện lối sống khoa học, dinh dưỡng đầy đủ, tập luyện thường xuyên để tăng cường sức đề kháng;

- Không tiếp xúc động vật ốm, chết và không sử dụng thực phẩm không an toàn;

- Phòng, chống bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân: giữ ấm cơ thể bảo vệ sức khoẻ;

- Không tự ý mua, sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh;

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời;

- Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng, tại các địa điểm tập trung đông người.

- Để phòng bệnh sởi, hãy đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch.

- Vaccine sởi là vaccine an toàn, thường chỉ có phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, nổi ban; sẽ tự khỏi sau vài ngày.

- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu có biểu hiện khác thường như sốt cao > 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở hay bú kém, bỏ bú sau khi tiêm chủng.

- Khi bị chó, mèo cắn cần xử lý vết thương đúng cách và đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, hướng dẫn tiêm phòng dại.

- Khi bị chó, mèo cắn; tuyệt đối không tự chữa trị, không nhờ thầy lang chữa bệnh.

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung ...

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ ...

Nga phát triển vacccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân

Nga phát triển vacccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân

Những người bệnh ung thư sẽ được sử dụng loại vaccine có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u và nguy cơ ...

Đọc thêm

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Baoquocte.vn. Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan và Ba Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư sang ...
Iran bắt giữ một nhà báo Italy, không rõ lý do nhưng đã lộ 'chiêu cũ'?

Iran bắt giữ một nhà báo Italy, không rõ lý do nhưng đã lộ 'chiêu cũ'?

Iran đã sử dụng các tù nhân có quan hệ với phương Tây làm con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với thế giới.
Ông Trump nói một đằng, ông Biden làm một nẻo về Ukraine, Nga khẳng định Mỹ cản trở hòa bình

Ông Trump nói một đằng, ông Biden làm một nẻo về Ukraine, Nga khẳng định Mỹ cản trở hòa bình

Trong bối cảnh Nga tăng cường tấn công Ukraine bằng tên lửa và UAV, Mỹ liên tục trao đổi với Ukraine về việc tăng tốc viện trợ quân sự.
Diễn viên Minh Hằng xinh đẹp, gợi cảm tuổi 37

Diễn viên Minh Hằng xinh đẹp, gợi cảm tuổi 37

Ở tuổi 37, diễn viên Minh Hằng cho hay, bản thân cô cảm thấy hạnh phúc, hài lòng về những gì đang có.
Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 28/12. Lịch âm 28/12/2024? Âm lịch hôm nay 28/12. Lịch vạn niên 28/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Khi tài khoản mạng xã hội không còn ẩn danh...

Nâng cao trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội là vô cùng cần thiết, đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, an toàn và có trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh: Học sinh được nghỉ Tết dương lịch 2025 mấy ngày?

TP. Hồ Chí Minh: Học sinh được nghỉ Tết dương lịch 2025 mấy ngày?

Hơn 1,7 triệu học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ được nghỉ Tết dương lịch năm 2025 vào thứ 4, ngày 1/1/2025. Thời gian nghỉ là 1 ngày.
ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

Trong năm 2024 ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước.
Hạ Long: Xây dựng Thành phố Học tập hướng tới phát triển bền vững

Hạ Long: Xây dựng Thành phố Học tập hướng tới phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long nỗ lực đóng góp tích cực vào các ưu tiên toàn cầu của UNESCO về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước.
Cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo bán dẫn, tránh 'trăm hoa đua nở'

Cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo bán dẫn, tránh 'trăm hoa đua nở'

Trong bối cảnh mở nhóm ngành bán dẫn hiện nay ở nước ta, rất cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo, tránh tình trạng 'trăm hoa đua nở'.
Nhiều dấu ấn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội; Đời sống người lao động có sự cải thiện

Nhiều dấu ấn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội; Đời sống người lao động có sự cải thiện

Sáng 27/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Thông tư 35/2024/TT-BGTVT đã có nội dung quy định về nội dung chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025.
Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Giũ chăn, trải chăn đúng cách và dùng chai nước nóng, bạn có thể giữ ấm chăn trong mùa Đông mà không cần sử dụng điện.
Những em bé Khâm Thiên năm ấy và tình người trên vùng đất cháy

Những em bé Khâm Thiên năm ấy và tình người trên vùng đất cháy

Đã 52 năm trôi qua, 'vết sẹo' Khâm Thiên vẫn còn âm ỉ trái tim của những cô bé, cậu bé thời ấy rồi theo họ trưởng thành...
Những trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Những trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về dung về các trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Điều kiện hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025

Điều kiện hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025

Để được hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025 thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Phiên bản di động